Học TậpLớp 5Tiếng Việt lớp 5

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 18 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Câu 1

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân ?

a)   Người làm việc trong cơ quan nhà nước.

Bạn đang xem: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 18 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

b)   Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

c)   Người lao động chân tay làm công ăn lương.

Hướng dẫn giải:

Con đọc kĩ từng đáp án.

Lời giải:

Dòng b: “Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước” nêu đúng nghĩa của từ công dân.

Câu 2

Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm

a)  Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”.

b)   Công có nghĩa là “không thiên vị”.

c)   Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”.

Hướng dẫn giải:

Con đọc kĩ các từ và xếp vào nhóm thích hợp.

Lời giải:

a)  Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.

b)   Công có nghĩa là “không thiên vị”: công bằng, công lí, công minh, công tâm.

c)   Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”: công nhân, công nghiệp.

Câu 3

Tìm trong các từ cho dưới đây những từ đồng nghĩa với công dân: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng

Hướng dẫn giải:

Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

Lời giải:

Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.

Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.

Câu 4

Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Vì sao ?

Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…

Hướng dẫn giải:

Con thử thay từ công dân bằng một số từ đồng nghĩa với nó như nhân dân, dân chúng, dân xem có làm thay đổi ý nghĩa và sắc thái biểu cảm trong câu hay không?

Lời giải:

Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. 

Vì:

– Từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập.

– Còn các từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ mang nghĩa là con người của một nước nói chung.

– Hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 5

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button