Học TậpKHTN 6 Kết nối tri thứcLớp 6

KHTN 6 Bài 16 Kết nối tri thức: Hỗn hợp các chất | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Hỗn hợp các chất

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 16 Kết nối tri thức: Hỗn hợp các chất | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Bài 16: Hỗn hợp các chất

Câu hỏi mở đầu trang 56 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?

Trả lời:

Nước biển chứa các chất muối hòa tan làm cho nó có vị mặn. Đó là những loại chất hòa tan chủ yêu là natri clorua ,kali nitrat và bicarbonate. Muối được lắng đọng trong đại dương thông qua nhiều cách khác nhau từ hàng tỷ năm trước. Muối được tích lũy đều đặn cho đến khi nước biển gần như bão hòa với hàm lượng muối.

Câu hỏi trang 56 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không?

Trả lời: Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu nước cam nhạt dần, và vị cũng nhạt dần.Từ đó ta thấy được tính chất hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các chất trong hỗn hợp đó.

2. Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

Trả lời: Một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

– Chất tinh khiết: nước cất, bạc,vàng, oxygen,…

– Hỗn hợp: gang, thép, không khí, nước chanh,…

Câu hỏi trang 57 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?

Trả lời: Khi hòa tan đường vào nước ,đường không bị biến đổi thành chất khác

2. Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

Trả lời: Dung môi trong các trường hợp đó là nước

 Các chất tan là muối, acetic acid, đường hóa học, …

3. Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất, không đồng nhất?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Trả lời:

 Hỗn hợp đồng nhất:nước cất tiêm, nước đường

 Hỗn hợp không đồng nhất: nước cam

Hoạt động 1 trang 57 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Thực hiện ở nhà (trước bài học)

Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không?

Chuẩn bị: 1 cốc, 1 thìa, muối ăn, nước

Tiến hành: Pha 3-5 thìa nhỏ muối ăn vào cốc đựng 20ml nước ấm, khuấy đều.Nếm thử vị dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên lửa đến khi nước bay hơi hết.Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa.

Em hãy: nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu.

Trả lời:

Dung dịch thu được có vị mặn

– Khi cô cạn, chất rắn thu được có màu trắng, vị mặn là muối ăn ban đầu

Câu hỏi trang 57 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có tạo thành huyền phù không?

Trả lời: Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì không tạo thành huyền phù. Vì huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.

2. Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

Trả lời: Một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

Nhũ tương: sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khí được khấy trộn),…

Huyền phù: nước phù sa, nước bột màu, nước bùn,…

Hoạt động 2 trang 57 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Phân biệt huyền phù với dung dịch

Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây

Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứu hai.Khuấy đều hai cốc.Để yên 2-3 phút.

Quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không?Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?

Trả lời: Nước đường và nước bột sắn dây không cùng trong suốt, nước đường thì trong suốt, tuy nhiên nước sắn dây có màu trắng đục. Do đó cố nước đường là dung dịch, cốc nước sắn dây là huyền phù.

2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?

Trả lời: Sau 30 phút ta thấy:

– Cốc nước đường không hiện tượng

– Cốc nước sắn dây thấy có bột sắn lắng xuống đáy cốc

Hoạt động 3 trang 58 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Sự hòa tan của một số chất rắn

Chuẩn bị: 3 ống nghiệm, thìa, muối ăn, đường, bột đá vôi, nước

Tiến hành:

– Rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 ml) vào 3 ống nghiệm.

– Thêm vào mỗi ống nghiệm 1 thìa chất rắn lần lượt là muối ăn, đường và bột đá vôi (mỗi thìa khoảng 1 gam) và lắc đều ống nghiệm khoảng1-2 phút. Quan sát.

Quan sát và trả lời câu hỏi:

1.Trong số các chất đã dùng, chất nào đã tan, chất nào không tan trong nước?

Trả lời:

– Chất tan trong nước: muối ăn,đường

– Chất không tan trong nước: đá vôi

2. Không làm thí nghiệm, hãy dự đoán bột mì, bột gạo có tan trong nước không.

Trả lời: Dự đoán bột mì và bột gạo không tan trong nước

Câu hỏi trang 59 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay nước lạnh? Vì sao?

Trả lời: Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng. Vì các chắn rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, do khi nhiệt độ cao, các phân tử muối và nước chuyển động nhanh hơn, dẫn đến số lần va chạm tăng nên chất rắn được hòa tan đều trong nước.

 

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức

5/5 - (5 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button