Khoa học tự nhiên 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất | Giải KHTN 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất
Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất | Giải KHTN 7
Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất
A/ Câu hỏi đầu bài
Mở đầu trang 32 Bài 5 Khoa học tự nhiên 7: Hàng chục triệu chất hóa học đã biết được phân loại như thế nào để dễ nghiên cứu và sử dụng?
Lời giải:
Để dễ dàng nghiên cứu và sử dụng các chất hóa học thì các chất hóa học được phân loại thành đơn chất và hợp chất:
– Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Đơn chất được phân loại thành kim loại, phi kim, khí hiếm.
– Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Hợp chất gồm hai loại lớn là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Đơn chất và hợp chất
Giải KHTN 7 trang 32
Hoạt động trang 32 Khoa học tự nhiên 7: Phân loại chất
Mô hình hạt của đồng ở thể rắn, khí oxygen, khí hiếm helium, khí carbon dioxide và muối ăn ở thể rắn được biểu diễn trong Hình 5.1.
Lưu ý: Nguyên tử được biểu diễn bằng các quả cầu. Các nguyên tử cùng màu thuộc cùng một nguyên tố hóa học, các nguyên tử khác màu thuộc các nguyên tố hóa học khác nhau.
Quan sát các mô hình trong Hình 5.1, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau:
Dựa vào thành phần nguyên tố, em hãy phân loại các chất trên thành hai loại: chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học và chất được nên từ hai nguyên tố hóa học.
Lời giải:
– Chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học: đồng, khí oxygen, khí hiếm helium. (được tạo nên từ các quả cầu cùng màu)
– Chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học: khí carbon dioxide, muối ăn (được tạo nên từ các quả cầu khác màu)
1. Đơn chất
Giải KHTN 7 trang 33
Câu hỏi trang 33 Khoa học tự nhiên 7: Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong Hình 5.2 là ví dụ về ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon.
Em hãy kể ra các ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết.
Lời giải:
– Đồng: lõi dây điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc, đồ trang trí nội thất bằng đồng, …
– Hydrogen: làm nhiên liệu cho động cơ xe, tên lửa, bơm khinh khí cầu, bóng thám không; dùng trong đèn xì oxygen – hydrogen, là nguyên liệu sản xuất NH3, HCl và nhiều hợp chất hữu cơ, …
– Carbon: chế tạo ruột bút chì, điện cực, đồ trang sức, mũi khoan kim cương, than đốt, …
2. Hợp chất
Giải KHTN 7 trang 34
Câu hỏi 1 trang 34 Khoa học tự nhiên 7: Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy.
Lời giải:
|
Đơn chất oxygen |
Hợp chất carbon dioxide |
Thành phần nguyên tố |
Một nguyên tố là O |
Hai nguyên tố là: C và O |
Sự cháy |
Duy trì sự cháy |
Không duy trì sự cháy |
Sự sống |
Duy trì sự sống |
Không duy trì sự sống |
Câu hỏi 2 trang 34 Khoa học tự nhiên 7: Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích.
Lời giải:
Dự đoán: số lượng của các đơn chất ít hơn số lượng của các hợp chất. Vì:
+ Đơn chất chỉ được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học mà hiện nay chỉ có 118 nguyên tố hóa học.
+ Hợp chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học. Hiện nay, con người đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau.
Như vậy số lượng hợp chất lớn hơn rất nhiều so với số lượng đơn chất do sự phong phú về số lượng nguyên tố, thành phần nguyên tử và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất.
II. Phân tử
2. Khối lượng phân tử
Giải KHTN 7 trang 35
Câu hỏi trang 35 Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong Hình 5.3a và Hình 5.3b.
Lời giải:
– Phân tử nitrogen (N2) được tạo bởi hai nguyên tử nitrogen (N)
⇒ Khối lượng phân tử của nitrogen bằng 2.14 = 28 (amu).
– Phân tử methane (CH4) được tạo bởi 1 nguyên tử carbon (C) và 4 nguyên tử hydrogen (H)
⇒ Khối lượng phân tử của methane bằng 12 + 4.1 = 16 (amu)
Em có thể trang 35 Khoa học tự nhiên 7: Giải thích được sự lan tỏa của chất (mùi, màu sắc, …)
Lời giải:
Chúng ta cảm nhận được mùi thơm của nhiều loại hoa, quả chín là do các phân tử chất có trong hoa, quả chín tách ra, lan tỏa vào không khí, tác động lên khứu giác của con người.
Ví dụ:
– Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm do các phân tử nước hoa hoặc tinh dầu đã tách ra, lan tỏa vào không khí.
– Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô do các phân tử nước tách ra, lan tỏa vào không khí.
Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học
Bài 8: Tốc độ chuyển động
Bài 9: Đo tốc độ
Bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Nguyên tử | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 6 Kết nối tri thức: Giới thiệu về liên kết hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 7 Kết nối tri thức: Hóa trị và công thức hóa học | Giải KHTN 7