Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của bài Nhớ đồng
Lời giải chi tiết:
Bạn đang xem: Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của bài Nhớ đồng
1. Tác giả
*Tiểu sử:
– Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
– Thời thơ ấu: Sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
– Thời thanh niên: Sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
– Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.
*Sự nghiệp văn học:
– Phong cách nghệ thuật:
+ Nội dung thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
+ Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
– Các tập thơ tiêu biểu: Từ ấy (1937 – 1946), Việt Bắc (1947 – 1954), Gió lộng (1955 – 1961), Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977), Một tiếng đờn (1978 – 1977), Ta với ta (1992 – 1999)…
– Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.
⇒ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.
b. Hoàn cảnh sáng tác
– 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
– 29 – 4 – 1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Tác giả mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.
– Bài thơ được viết chính thức vào tháng 7 – 1939.
c. Thể thơ: Thơ bày chữ.
d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
3. Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
– Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
– Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lớp 8
- Điều quan trọng nhất cần lưu ý để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống đạt kết quả như mong muốn là gì? Vì sao em cho như vậy lớp 8
- Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người lớp 8 (2 Mẫu)
- Tìm ít nhất một câu tục ngữ hoặc ca dao, trong đó có từ ngữ địa phương nơi em sống lớp 8 (4 Mẫu)
- Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ lớp 8 (15 Mẫu)
- Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ lớp 8 (4 Mẫu)
- Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng lớp 8 (2 Mẫu)
- Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó lớp 8 (11 Mẫu)
- Theo em, khoe khoang và khoác lác khác nhau như thế nào lớp 8 (1 Mẫu)
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)