Max Weber là ai? Max Weber sinh ra trong một gia đình theo đạo gì?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Max Weber là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Max Weber là ai?
Max Weber (1864 – 1920) là một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức, sống cùng một thời kỳ với Taylor và Fayol. Ông đã có những cống hiến kiệt xuất đối với lý luận quản lý cổ điển phương Tây.
Maximilian Karl Emil Weber là một nhà xã hội học, nhà sử học, nhà luật học và nhà kinh tế chính trị người Đức, người được coi là một trong những nhà lý thuyết quan trọng nhất về sự phát triển của xã hội phương Tây hiện đại. Ý tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến lý thuyết xã hội và nghiên cứu xã hội. Mặc dù được công nhận là một trong những cha đẻ của xã hội học, cùng với Auguste Comte và Émile Durkheim, Weber chưa bao giờ thừa nhận mình như một nhà xã hội học, mà là một nhà sử học.
Bạn đang xem: Max Weber là ai? Max Weber sinh ra trong một gia đình theo đạo gì?
Khác với Émile Durkheim, Weber không tin vào những lời giải thích đơn nguyên, thay vào đó đề xuất rằng đối với bất kỳ kết quả nào cũng có thể có nhiều nguyên nhân. Do đó, ông là người đề xướng phương pháp luận chống chủ nghĩa thực chứng, lập luận cho việc nghiên cứu hành động xã hội thông qua các phương pháp diễn giải (chứ không phải theo chủ nghĩa kinh nghiệm), dựa trên sự hiểu biết về mục đích và ý nghĩa của các cá nhân gắn với hành động của chính họ. Mối quan tâm chính của Weber là tìm hiểu các quá trình hợp lý hóa, thế tục hóa và “sự biến đổi”, mà ông cho là kết quả của một cách nghĩ mới về thế giới, liên kết các quá trình đó với sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản và nền văn minh hiện đại.
Ông Weber được biết đến nhiều nhất với luận án kết hợp xã hội học kinh tế và xã hội học tôn giáo, nhấn mạnh tầm quan trọng của những ảnh hưởng văn hóa gắn liền với tôn giáo như một phương tiện để hiểu về nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản (trái ngược với chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx).
Max Weber sinh ra trong một gia đình theo đạo gì?
Weber chào đời tại Erfurt trong vùng Thüringen, nước Đức, là con đầu trong gia đình có bảy người con của Max Weber, Sr., một công chức và chính trị gia có khuynh hướng tự do, và Helene Fallenstein, một phụ nữ trí thức rất quan tâm đến những vấn đề tôn giáo và xã hội, bà cũng là một tín hữu Kháng Cách theo thần học Calvin
Năm 1869, gia đình dời đến sống ở Berlin, tại đây cha của Max là thành viên Hội đồng Thành phố, đồng thời là dân biểu Quốc hội Đức. Hoạt động chính trị của Weber, Sr. khiến gia đình quen thuộc với các vấn đề thời sự, phòng khách của ông là nơi thường xuyên lui tới của những học giả tiếng tăm và các nhân vật danh giá.
Cậu bé Max và em trai Alfred, người sau này cũng trở thành một nhà kinh tế học và xã hội học, đã sớm trải nghiệm môi trường tri thức từ nhỏ. Quà giáng sinh năm 1876 dành tặng bố mẹ của cậu bé Max 13 tuổi là các tiểu luận lịch sử tựa đề “Về lịch sử Đức, với những tham chiếu về vị trí của hoàng đế và giáo hoàng”, và “Về Đế chế La Mã, giai đoạn từ Constantinô đến sự di trú của các dân tộc”. Ở tuổi mười bốn, Weber viết những bức thư đầy dẫy các trích dẫn từ Hómēros, Vergilius, Cicero, và Livius; cậu cũng đã thâu đạt kiến thức đáng kể về Goethe, Spinoza, Kant, và Schopenhauer trước khi vào đại học
Sự đóng góp của Max Weber đối với viết sách
Đầu tiên Weber trình bày chi tiết hơn lý thuyết của mình trong tác phẩm nổi tiếng của mình, Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (1905), ông đã cho rằng Đạo Tin lành là một trong những “mối quan hệ tự chọn” liên quan đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản theo định hướng kinh tế thị trường và nhà nước hợp pháp trong thế giới phương Tây. Lập luận việc thúc đẩy chủ nghĩa tư bản là nguyên lý cơ bản của đạo Tin lành, Weber cho rằng tinh thần của chủ nghĩa tư bản vốn có trong các giá trị tôn giáo của đạo Tin lành.
Đạo đức Tin lành đã sớm hình thành các cuộc khám phá rộng lớn hơn của Weber về tôn giáo thế giới, sau đó ông đã xem xét các tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như Do Thái giáo cổ đại, đặc biệt liên quan đến các hệ quả kinh tế khác nhau của chúng và sự phân tầng xã hội. Trong một tác phẩm lớn khác, “Politics as a Vocation”, Weber đã định nghĩa “nhà nước” là một thực thể tuyên bố thành công “độc quyền sử dụng vũ lực hợp pháp trong một lãnh thổ nhất định”. Ông cũng sẽ là người đầu tiên phân loại quyền lực xã hội thành các hình thức riêng biệt: lôi cuốn, truyền thống và hợp pháp. Trong số đó, phân tích của Weber về bộ máy quan liêu nhấn mạnh rằng các thể chế nhà nước hiện đại ngày càng dựa trên cơ sở cơ quan pháp lý hợp lý.
Weber cũng có nhiều đóng góp khác cho lịch sử kinh tế, lý thuyết và phương pháp luận. Phân tích của ông về tính hiện đại và hợp lý hóa đã ảnh hưởng đáng kể đến lý thuyết phê bình liên quan đến Trường phái Frankfurt. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông là một trong những người sáng lập Đảng Dân chủ Đức Tự do. Ông cũng tranh cử không thành công cho một ghế trong quốc hội và làm cố vấn cho ủy ban soạn thảo Hiến pháp Weimar năm 1919. Sau khi mắc bệnh cúm Tây Ban Nha, ông qua đời vì bệnh viêm phổi năm 1920, thọ 56 tuổi.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, là một nước tư bản chủ nghĩa phát triển sau, Đức đã nhanh chóng hoàn thành quá trình cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, các xí nghiệp gia đình với đặc trưng ngành nghề gia truyền bắt đầu chuyển hóa theo hình thái xí nghiệp tư bản chủ nghĩa hiện đại, các tổ chức tư bản lũng đoạn lần lượt xuất hiện.
Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các tổ chức tư bản lũng đoạn đã ngự trị một cách phổ biến trong các ngành công nghiệp chủ yếu như than đá, luyện kim, điện, hóa chất. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa và việc không ngừng mở rộng quy mô các tổ chức kinh tế – xã hội đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý yà tổ chức kiểu mới.tương xứng, ổn định, có hiệu quả cao. Là một nhà xã hội học, Weber đã say mê nghiên cứu vấn đề này và đề ra một thể chế quản lý hành chính gọi là thể chế hành chính trong “lý tướng” bằng học thức uyên bác và lý luận sâu sắc của ông, khiến cho ông trở thành người có địa vị quan trọng trong lý luận tổ chức cổ điển.
Weber sinh năm 1864 trong một gia đình giàu có ở An pho và sau đó không lâu, chuyển đến Berlin. Năm 1882, ông vào học khoa kinh tế và khoa luật tại trường Đại học Heidelberg, sau đó lại học ở trường Đại học Berlin và trường Đại học c. Trong thời kỳ này, Weber đã tùng phục vụ trong quân đội nên ông hiểu biết khá nhiều về chế độ quản lý trong quân đội Đức. Điều này rất có ích cho việc nghiên cứu lý luận tổ chức của ông sau đó. Năm 1891, ông thi đỗ tiến sĩ với luận văn “Bàn về lịch sử các công ty thương mại trong thếkỷ”.
Từ năm 1892 đến năm 1920, tức là năm ông qua đời, ông đã lần lượt giảng dạy ở trường Đại học Berlin, trường Đại học Hamburg, trường Đại học Heidelberg, trường Đại học Viên, trường Đại học Mu nich. Các mòn học mà ông giảng dạy là pháp luật, chính trị kinh tế học, xã hội học. Ông là người sáng lập tạp chí “Văn hiến khoa học xã hội và chính trị xã hội” và là cố vấn Chính phủ Đức. Những vấn đề mà óng say sưa nghiên cứu rất nhiều, liên quan đến xã hội học, chính trị học, kinh tếhọc, lịch sử, tôn giáo. Với những kiến giải sâu sác, độc đáo, ông đã trở thành một học giả nổi tiếng củã nước Đức lúc đó. Những ý kiến của ông về quan hệ giữa các tổ chức kinh tế với xã hội đã thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức mang lính liên tục về quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản trong các xí nghiệp gia đình ở thê’ kỷ XIX với các tổ chức còng nghiệp lớn đang phát triển ở Châu Âu trong thời kỳ của Weber và với các đơn vị của Chính phủ.
Nghiên cứu và viết sách của Max Weber
Sau khi cho xuất bản một khối lượng đồ sộ các tác phẩm của ông vào đầu thập niên 1890, từ đầu năm 1898 cho đến cuối năm 1902, không có một tác phẩm nào của Weber được ra đời, đến mùa thu năm 1903, ông từ nhiệm chức giáo sư. Trong năm ấy, Weber nhận công việc phó tổng biên tập cho tạp chí Văn khố Khoa học Xã hội và Phúc lợi Xã hội cùng làm việc với các đồng nghiệp Edgar Jaffé và Werner Sombart. Năm 1904, Weber bắt đầu cho xuất bản một số trong những nghiên cứu của ông đăng trên tạp chí này, quan trọng nhất là luận văn Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Weber, lập nền cho công trình nghiên cứu của ông về ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo trong tiến trình phát triển hệ thống kinh tế.
Luận văn này chỉ là một trong những nghiên cứu của ông được xuất bản thành sách. Cũng trong năm ấy, Weber đến thăm Hoa Kỳ và tham dự Đại hội Nghệ thuật và Khoa học được tổ chức cùng với Hội chợ Thế giới tại St. Louis. Mặc dù những thành công vang dội, Weber cảm thấy không thể trở lại bục giảng, nên tiếp tục công việc nghiên cứu nhờ những trợ giúp tài chính tư nhân, và nhờ tài sản thừa kế năm 1907. Năm 1912, Weber cố tổ chức một đảng chính trị cánh tả qui tụ những người có khuynh hướng tự do và dân chủ xã hội, nhưng không thành công, có lẽ do phe tự do e sợ những lý tưởng cách mạng của phe dân chủ xã hội vào lúc ấy
Tác phẩm nổi tiếng của Max Weber
Các tác phẩm chủ yếu của ông là “Luân lý tôn giáo và tinh thần tư bản chủ nghĩa”, “Lịch sử kinh tế nói chung”, “Lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội”, “Những luận vãn về xã hội học”. Do thế chế hành chính trong “lý tưởng” mà ông nêu ra đã đóng góp to lớn vào lý luận tổ chức cổ điển nên các nhà khoa học về quản lý ở phương Tây gọi ông là “người cha của lý luận về tổ chức”.
Thành tựu của Max Weber
Theo từ điển bách khoa toàn thư, Max Weber là người trẻ nhất trong 3 người được xem là những người thành lập ra nền xã hội học Đức, (bên cạnh hai người Tönnies và Simmel). Ông được xem là người sáng lập ra nền xã hội học chỉ huy (Herrschaftssoziologie) và bên cạnh Émile Durkheim cũng được xem là người sáng lập xã hội học tôn giáo (Religionssoziologie). Ngoài ra ông cũng được xếp bên cạnh Karl Marx và Georg Simmel, tác giả của những tác phẩm cổ điển quan trọng của ngành xã hội học kinh tế (Wirtschaftssoziologie).
Ông cũng viết nhiều về các đề tài xã hội học khác. Trong khi Durkheim, chịu ảnh hưởng Auguste Comte, theo trường phái thực chứng, Weber – giống Werner Sombart, một người bạn và là người đại diện nổi tiếng nhất cho ngành xã hội học Đức – thiết lập và nghiên cứu theo truyền thống phản thực chứng.
Các nghiên cứu của ông khởi xướng cuộc cách mạng phản thực chứng trong ngành khoa học xã hội, nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu hành động xã hội của con người (trong đó Weber phân biệt giữa hành động truyền thống, cảm tính, giá trị thuần lý, và công cụ. Mặc dù những biên khảo đầu tiên của Weber là về xã hội học công nghiệp, nhưng chính những nghiên cứu về xã hội học tôn giáo và xã hội học chính quyền mới làm Weber trở nên một tên tuổi lớn.
Trong Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Max Weber bắt đầu các sưu khảo về sự hợp lý hóa, giải thích hiện tượng các giáo phái Kháng Cách, đặc biệt là các giáo hội chịu ảnh hưởng Thần học Calvin theo chủ trương khổ hạnh đã sử dụng các phương tiện thuần lý trong hoạt động kinh tế như là cách thể hiện rằng họ đang được Thiên Chúa chúc phúc. Weber tiếp tục khảo sát về vấn đề này, nhất là trong các nghiên cứu của ông về bộ máy hành chính, và về sự phân tầng thẩm quyền.
Cần lưu ý rằng nhiều tác phẩm nổi tiếng của Weber chỉ được tuyển chọn, nhuận chính, và xuất bản sau khi ông mất. Những luận giải có giá trị về các nghiên cứu của Weber đến từ các tác giả nổi tiếng trong ngành xã hội học như Talcott Parsons và C. Wright Mills.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Max Weber là ai. Mọi thông tin trong bài viết Max Weber là ai? Max Weber sinh ra trong một gia đình theo đạo gì? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp