Học TậpLớp 4Tiếng Việt lớp 4

Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị trang 110 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

I. Nhận xét

1. Hãy đọc mẩu chuyện sau:

Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư” vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai:

Bạn đang xem: Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị trang 110 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

– Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói:

– Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

– Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi:

– Cháu chào bác Hai ạ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

– Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm!

– Cháu cảm ơn bác nhiều.

Theo Thành Long

– Nhập cư: từ nơi khác đến ở (thường dùng với nghĩa “đến ở hẳn nước khác”

Hổng (tiếng Nam Bộ): không

 

 

2. Tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện trên

Gợi ý:

Con đọc kĩ mẩu chuyện để tìm những câu mục đích yêu cầu, đề nghị.

Trả lời:

Các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện là:

–    Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

–    Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

–    Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay, cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

 

3. Nhận xét về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa.

Gợi ý:

Con xem lại thái độ của Hùng và của Hoa và trả lời.

Trả lời:

– Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hùng: Nói trống không, tỏ vẻ xấc xược, thiếu lễ độ, thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, không biết kính trọng người lớn hơn mình.

– Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hoa: lễ phép, lịch sự.

 

4. Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?

Gợi ý:

Theo con, lịch sự khi yêu cầu, đề nghị được thể hiện như thế nào qua thái độ, cách xưng hô,..?

Trả lời:

Sự lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện ở chỗ:

–    Nói năng phải có lễ độ.

–    Cách xưng hô với người mình yêu cầu phải phù hợp.

–    Trong lời yêu cầu không thể thiếu các từ “làm ơn, giùm, giúp”.

II. Luyện tập

1. Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?

a. Cho mượn cái bút!

b. Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!

c. Lan ơi, cậu có thể cho tới mượn cái bút được không?

Gợi ý:

Con suy nghĩ xem cách nào thể hiện được lời yêu cầu đề nghị, lịch sự lại tôn trọng người bạn của mình.

Trả lời:

Có thể chọn cách c

 

2. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào?

a. Mấy giờ rồi?

b. Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?

c. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi!

d. Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!

Gợi ý:

Con chọn đáp án thể hiện sự kính trọng, lịch sự khi hỏi giờ người lớn tuổi.

Trả lời:

Có thể chọn một trong ba cách b, c, d.

 

3. So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không  giữ được phép lịch sự.

a. – Lan ơi, cho tớ về với!

– Cho đi nhờ một cái!

b. – Chiều nay, chị đón em nhé!

– Chiều nay, chị phải đón em đấy!

c. – Đừng có mà nói như thế!

– Theo tớ, cậu không nên nói như thế!

d. – Mở hộ cháu cái cửa!

– Bác mở giúp cháu cái cửa này với!

Gợi ý:

Con đọc kĩ từng câu và trả lời.

Trả lời:

a)  Câu “Lan ơi, cho tớ về với!” là câu nói lịch sự vì nó thể hiện cách xưng hô phù hợp, thân mật.

Câu “Cho đi nhờ một cái” là câu nói rất thiếu lịch sự, vì nói như ra lệnh, lại nói trống không, thiếu từ xưng hô.

b)  Câu “Chiều nay, chị đón em nhé!” là câu khiến có tính lịch sự thể hiện rõ sự khiêm tốn lễ độ của người yêu cầu.

Câu “Chiều nay, chị phải đón em nhé!” là câu thiếu lịch sự vì đã nói như ra lệnh, không phù hợp lời đề nghị của người dưới                    

c)  Câu “Theo tớ, cậu không nên nói như thế!” là câu lịch sự vì nó tỏ vẻ nhã nhặn, dễ nghe.

     Câu “Đừng có mà nói như thế!” là câu thiếu lịch sự vì nghe như lời nạt nộ, lời mệnh lệnh.  

d) Câu “Bác mở giúp cháu cái cửa này với!” là câu lịch sự vì nó thể hiện sự xưng hô đúng mực, thể hiện thái độ lễ phép.  

    Câu “Mở hộ cháu cái cửa!” là câu thiếu lịch sự vì nó như một lời ra lệnh, nói cộc lốc, thiếu từ xưng hô.  

 

4. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau: 

a. Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép

b. Em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm để chờ bố mẹ về

Gợi ý:

Con suy nghĩ để đặt câu sao cho phù hợp.

Trả lời:

a)  Em muốn xin tiền bố mẹ mua cuốn sổ ghi chép

Câu cần đặt:

– Thưa mẹ, mẹ cho con năm ngàn để con mua cuốn sổ ghi chép cần cho học tập.

– Bố ơi! Cho con xin một chút tiền để mua cuốn sổ ghi chép với ạ!

b)  Em đi học về, nhà chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ nhà hàng xóm                   

Câu cần đặt:

– Thưa bác Hai, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lát để chờ cha mẹ cháu về.

– Bác Hai ơi! Cho cháu ngồi nhờ nhờ bác một chút nhé ạ!

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button