Tử tù Lê Văn Mạnh là ai? Vụ án tử tù Lê Văn Mạnh

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tử tù Lê Văn Mạnh là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Tử tù Lê Văn Mạnh là ai?

Tử tù Lê Văn Mạnh là người bị tuyên án tử hình vì tội “giết người và hiếp dâm trẻ em”.

Vụ án tử tù Lê Văn Mạnh

Theo cáo trạng số 81/KSND-P1 của Viện KSND tỉnh Thanh Hóa ngày 4.7.2005, vào khoảng 17 giờ ngày 21.3.2005, trong lúc đi tìm trâu ở bờ sông cầu Chày (thuộc thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định), Lê Văn Mạnh thấy cháu Hoàng Thị Loan (SN 1991), ngụ cùng thôn đang đi vệ sinh, nên đã nảy sinh ý định hiếp dâm cháu Loan.

Sau đó, Mạnh lén lút lại gần, bịt miệng, vật cháu Loan xuống đất thực hiện hành vi hiếp dâm cháu Loan. Do cháu Loan chống cự, nên Mạnh đã túm tóc, đập đầu Loan nhiều lần xuống đất làm cháu bị ngất, nằm bất động.

Sau đó, Mạnh mang xác cháu Loan lội qua sông cầu Chày bỏ vào bụi cây rậm rạp ở bờ sông thuộc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) nhằm dấu xác. Tại đây, Mạnh đã xé quần, áo của của cháu Loan làm dây quấn thắt vào cổ nạn nhân nhằm để mọi người nghĩ rằng cháu Loan tự buộc cổ mình tự sát; Mạnh còn dùng đất sét nhét vào âm hộ nạn nhân để che đậy hành vi hiếp dâm của mình. Thực hiện xong hành vi phạm tội, Mạnh về nhà nhà tắm rửa, thay quần áo.

Tử tù Lê Văn Mạnh là ai?
Tử tù Lê Văn Mạnh là ai?

Tối cùng ngày, không thấy con gái về, nên ông Hoàng Văn Hồng (bố cháu Loan) đã cùng người nhà tổ chức đi tìm con nhưng không thấy. Đến trưa ngày 22.3.2005, người dân phát hiện xác cháu Loan ở bờ sông cầu Chày, phía bên xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân. Cách đó khoảng 120m có một chiếc quần cạp chun nền trắng sọc đỏ. Kết quả giám định pháp y ngày 30.3.2005 cho thấy cháu Loan “chết ngạt do thắt cổ, trên nạn nhân có bị ngạt nước, có bị hiếp dâm”.

Cũng theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thanh Hóa thì trước đó, vào ngày 7.3.2003, khi đang làm ăn ở miền Nam, Lê Văn Mạnh đã cùng với Bùi Ngọc Du (người cùng quê) cướp một chiếc xe máy, 16 triệu đồng cùng các giấy tờ cá nhân của anh Trương Hữu Lắm (ở TP.HCM) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Sau khi gây án, Du bị bắt và bị tuyên phạt 11 năm tù. Còn Mạnh bỏ trốn về quê và bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố bị can, phát lệnh truy nã.

Ngày 20.4.2005, Mạnh bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ tại nhà riêng theo lệnh bắt tạm giam của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai về tội “cướp tài sản”.

Tiếp đó, ngày 24.4.2005, cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố bị can đối với Lê Văn Mạnh về tội “giết người, hiếp dâm trẻ em”.

Hai vụ án trên sau đó được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định nhập lại, chuyển Viện KSND tỉnh Thanh Hóa truy tố bị cáo Lê Văn Mạnh về các tội “giết người; hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản”.

Ngày 16.10.2015, gia đình Mạnh được TAND tỉnh Thanh Hóa thông báo việc thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh để gia đình biết, làm đơn nhận tử thi đưa về an táng. Thời hạn cuối cùng nhận đơn là ngày 26.10.2015. Ngay sau khi nhận được thông báo này, gia đình mạnh đã ra Hà Nội kêu oan.

Tội án từ một lá thư nhận tội

Đáng chú ý là sau khi bị bắt vì tội “cướp tài sản” thì tội danh “giết người hiếp dâm trẻ em” của tử tù Lê Văn Mạnh bất ngờ được phát hiện sau khi phạm nhân Lê Văn Dũng báo cáo về bức thư mà Lê Văn Mạnh gửi về gia đình thú tội, nhờ bố mẹ sang nhà nạn nhân để xin cho Mạnh.

Trong kháng nghị giám đốc thẩm, Viện KSND Tối cao chỉ rõ tại sao cơ quan điều tra không hỏi bị cáo về bức thư này.

Tại phiên tòa, bị cáo khai do bị Nguyễn Kế Hiền ép phải viết và nhờ Hiền chuyển cho gia đình, nhưng cơ quan điều tra, Viện KSND không hỏi rõ Hiền có ép Mạnh viết thư hay không? Mạnh nhờ phạm nhân Hiền hay phạm nhân Dũng chuyển thư ra ngoài?

Tại bản kháng nghị giám đốc thẩm số 12/QĐ-VKSTC-V3 ngày 23.4.2007, Viện KSND tối cao cho rằng, vụ án này bị cáo Lê Văn Mạnh bị bắt theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Đồng Nai về tội “cướp tài sản” và chiếc quần sọoc Mạnh vất ở hiện trường. Sau này chiếc quần sọoc mất giá trị chứng cứ buộc tội với Mạnh vì Mạnh khai khi mò tìm cháu Loan ở sông, một số người chê quần rách, nên Mạnh đã cởi vứt đi.

Trong khi bị giam giữ Mạnh đã nhận tội “giết người và hiếp dâm trẻ em” nên chứng cứ kết án Mạnh chủ yếu dựa vào lời khai nhận tội của Mạnh. Trong các lời khai có nhiều điểm mô tả chi tiết, phù hợp với hiện trường, tử thi. Tuy nhiên, quá trình điều tra vẫn còn một số thiếu sót, trong lời khai nhận tội của bị cáo còn có nhiều điểm mâu thuẫn và thiếu thống nhất, nhưng chưa được làm rõ.

Cụ thể, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra không xác định được hiện trường chính nơi xảy ra hành vi tấn công đầu tiên của Mạnh đối với cháu Loan. Hiện trường đó cách nhà dân, cách các lối đi bao nhiêu mét? Với hiện trường như vậy, thủ phạm có điều kiện thực hiện tội phạm không? Liệu những người xung quanh hiện trường có nghe được tiếng kêu của cháu Loan không?

Tử tù Lê Văn Mạnh kêu oan

Mạnh cho rằng tòa án chỉ căn cứ vào bức thư anh ta nhận là thủ phạm hiếp dâm, giết người trong khi nội dung là do bị bạn cùng buồng giam ép viết.

Hơn 10 năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Việt (xã Yên Thịnh, Yên Định, Thanh Hóa) liên tục gõ cửa các cơ quan chức năng kêu cứu vì cho rằng con trai Lê Văn Mạnh (33 tuổi) bị kết án oan.

Mạnh bị bắt ngày 20/4/2005 với cáo buộc hiếp dâm, sát hại nạn nhân Linh (14 tuổi), người cùng xã. Bản án hình sự sơ thẩm ngày 29/7/2008 của TAND tỉnh Thanh Hóa xác định, khoảng 17h ngày 21/3/2005, trong lúc đi tìm trâu ở bờ sông Cầu Chày (xã Yên Thịnh), Mạnh thấy bé Linh đang đi vệ sinh nên lén lút lại gần, bịt miệng khống chế rồi thực hiện hành vi hiếp dâm. Nạn nhân chống cự liền bị Mạnh hành hung.

Mạnh sau đó ôm xác nạn nhân lội qua sông Cầu Chày giấu vào bụi cây rậm ở bờ sông thuộc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Sợ bị phát giác, Mạnh xé quần áo của nạn nhân làm dây quấn quanh cổ nhằm tạo hiện trường giả một vụ thắt cổ tự vẫn.

Tối cùng ngày, không thấy con gái về, người nhà tổ chức đi tìm nhưng không thấy. Trưa hôm sau, người dân phát hiện xác bé Linh. Kết quả giám định pháp y xác định “nạn nhân chết ngạt do ngạt nước, có bị hiếp dâm”. Tại hiện trường, cơ quan điều tra thu nhận được chiếc quần sooc cạp chun nền trắng sọc đỏ được xác định là của Mạnh.

