KHTN 6 Bài 8 Kết nối tri thức: Đo nhiệt độ | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Đo nhiệt độ
Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 8 Kết nối tri thức: Đo nhiệt độ | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6
Câu hỏi trang 24 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào?. Từ đó rút ra kết luận về cảm giác nóng lạnh của tay.
Trả lời:
– Cảm nhận về độ “nóng”, “lạnh” ở các ngón tay khi nhúng vào cốc nước nguội khác nhau. Ngón tay trái sẽ có cảm giác nóng, ngón tay phải có cảm giác lạnh hơn.
– Rút ra kết luận về cảm giác nóng lạnh của tay là: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật.
Câu 1 trang 25 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống.
Trả lời:
Chúng ta cần phải ước lượng nhiệt độ ngoài trời để mặc quần áo cho hợp lí.
Nếu ước lượng nhiệt độ ngoài trời là 300C, chúng ta chỉ cần mặc áo sơ mi; còn ước lượng nhiệt độ ngoài trời là 250C, chúng ta có thể khoác thêm một chiếc áo len.
Câu 2 trang 25 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì?
Trả lời:
– Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng được nhiệt độ của nước trong cốc.
– Việc ước lượng này giúp ta không uống phải nước nóng.
Câu 3 trang 25 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Trong các nhiệt độ sau: 00C, 50C, 36,50C, 3230C , hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi hiện tượng, quá trình trong hình 8.2
Trả lời:
a) Nước chanh đá: 50C
b) Chì nóng chảy: 3230C
c) Đo thân nhiệt: 36,50C
d) Nước đá: 00C
Câu hỏi trang 26 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Chỉ ra các theo tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây:
a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo.
b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.
c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.
Trả lời:
Các theo tác sai khi dùng nhiệt kế :
b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.
=> Sửa lại: Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo, đọc luôn kết quả đo.
c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.
=> Sửa lại: Khi đọc kết quả không được cầm vào bầu nhiệt kế.
Câu hỏi trang 27 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Xác định được nhiệt độ của đối tượng cần đo bằng nhiệt kế
Cách đo nhiệt độ cơ thể em và bạn em theo các bước sau:
– Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể em.
– Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
– Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
– Bước 4: Thực hiện phép đo.
– Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 9: Sự đa dạng của chất
Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
Bài 11: Oxygen. Không khí
Bài 12: Một số vật liệu
Bài 13: Một số nguyên liệu
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức
- Lập kế hoạch các công việc em mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí
- Tại sao khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau
- Phơi quần áo ở nơi có nắng hoặc gió thì quần áo khô nhanh hơn
- Nêu được ý nghĩa của việc trồng rừng và bảo vệ rừng
- Hãy cho biết người ta bảo quản thịt tươi và thịt nấu chín
- Biết tận dụng những lợi ích của cây xanh để chăm sóc sức khỏe