Lịch sử lớp 5 trang 21 Bài 9: Cách mạng mùa thu
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Lịch sử lớp 5 trang 21 Bài 9: Cách mạng mùa thu
Lịch sử lớp 5 trang 21 Bài 1: Tại sao ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta ?
Bạn đang xem: Lịch sử lớp 5 trang 21 Bài 9: Cách mạng mùa thu
Trả lời
Ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta bởi vì: Ngày 19/8/1945 là ngày nhân dân Hà Nội xuống đường biểu tình, mít tinh và đánh chiếm thành công cơ quan đầu não của địch giành lại chính quyền. Đó là tiền để, là động lực để nhân dân ở các khu vực khác đứng lên, mạnh mẽ đấu tranh giành chính quyền. Tiếp những ngày sau đó cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Từ đó ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta.
Lịch sử lớp 5 trang 21 Bài 2: Hãy sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương em
Trả lời
Sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên – Huế:
– Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, điều kiện khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi.
– Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Thừa Thiên Huế vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Hình thái khởi nghĩa hết sức phong phú, có nơi giành chính quyền ở xã, tổng rồi lên huyện; có nơi giành chính quyền ở huyện rồi về tổng, xã; có nơi vừa ở xã, vừa ở huyện.
+ Thành thị phối hợp với nông thôn, nông thôn hỗ trợ thành thị đã đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn.
– Ngày 23/8/1945, tại sân vận động Huế, trước hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế, Ủy ban Khởi nghĩa tiến vào lễ đài giữa tiếng hô vang dội. Ðồng chí Tố Hữu đọc diễn văn nêu rõ tầm vóc, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa và tuyên bố:
Từ nay chính quyền về tay nhân dân; đồng thời giới thiệu Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh do đồng chí Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
– Chiều 30/8/1945, lễ thoái vị của Bảo Ðại – vị vua của triều đại phong kiến cuối cùng đã được tổ chức tại Ngọ Môn. Bảo Ðại đọc thoái vị và trao cho đại diện chính phủ Quốc ấn bằng vàng và thanh gươm bằng vàng nạm ngọc tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến.
– Trên kỳ đài Huế, cùng với bản nhạc hùng tráng “Tiến quân ca”, lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời Huế tự do độc lập trong tiếng hô vang của người dân “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế kết thúc thắng lợi rực rỡ.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 5 hay, chi tiết khác:
Lịch sử lớp 5 trang 22, 23 Bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
Lịch sử lớp 5 trang 23 Bài 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
Lịch sử lớp 5 trang 25, 26, 27 Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Lịch sử lớp 5 trang 28, 29, 30 Bài 13: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”
Lịch sử lớp 5 trang 32 Bài 14: Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử lớp 5
- Lịch sử lớp 5 trang 64 Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
- Lịch sử lớp 5 trang 60, 61, 62 Bài 28: Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình
- Lịch sử lớp 5 trang 58, 59, 60 Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
- Lịch sử lớp 5 trang 56, 57 Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập
- Lịch sử lớp 5 trang 54, 55 Bài 25: Lễ kí Hiệp định Pa-ri
- Lịch sử lớp 5 trang 51, 52, 53 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
- Lịch sử lớp 5 trang 10, 11, 12 Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Lịch sử lớp 5 trang 13 Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
- Lịch sử lớp 5 trang 14, 15 Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Lịch sử lớp 5 trang 16, 17 Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Lịch sử lớp 5 trang 18, 19 Bài 8: Xô viết Nghệ – Tĩnh