Ngày 20/4/2005, Mạnh bị bắt theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Đồng Nai do hành vi cướp tài sản và bỏ trốn (vụ án khác). Ngày 23/4/2005, Mạnh từ trong trại tạm giam gửi cho bố với nội dung nhận là thủ phạm gây án với bé Linh với nội dung: “Con đã nhận hết tội, nhờ bố sang xin lỗi gia đình cháu và bồi thường thiệt hại…”. Thư này bị nhà chức trách thu giữ, dùng làm căn cứ buộc tội.

Từ năm 2005 đến 2008, Mạnh đã bị 3 lần xét xử sơ thẩm, 3 lần phúc thẩm và một lần giám đốc thẩm. Trong tất cả phiên tòa, Mạnh đều phản cung, tố cáo bị điều tra viên và các bạn cùng phòng đánh bắt nhận tội. Mạnh cho rằng thời điểm xảy ra án mạng, anh ta đang đi làm giúp em gái Lê Thị Nhài nên có bằng chứng ngoại phạm. HĐXX căn cứ chủ yếu vào bức thư để khép tội trong khi thư là do bị 2 phạm nhân cùng buồng ép viết.

Trong bản kháng nghị giám đốc thẩm số 12 ngày 23/4/2007, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng cho rằng “cơ quan điều tra mắc nhiều thiếu sót, mâu thuẫn và chưa có cơ sở vững chắc để kết luận Lê Văn Mạnh phạm tội Giết người, Hiếp dâm trẻ em”.

Theo Viện, vật chứng duy nhất là chiếc quần sooc rách được Mạnh thay ra vứt bỏ gần hiện trường khi đi mò xác Linh được xác định mất giá trị chứng cứ buộc tội với Lê Văn Mạnh. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng chưa xác định cụ thể hiện trường gây án ở đâu; nạn nhân chết do nguyên nhân trực tiếp (chết ngạt, đánh đập hay hiếp dâm)… Tình tiết ai đánh đập, ai ép cung bị cáo cũng chưa được làm rõ.

Hơn một năm sau, trong hai phiên tòa của 2 cấp mở trong năm 2008, tòa án vẫn xác định Mạnh có tội, tiếp tục tuyên án tử hình.

Theo luật sư đại diện kêu oan cho Mạnh, trong các bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không có chứng cứ nào khác ngoài lời nhận tội của bị cáo, mà chính bị cáo phủ nhận toàn bộ tại phiên tòa. “Điều này đã vi phạm quy định tại khoản 2 điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị án làm chứng cứ duy nhất để kết tội”, luật sư trình bày trong đơn đề nghị hoãn thi hành án tử hình với Mạnh.Ngày 16/1/2015, trước thông báo của TAND tỉnh Thanh Hóa về việc thi hành án tử hình, gia đình bị cáo Mạnh tiếp tục gõ cửa các cơ quan chức năng kêu oan.

Ngày 26/10/2015, trả lời VnExpress, ông Đàm Cảnh Long (Phó trưởng phòng Giám đốc kiểm tra phụ trách thi hành án hình sự, TAND tỉnh Thanh Hóa) cho biết hiện Hội đồng thi hành án tử hình chưa họp để đưa ra quyết định về các vấn đề liên quan tử tù Lê Văn Mạnh.

Rà soát vụ án tử tù Lê Văn Mạnh

TAND tối cao cho biết liên ngành tư pháp trung ương đang tiến hành rà soát vụ án Lê Văn Mạnh (34 tuổi) – người đang đợi thi hành án tử hình tại trại tạm giam Cầu Cao, Công an tỉnh Thanh Hóa.

Bà Lê Thị Việt (mẹ tử tù Lê Văn Mạnh) cho biết thời gian qua, đoàn công tác của các cơ quan tư pháp đã về nhà bà và hiện trường nơi xảy ra vụ án tại Thanh Hóa để đo đạc, thu thập một số tài liệu liên quan đến vụ án.

Lãnh đạo TAND tối cao cho biết các cơ quan liên quan đang khẩn trương rà soát toàn bộ hồ sơ vụ án, đánh giá chứng cứ, những vấn đề còn mâu thuẫn trước khi có kết luận cuối cùng về việc Lê Văn Mạnh có bị oan sai hay không.

Tháng 3-2005, một vụ giết người và hiếp dâm xảy ra tại xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Nạn nhân là Hoàng Thị L. (sinh năm 1991).

Một tháng sau, Lê Văn Mạnh bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt về hành vi cướp tài sản. Sau đó từ trong tù, Mạnh viết thư gửi cho cha ruột với nội dung nhận tội giết và hiếp dâm L..

Trong 11 năm qua, vụ án Lê Văn Mạnh trải qua 7 phiên tòa và 1 lần giám đốc thẩm. Năm 2008, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội y án tử hình đối với Lê Văn Mạnh về hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, từ đó đến nay Mạnh có nhiều đơn kêu oan.

Ngày 16-10-2015, TAND tỉnh Thanh Hóa thông báo về việc thi hành án tử hình đối với Mạnh để gia đình bà Việt làm đơn nhận tử thi đưa về an táng.

Bà Việt ra Hà Nội nộp đơn kêu oan cho con. Sau đó, TAND tỉnh Thanh Hóa tạm hoãn thi hành án đối với Lê Văn Mạnh để xem xét lại vụ án.

TAND Tối cao đang xác minh đơn kêu oan của tử tù Lê Văn Mạnh

Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, hiện nay bị cáo Lê Văn Mạnh bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Hiếp dâm” trẻ em nhưng có đơn kêu oan.

Tòa án đã nhận được tổng số hơn 2 vạn đơn đơn thư các loại

Chiều 13/9, trình bày báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của TAND năm 2022, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết tình hình khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp đã được kiềm chế.

Các tòa án đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, triển khai các giải pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Các tòa án đã nhận được tổng số 20.663 đơn thư các loại; qua phân loại, số đơn mới đủ điều kiện thụ lý có 5.244 đơn/vụ đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; 3.911 đơn khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; 235 đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

Các đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu là trong lĩnh vực dân sự, thường là các vụ án tranh chấp về đất đai, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu khảo sát, định giá lại đất đang tranh chấp; yêu cầu trả lại đất do chính quyền quản lý qua các thời kỳ, thừa kế, tranh chấp về hợp đồng, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại…

Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến việc thực hiện thủ tục tố tụng trong hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như: khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện; thu thập tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của đương sự; không đồng ý với kết luận của bản án, quyết định…

Về công tác giải quyết đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và đầu nhiệm kỳ khóa XIV có mức hình phạt tù từ 20 năm, chung thân, tử hình, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình thông tin hiện nay có một trường hợp của bị cáo Lê Văn Mạnh bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Hiếp dâm” trẻ em xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa.

“Đây là vụ án phức tạp về đánh giá chứng cứ, Lê Văn Mạnh có đơn kêu oan. Hiện nay, Tổ công tác liên ngành Tư pháp Trung ương đang tiếp tục xác minh để báo cáo lãnh đạo liên ngành theo quy định”, ông Bình thông tin.

10 tháng qua có 30 công chức tòa án bị xử lý

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc, không để tồn đọng, kéo dài.

Các tòa án đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng trong việc kiểm tra, xác minh các đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý người vi phạm, nhất là đối với trường hợp là cán bộ lãnh đạo các tòa án địa phương.

Thông qua công tác giải quyết đơn thư, tòa án các cấp đã rút ra nhiều bài học, đặc biệt là trong công tác quản lý cán bộ, tăng cường kỷ luật công vụ và giáo dục, động viên cán bộ, công chức trong đơn vị thực hiện chức trách theo đúng các quy định và của TAND.

Trong 10 tháng qua, có 30 công chức tòa án bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó: 27 trường hợp bị xử lý kỷ luật về hành chính (khiển trách 21 trường hợp, cảnh cáo 2 trường hợp, buộc thôi việc 4 trường hợp); một trường hợp bị xử lý kỷ luật khiển trách về Đảng, chưa bị kỷ luật về hành chính; 2 trường hợp bị xử lý về hình sự.

Để siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ trong các TAND, Chánh án TAND Tối cao đã chỉ đạo các tòa án tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/2020 về tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ trong các TAND nhằm nâng cao chất lượng công tác, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là các chức danh tư pháp liêm chính, chuyên nghiệp; xây dựng tòa án trong sạch, vững mạnh.

Các tòa án cũng đã ban hành nhiều văn bản, quy định nhằm nâng cao chất lượng công tác, đề ra nhiều giải pháp chấn chỉnh những vi phạm, thiếu sót trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức; thực hiện nghiêm Quyết định số 120/2017 của Chánh án TAND Tối cao về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND và “Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán”.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tử tù Lê Văn Mạnh là ai. Mọi thông tin trong bài viết Tử tù Lê Văn Mạnh là ai? Vụ án tử tù Lê Văn Mạnh đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *