Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay lớp 12 chọn lọc hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết và 14 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành bài tập tốt của mình.
Đề bài: Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay
Dàn ý Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay chi tiết
1. Mở bài
Bạn đang xem: Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay (14 mẫu)
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: người phụ nữ xưa và nay.
2. Thân bài
a. Người phụ nữ xưa
Ngoại hình: nhuộm răng đen, mặc áo bà ba, áo nâu, áo tứ thân,… kín đáo; tóc búi cao.
Tính cách: công dung ngôn hạnh, luôn là người có đức hi sinh, một lòng vì chồng, theo chồng,…
Quyền lợi: không có nhiều quyền lợi, không được xã hội tôn trọng, bảo vệ, không có tiếng nói, không được tham gia vào những việc hệ trọng, quanh năm chỉ gắn liền với bếp núc, chịu đựng nhiều hủ tục lạc hậu,…
→ Không được tự quyết định cuộc đời, số phận của mình dẫn đến thiệt thòi.
→ Người phụ nữ ngày xưa là những người giàu đức tính quý báu nhưng lại chịu nhiều đau thương, có những cảnh ngộ khiến người đời sau phải đau lòng.
b. Người phụ nữ ngày nay
Ngoại hình: có quyền tự do lựa chọn phong cách cho mình mà không cần theo một chuẩn mực nhất định nào.
Tính cách: người phụ nữ hiện nay tự do, phóng khoáng trong việc thể hiện tính tình, phong cách của bản thân mình.
Quyền lợi: người phụ nữ có nhiều quyền lợi, bình đẳng với nam giới, không bị phụ thuộc vào ai, được xã hội tôn trọng và bảo vệ, được tự do lựa chọn cách sống cho mình, tự lập về tài chính,…
→ Người phụ nữ được tự quyết định, làm chủ cuộc đời mình và làm những gì mình muốn, họ góp phần làm đa dạng và phong phú cuộc sống sắc màu.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ ngày càng được trân trọng và nâng niu xứng đáng với những gì đáng ra họ phải được nhận từ lâu.
14 mẫu Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay hay nhất
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 1
Cuộc sống thay đổi khi xã hội phát triển, quyền lợi của con người là thứ được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Một trong số đó không thể không nhắc đến đó là sự thay đổi về quyền lợi của người phụ nữ xưa và nay.
Người phụ xưa thường có một chuẩn mực chung nhất định về ngoại hình. Họ thường nhuộm răng đen, mặc những trang phục kín đáo đã trở thành “huyền thoại” như áo bà ba, áo nâu, áo tứ thân,… mái tóc nuôi dài luôn được búi cao trên đầu. Bên cạnh đó, người phụ nữ xưa được rèn luyện từ nhỏ để trở thành người có khuôn phép, đầy đủ công dung ngôn hạnh, một lòng một dạ theo chồng, phải có đức hi sinh chịu đựng mà không được đòi hỏi hay thắc mắc. Họ không có nhiều quyền lợi, không được xã hội tôn trọng, bảo vệ; không có tiếng nói và thậm chí không được lựa chọn cuộc sống, số phận cho bản thân mình mà phải nghe theo sự sắp xếp của “bề trên”. Quanh năm suốt đời người phụ nữ chỉ gắn liền với việc “tề gia nội trợ”, chịu đựng nhiều hủ tục lạc hậu. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi mà không được kêu than. Có thể thấy, người phụ nữ ngày xưa là những người giàu đức tính quý báu nhưng lại chịu nhiều thương tâm, có những cảnh ngộ khiến người đời sau phải đau lòng.
Trái ngược với người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ hiện nay có nhiều thay đổi đáng kể. Người phụ nữ hiện đại có quyền tự do lựa chọn, quyết định phong cách, ngoại hình của mình mà không cần theo một chuẩn mực nhất định hoặc bất cứ một khuôn phép nào. Họ được tự do, phóng khoáng trong việc thể hiện tính tình, phong cách của bản thân mình mà không bị phụ thuộc vào ai hoặc bị thế lực nào kìm hãm. Người phụ nữ có nhiều quyền lợi, bình đẳng với nam giới, không bị phụ thuộc, được xã hội tôn trọng và bảo vệ, được tự do lựa chọn cách sống cho mình, tự lập về tài chính,… họ được tự quyết định, làm chủ cuộc đời mình và làm những gì mình muốn góp phần làm đa dạng và phong phú cuộc sống sắc màu.
Xã hội ngày càng phát triển, quyền lợi của người phụ nữ nói chung và quyền lợi của con người nói riêng ngày càng được tôn trọng và đề cao. Sự chuyển biến của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay là một điều đáng được chú ý và tuyên dương. Người phụ nữ là một phần quan trọng không thể thiếu dù ở bất cứ thời đại nào. Trong tương lai, vai trò của người phụ nữ sẽ còn được đề cao hơn nữa xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ mang đến cho cuộc đời này.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 2
Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, nhất định trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.
Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà, là chuẩn mực tri thức của tất cả các môn sinh, sĩ tử thì bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì đạo Khổng còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kì phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao.
Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.
Sống trong xã hội hà khắc đối với giới tính của mình như thế nên thường những người phụ nữ xưa luôn là những người tần tảo, đảm đang, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo chuẩn mực của xã hội. Cả gia đình được bàn tay người phụ nữ chăm sóc và có thể nói họ chính là hậu phương vững chắc để chồng mình bôn ba ngoài kia kiếm tiền nuôi cả gia đình. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ cũng vì vậy mà ra đời.
Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa,…
Người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học bắt buộc đối với bất kì một cô thiếu nữ nào nữa. Chẳng hạn như tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là ở nhà thì nghe cha, khi lấy chồng thì theo chồng và khi chồng chết thì theo con chỉ đúng với xã hội cũ. Ngày nay khi một người phụ nữ chẳng may bất hạnh trở thành goá phụ, họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông vào con như trước kia nữa.
Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng xứng tầm ngang hàng với những người đàn ông thì nhiều người mải mê lo công việc hay sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn, không phải tất cả phụ nữ hiện nay biết lo toan, chăm sóc cho gia đình. Đó là cuộc sống riêng của họ, không có gì đáng chê trách nhưng theo em, người phụ nữ vẫn được coi là “phái đẹp, “phái yếu” thì vẫn nên cần biết những việc làm cơ bản nhất trên cương vị một người vợ, người mẹ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều gia đình mà cả vợ chồng đều quá bận rộn với công việc mà sao nhãng gia đình, sao nhãng đối phương và dẫn đến kết cục là ly hôn, là sự đổ vỡ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Điều ấy mới thật đáng buồn làm sao.
Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 3
Ai đó đã từng nói rằng: “Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này đều không thể sánh nổi với sự bí ẩn của người phụ nữ”. Người phụ nữ trong xã hội từ xưa cho đến nay đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai lúc nào vai trò ấy cũng được công nhận, chúng ta có thể thấy được điều ấy qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.
Trong xã hội xưa, khi mà đất nước ta còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Nho giáo bắt nguồn từ Trung Quốc. Họ không những không được tôn trọng mà còn phải chịu đựng nhiều lễ giáo phong kiến khắt khe. Dù sống trong gia đình quyền quý hay nghèo hèn, họ đều không được quyết định cuộc đời của bản thân mà phải tuân theo “tam tòng, tứ đức”. Về “tam tòng” đó là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử – ở nhà nghe theo cha, lấy chồng nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con (con trai); còn tứ đức gồm có công, dung, ngôn và hạnh. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” cũng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, thậm chí còn ảnh hưởng cho đến tận ngày hôm nay. Người phụ nữ không được phép học hành, đặt chân đến những nơi tôn nghiêm hay tự do yêu đương, kết hôn mà phải theo sự sắp xếp “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Một khi bước vào cuộc sống hôn nhân, người phụ nữ chỉ có thể toàn tâm toàn sức lo cho gia đình, nghe theo mọi quyết định của người chồng và không hề có tiếng nói. Ta có thể bắt gặp hình ảnh thật quen thuộc của người phụ nữ trong các tác phẩm văn học. Đó là nàng Vũ Nương đẹp người đẹp nết nhưng số phận bất hạnh, phải tìm đến cái chết bởi sự ghen tuông mù quáng của người chồng. Đó là nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa mà bạc mệnh của Nguyễn Du – mười lăm năm cuộc đời đối mặt với sóng gió “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
Trong cuộc sống hôm nay, khi xã hội ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội cũng thay đổi. Họ không còn phải tuân theo những lễ giáo phong kiến nữa. Người phụ nữ cũng được đến trường, học hành và làm việc. Cuộc sống của họ cũng không phải phụ thuộc vào người đàn ông – có quyền tự do quyết định mọi việc trong cuộc sống. Trong cuộc sống hôn nhân, họ không chỉ biết chịu đựng hay hy sinh mà có thể nói lên ý kiến cá nhân, biết chăm lo cho bản thân nhiều hơn. Có nhiều người phụ nữ ngày hôm nay còn có được thành công hơn cả nam giới. Phụ nữ là phái yếu, nhưng khi đất nước gọi tên mình, họ vẫn mạnh mẽ và bản lĩnh đứng lên chống lại kẻ thù. Hình ảnh những cô gái ngã ba Đồng Lộc, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm hay những bà mẹ Việt Nam anh hùng… đều là minh chứng cho vai trò to lớn của người phụ nữ trong xã hội.
Nhưng dù sống trong một thời đại nào, họ vẫn luôn giữ được cho mình những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: tần tảo, đảm đang, thủy chung:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
Cuộc sống dù có thay đổi, nhưng vẻ đẹp của người phụ nữ thì vẫn còn tồn tại vĩnh viễn với thời gian. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng, yêu thương những người phụ nữ ở quanh mình nhiều hơn.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 4
Trong vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm, nhưng có lẽ huyền bí nhất có lẽ là phụ nữ. Tuy nhiên, vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay có sự khác nhau.
Ta có thể biết đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa qua nhiều tác phẩm văn học. “Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương – người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính. Chàng đi đầy tuần, Vũ Nương sinh con trai, hết lòng nuôi dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng. Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé. Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi nàng đi. Phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau một thời gian, chàng Trương Sinh mới biết được nỗi oan của vợ và lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện về giữa bến Hoàng Giang lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất.
Hay như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du kể về nàng Kiều sống trong một gia đình trung lưu lương thiện, cùng với cha mẹ và hai em. Trong buổi du xuân Kiều gặp Kim Trọng, hai người nảy sinh tình cảm, hai người tự do đính ước với nhau. Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanh. Nàng được Thúc Sinh cứu vớt nhưng lại bị vợ cả là Hoạn Thư ghen tuông đầy đọa. Kiều đến nương nhờ cửa phật, sư Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà vô tình đẩy nàng vào lầu xanh lần hai. Ở đây Kiều gặp Từ Hải, Từ Hải lấy Kiều giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến hãm hại, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Kiều đau đớn tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai Kiều nương nhờ cửa phật. Sau khi chịu tang chú xong chàng Kim trở lại tìm Kiều thì mới biết gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha. Kim Trọng kết hôn với Thúy Vân nhưng chẳng nguôi được mối tình say đắm, chàng đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kim Kiều gặp nhau gia đình đoàn tụ. Đại thi hào Nguyễn Du từng viết rằng:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Đó là những lời nhận xét của Nguyễn Du về số phận chung của người phụ nữ. Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến, cái xã hội thối nát, đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ. Tất cả những người phụ nữ ở thời đại đó đều thùy mị, đảm đang nhưng chỉ vì những thế lực phong kiến, những cách nghĩ ngu muội mà cuộc đời họ đã chịu nhiều khổ cực.
Trong xã hội hôm nay, vai trò và vị thế của người phụ nữ đã thay đổi. Họ không chỉ đóng góp mỗi vai trò nội trợ trong gia đình nữa mà còn có vai trò quan trọng khi tham gia vào liều lĩnh vực xã hội góp phần xây dựng nền kinh tế, xã hội hiện đại ngày nay quyền của người phụ nữ đã được nâng cao họ được xã hội bảo vệ không chỉ riêng tính mạng và còn về tinh thần. Trong đời sống ngày nay lời ăn tiếng nói của người phụ nữ cũng có sức ảnh hưởng hơn. Họ không phải lúc nào cũng ăn nói trong một khuôn phép thưa bẩm, dạ vâng. Người phụ nữ được học tập để mở mang trí thức, được tiếp cận với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, được tự do yêu đương và lựa chọn người mình muốn chung sống.
Dù sống trong xã hội nào, người phụ nữ vẫn có một vai trò quan trọng. Họ cxứng đáng nhận được sự yêu thương, bảo vệ.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 5
Từ thuở xa xưa người phụ nữ luôn được nhắc đến bởi vẻ đẹp dịu dàng nết na. Người phụ nữ với tấm lòng nhân hậu vị tha với thiên chức làm mẹ làm vợ là tình thương sưởi ấm gia đình sưởi ấm tâm hồn mỗi chúng ta. Đất nước Việt Nam tôi cũng tự hào vì là một đất nước tươi đẹp với những con người nhân hậu, chất phác mà tiêu biểu là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Xã hội xưa người phụ nữ phong kiến toát lên vẻ đẹp đảm đang trung hậu lo toan cho gia đình. Họ là những người phụ nữ nên phải chăm lo cho tốt công việc tề gia nội trợ tức là phải chăm lo ngăn nắp, chăm sóc nhà cửa chăm sóc chồng con. Tuy vậy thân phận của những người phụ nữ xưa lại vô cùng nhỏ bé, họ phải sống một cuộc đời long đong lận đận. Họ sống trong một xã hội phong kiến lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ trong xã hội này dường như không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Chính vì vậy mà trong văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm nói lên số phận đau khổ của người phụ nữ xưa. Như trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương, bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp như vậy đáng lẽ ra người phụ nữ phải được sống một cuộc sống hạnh phúc êm đềm. Nhưng trong xã hội thối nát bất công đó họ lại phải chịu nhiều những đắng cay uất ức. Trong cái xã hội phong kiến với quan niệm lạc hậu đó, họ không được phép quyết định hạnh phúc của mình. Đó là nỗi lòng của biết bao người phụ nữ Việt Nam xưa khi với họ hạnh phúc thì rất nhỏ nhoi nhưng họ lại phải chia sẻ cho nhiều người. Người phụ nữ Việt Nam không chỉ chịu nhiều đắng cay khổ cực mà họ cũng phải lam lũ vất vả nhọc nhằn để nuôi chồng con. Nhưng họ lại không được đền đáp ngay cả người chồng họ cũng phải chia sẻ tình thương đó. Thời xưa con trai thường năm thê bảy thiếp, ở đó không dành cho sự chung thủy. Sống trong xã hội mục đã lấy thân phận họ rẻ rúng tình yêu thương họ cũng phải cầu xin hạnh phúc và số phận lại không được quyết định. Tất cả những nỗi tủi nhục bẽ bàng vất vả kia chính là hệ quả mà xã hội phong kiến gây nên cho họ. Đáng lẽ ra họ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm cần được xã hội chăm sóc nhưng cái xã hội phong kiến thối nát lại giết đi quyền được làm người một cách đúng nghĩa, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Càng thương thân phận của họ ta lại càng căm ghét cái xã hội vô nhân tính kia bấy nhiêu. Khi xã hội phong kiến sụp đổ người phụ nữ trong xã hội mới lại là những người anh hùng tham gia vào chiến trường giải cứu đất nước. Đó là vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong họ là những cô gái trẻ đã hy sinh những tháng năm sinh dân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.
Trong xã hội ngày nay người phụ nữ không chỉ đóng góp mỗi vai trò nội trợ trong gia đình nữa mà còn có vai trò quan trọng khi tham gia vào nhiều lĩnh vực xã hội góp phần xây dựng nền kinh tế, xã hội hiện đại ngày nay quyền của người phụ nữ đã được nâng cao họ được xã hội bảo vệ không chỉ riêng tính mạng và còn về tinh thần. Người chồng không chỉ lo mỗi việc kiếm tiền mà còn biết phụ giúp trong tất cả công việc gia đình. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn là người làm tốt nhất công việc chăm sóc gia đình họ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất và họ còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong công việc lao động sản xuất đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Họ cũng có nhu cầu làm đẹp hơn khi xã hội quan tâm đến họ việc làm đẹp luôn như là yêu cầu tất yếu. Trong đời sống ngày nay lời ăn tiếng nói của người phụ nữ cũng hòa nhập với xã hội. Họ không phải lúc nào cũng ăn nói trong một khuôn phép thưa bẩm, dạ vâng. Họ có những công việc riêng nên lời ăn tiếng nói của họ cũng phải phù hợp ngắn gọn súc tích trong công việc. Người phụ nữ cũng có nhu cầu học tập để mở mang tri thức.
Tóm lại dù sống trong xã hội nào thì người phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp cần cù đảm đang sáng tạo của mình. Tất cả những đức tính vốn có giúp họ thành đạt hơn trong cuộc sống và có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Những người phụ nữ xưa và nay đều luôn hết mực thương yêu chồng con và dành tất cả tình thương cho gia đình. Họ không chỉ đẹp đẽ về vẻ ngoại hình mà còn có nhân cách tốt đẹp. Chúng ta cần phải trân trọng yêu thương họ vì họ cũng là một nửa của thế giới.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 6
Phụ nữ là một phần quan trọng trong xã hội. Trải qua hàng nghìn năm dựng xây vì sự vẹn toàn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nòi giống Lạc Việt, đã kiến tạo nên những đức tính mang bản sắc truyền thống dân tộc ở người phụ nữ Việt Nam. Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển, phụ nữ luôn có quyền cũng như góp phần nhất định vào mọi thay đổi của xã hội vì nền hòa bình, thống nhất và văn minh nhân loại. Các thành tựu mang tính cách mạng văn hoá, tập tục, phần lớn làm thay đổi cách nhìn nhận từ mọi tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ, được khẳng định phẩm chất và năng lực trong các lĩnh vực hoạt động kể cả những lĩnh vực phi truyền thống nhất. Người phụ nữ có vị thế, chỗ đứng cùng phát triển công bằng và ổn định với các tầng lớp nam giới.
Chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam, phụ nữ ở nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là: “Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới”. Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95%, tiến sĩ 25,96%.
Lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận phụ nữ là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình trong nhiều phương diện cuộc sống. Có vai trò người yêu, người vợ, người mẹ, người phụ nữ luôn được yêu thương và chiếm vị trí quan trọng trong mọi tầng lớp người Việt. Đó là: Quốc Mẫu Âu Cơ, theo truyền thuyết, khoảng gần năm nghìn năm trước đã kết duyên cùng vua Lạc Long dòng dõi rồng, sinh được một trăm người con trai; Trưng Vương (40 – 43), tuy triều đại chỉ tồn tại ba năm song đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người phụ nữ trong thời kỳ đầu giữ nước; Triệu Thị Trinh (225 – 248) cùng anh Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa năm 248 chống quân Đông Ngô cai trị tàn ác; Thái Hậu Dương Vân Nga (942 – 1000) là người đàn bà quyền lực của hai triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê, bà được biết đến với vai trò là vợ của hai vua; nguyên phi Ỷ Lan (tên thật là Lê Thị Ỷ Lan) triều Lý, bà xuất thân từ gia đình nông dân nhưng sau trở thành Hoàng thái hậu; công chúa Huyền Trân (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) là con gái vua Trần Nhân Tông, bà được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) để đổi lấy hai châu Ô và Lý cho nước Đại Việt; công chúa An Tư (thời vua Trần Nhân Tông) là con gái út vua Trần Thánh Tông, bà bị gả cho Thoát Hoan nhằm trì hoãn sức giặc, nuôi chí lớn chờ thời cơ đánh giặc; công chúa Ngọc Hân (1770 – 1799) là con vua Lê Hiển Tông, bà có tài văn học nên được Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ phong làm Bắc cung Hoàng Hậu; công chúa Ngọc Vạn (thế kỷ 17) giữ những chức vụ quan trọng trong triều Chân Lạp, bà đã có công mở đường cho người Việt trong cuộc Nam tiến mở rộng giang sơn; Bùi Thị Xuân (? – 1802) là tướng tài giỏi của nhà Tây Sơn, vợ của danh tướng Trần Quang Diệu. Phụ nữ là những nhà văn, nhà thơ có danh phận. Được nhiều đời truyền tụng như nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1746) người tỉnh Bắc Ninh, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ rất giỏi thơ văn; nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1780-1820) có tài thơ văn cả về chữ Nôm và chữ Hán; Bà Huyện Thanh Quan (Đầu thế kỷ 19) tên thật là Nguyễn Thị Hinh, bà được mời làm Cung Trung giáo tập, dạy cung phi và công chúa trong cung; Thái Hậu Từ Dũ (1810-1902) người tỉnh Gia Định, hiệu Từ Dũ Bác Huệ Thái hoàng Thái hậu, là quý phi của vua Thiệu Trị, sinh ra vua Tự Đức nên trở thành Thái Hậu; Tú Xương (cuối thế kỷ 19) người tỉnh Hải Dương, là hiền thê nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương… Ngoài ra, không ít bộ phận phụ nữ tuy chỉ là dân thường lam lũ với những số phận, tâm tư eo hẹp, nhưng cũng được trân trọng lưu dấu lại hình ảnh và ghi chép, kể cả vào những thời Nho giáo độc tôn nhất.
Hình ảnh phụ nữ thông qua văn thơ, ca dao, tục ngữ truyền tụng trong dân gian: “Thân cò lặn lội bờ ao/Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Phần nào minh chứng người phụ nữ xưa thường bị gạt ra lề cuộc sống thiết yếu nhưng chặt đầy tính gia phong cổ hủ. Bị dồn nén vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Sau khi lấy chồng, người con gái phải học hành nhiều thứ, nhưng học không phải để thi cử, tiến thân mà học để chuẩn bị cho cuộc sống bên nhà chồng. Còn có quan niệm, việc hôn nhân của người phụ nữ là do số phận sắp đặt sẵn cho mỗi người trong số họ, may mắn thì gặp được người chồng tử tế, giỏi giang, nếu lỡ lấy phải người chồng vũ phu hay nghèo khó thì cũng phải gắng chịu. Người phụ nữ làm dâu có trách nhiệm và biết quán xuyến mọi việc gia đình, đã sinh ra những ý chí và nghị lực can trường trong họ, những thực tế cuộc sống vẫn đẩy họ đến cảnh cam chịu, gần như suốt cả cuộc đời phải gánh chịu những hậu quả không ra gì về cả thể xác lẫn tinh thần. Với quan niệm “tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, những người phụ nữ là nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ) luôn chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau. Nhiều khi chỉ vì những chuyện rất vụn vặt. Cả khi người chồng chết, người phụ nữ cũng mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phục tùng người con trai.
Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải gánh chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Phụ nữ rất khó có cơ hội phát triển ngang tầm với sự phát triển của xã hội, họ chỉ là hình bóng sau lưng người chồng trong các gia đình, tuy nhiên vẫn được xem là tác nhân trong sự thành công của người chồng.
Tính đề cao đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa vẫn là tinh thần làm việc và đấu tranh có lịch sử hàng nghìn năm. Phụ nữ Việt Nam cống hiến rất nhiều và mọi mặt cho nền độc lập, thống nhất của đất nước, từ các cuộc chiến tranh đã sản sinh ra những nữ anh hùng dân tộc, để lại danh tiếng cho các đời sau họ như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Hoàng Ngân, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Thị Lét, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định,Nguyễn Thị Bình, Nhất Chi Mai, Nguyễn Thị Út (Út Tịch). Sự mở đầu trang sử là cuộc chiến chống quân xâm lăng của Hai Bà Trưng, cùng lời thề xuất quân: “Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẹn sở công lênh này”. Vài thế kỷ sau, người thiếu nữ Triệu Thị Trinh đã tự khẳng định mình là một nhi nữ hào kiệt: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông…”
Các cuộc chiến tranh sau này xuất hiện nhiều phụ nữ tiêu biểu trong khó khăn gian khổ. Họ là những con người gan dạ không quản ngày đêm và bom đạn, vừa lao động sản xuất, vừa sẵn sàng cho chiến tranh. Tinh thần của họ là “Ruộng rẫy như chiến trường, cuốc cày như vũ khí”, gồm có hàng vạn nữ nông dân và công nhân “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng” làm nên một hậu phương vững chắc, trên ruộng đồng, công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ.
Người phụ nữ bước ra từ các cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, được nhân dân và nhà nước Việt Nam tôn vinh là những nữ anh hùng và những bà mẹ Việt Nam anh hùng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu.
Từ phải đảm đương vai trò “đối nội” trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn tài cán với các trọng trách “đối ngoại”, là một sự nghiệp không còn chỉ dành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ.
Những thành tích của họ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục. Không ít nữ học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế. Tầng lớp nữ trí thức có những công trình khoa học giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; Phó giáo sư 5,9%; Tiến sĩ 12,6%; Tiến sĩ khoa học 5,1%; 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởng NSND, NSƯT. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội tăng qua các thời kỳ bầu cử (khóa I (1946 – 1960) là 3%, đến khóa XII (2007 – 2012) tăng lên là 25,76%). Ngành Giáo dục và Đào tạo từng có nữ bộ trưởng, và đương nhiệm thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở, Phòng, Ban, các trường và các đơn vị giáo dục: Có 11 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 1.011 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú…
Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật.
Song, xét cho cùng thì cái gì cũng có hai mặt của nó, tuy có rất nhiều phụ nữ khẳng định được vị thế của mình trong xã hội thời nay nhưng không ít phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới bằng cách như bia bọt rượu chè, tình dục bừa bãi và rất nhiều cái xấu khác nữa. Đó là một vấn đề mà chính phụ nữ Việt Nam chúng ta phải khắc phục, để cho xứng đáng là phụ nữ Việt Nam.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 7
Có thể so sánh và ví von rằng trong vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm và thật kỳ vĩ. Nhưng ta như nhận thấy được huyền bí nhất có lẽ là phụ nữ. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội ngày nay, ta dường như cũng nhận thấy được chính vai trò và hình ảnh của người phụ nữ cũng như đã được tôn vinh hơn hẳn những thời kì lịch sử trước. Ta nhận thấy được cũng chính trong những thời kì nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến hà khắc. Theo quy luật phát triển ta như nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt của người phụ nữ xưa và người phụ nữ nay.
Người phụ nữ được coi là phái đẹp và điều đó cũng đúng, vai trò của người phụ nữ như ngày càng có vị thế cũng như chỗ đứng vững chắc trong xã hội hiện đại. Thật không khó có thể nhận ra được rằng trong xã hội người phụ nữ luôn được coi trọng. Nhưng đó là thời nay, ta thử theo người dòng thời gian về xã hội cũ để có thể nhìn nhận thấy được người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào.
Thân phận của người phụ nữ xưa như thật nhỏ bé, họ luôn luôn bị chèn ép bởi các thế lực trong xã hội. Họ là những người phụ nữ đức hạnh, họ thông minh họ xinh đẹp nhưng lại bị xã hội đối xử bất công giống như tác giả Nguyễn Du có than lên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Người phụ nữ trong xã hội cũ dường như họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do. Ta như nhận thấy được rằng họ dường như cũng thật bất công đối với họ. Thế rồi lại có biết bao nhiêu những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Thực sự thì chính số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lý đó. Nhưng thông qua đây ta như nhận thấy được rằng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi và cũng thật đáng trân trọng và nâng niu biết bao nhiêu.
Không thể phủ nhận được chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của con người mà nhất là quyền sống của người phụ nữ lúc này đây như là chỉ mảnh treo chuông và cũng không có gì đảm bảo để tồn tại. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ cũng có thể được ví như “chim trong lồng, cá trong chậu”. Người phụ nữ họ dường như cũng không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn có được cuộc sống bình dị. Thế nhưng ngay cả cái mơ ước, niềm mong mỏi của những người phụ nữ xưa ta như thấy quá đỗi tầm thường, bình dị nhưng họ lại chẳng bao giờ có thể với tới được cái ước mơ và mong muốn đó.
Người phụ nữ ở trong thời đại nào cũng vậy, nói đến người phụ nữ là nói đến sự cần cù, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó hơn nữa trong họ lại có được sự hy sinh và lòng thủy chung son sắt. Người phụ nữ hiện đại không chỉ biết nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình, thế rồi ngay cả khi đất nước hội nhập, thì những đức tính đó vẫn như luôn luôn sáng lòa.
Người phụ nữ là người nhóm ngọn lửa hạnh phúc tin yêu. Ta như nhận thấy được rằng ở họ thì những cống hiến cho gia đình không bao giờ vơi cạn. Người phụ nữ trong thời hiện đại họ rất năng động và hoạt bát không kém gì những đấng mày râu cả, thậm chí họ còn làm tốt hơn cánh đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại luôn luôn biết làm mới mình. Không chỉ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nếu như người ta cứ quan niệm người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình nhưng cho đến nay quan niệm đó như dần bị thay đổi. Ta như nhận thấy được người phụ nữ hiện đại cũng hoàn toàn có thể là trụ cột gia đình mà còn phải là bờ vai vững chắc, cánh tay khỏe để cùng chia sẻ việc nhà, những vui buồn cùng bà xã. Ta như có thể nhận thấy được đó cũng chính là cách để vợ có thời gian chăm sóc con cái nhiều hơn và cống hiến cho xã hội hiện đại ngày nay.
Dễ nhận thấy được chính trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Kết quả đạt được đó chính là việc đang ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Ta như nhận thấy được hiện nay trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu. Những tấm gương có thể kể ra đó chính là Chị Huỳnh Thị Như Lam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cũng đã có những bộc bạch chia sẻ rất ý nghĩa đó chính là “Làm việc ngành Du lịch, mình phải đi đây, đi đó. Tính chất công việc thường xuyên, liên tục. Chưa kể những đợt đi công tác dài ngày. Nhưng làm sao để hài hòa giữa công việc và gia đình thì đó là cả “nghệ thuật””. Thông qua đây người ta như nhận thấy được sự quyết tâm, nữ quyền của người phụ nữ như càng được nêu cao. Người phụ nữ hiện đại không chỉ dễ dàng thực hiện ước mơ về sự làm chủ cuộc đời như trước mà họ còn hoàn toàn có thể làm những việc lớn hơn cho bản thân, cho gia đình và cả Tổ quốc non sông nữa.
Người phụ nữ xưa và phụ nữ ngày nay tuy có khác về những địa vị xã hội. Thời xưa họ bị coi thường thì đến thời hiện đại công lao của họ như đã được nhìn nhận lại, người phụ nữ hiện đại như năng động hơn rất nhiều. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy được họ lại có những điểm chung đó chính là sự chịu thương chịu khó và giàu đức tính tốt đẹp cần có của một người phụ nữ.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 8
Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.
Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà, là chuẩn mực tri thức của tất cả các môn sinh, sĩ tử. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì đạo Khổng còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kỳ phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao.
Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.
Sống trong xã hội hà khắc đối với giới tính của mình như thế nên thường những người phụ nữ xưa luôn là những người tần tảo, đảm đang, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo chuẩn mực của xã hội. Cả gia đình được bàn tay người phụ nữ chăm sóc và có thể nói họ chính là hậu phương vững chắc để chồng mình bôn ba ngoài kia kiếm tiền nuôi cả gia đình. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ cũng vì vậy mà ra đời.
Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa.
Người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học bắt buộc đối với bất kì một cô thiếu nữ nào nữa. Chẳng hạn như tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là ở nhà thì nghe cha, khi lấy chồng thì theo chồng và khi chồng chết thì theo con chỉ đúng với xã hội cũ. Ngày nay khi một người phụ nữ chẳng may bất hạnh trở thành goá phụ, họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông vào con như trước kia nữa.
Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng xứng tầm ngang hàng với những người đàn ông thì nhiều người mải mê lo công việc hay sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn, không phải tất cả phụ nữ hiện nay biết lo toan, chăm sóc cho gia đình. Đó là cuộc sống riêng của họ, không có gì đáng chê trách nhưng theo em, người phụ nữ vẫn được coi là “phái đẹp, “phái yếu” thì vẫn nên cần biết những việc làm cơ bản nhất trên cương vị một người vợ, người mẹ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều gia đình mà cả vợ chồng đều quá bận rộn với công việc mà sao nhãng gia đình, sao nhãng đối phương và dẫn đến kết cục là ly hôn, là sự đổ vỡ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Điều ấy mới thật đáng buồn làm sao.
Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 9
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.
Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê.
Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đơn vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! Với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. Nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhơ nhục mà chồng nàng áp đặt. Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển.
Em rất vui khi được sống trong thời đại mà vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 10
Phụ nữ là một nửa của thế giới này, với vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi xã hội bước vào thời kì hiện đại, đã có những thay đổi vô cùng mạnh mẽ và ngoạn mục về mọi mặt. Và phụ nữ cũng vậy.
Thay đổi đầu tiên mà chúng ta có thể nhìn thấy được rõ nhất, chính là thay đổi về ngoại hình. Từ kiểu tóc, cách trang điểm, áo quần, phụ kiện… của phụ nữ hiện đại đều trở nên đa dạng hơn, phóng khoáng hơn. Điều đó nhờ vào việc giao hòa giữa các nền văn hóa và sự thay đổi trong tư duy, lối sống của họ.
Đặc biệt hơn, thì phải nói về sự thay đổi về vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Thay vì không được đi học, chỉ ở nhà chăm con, lệ thuộc vào chồng và không có tiếng nói trong xã hội như trước. Thì ngày nay, phụ nữ cũng đến trường, lao động, cống hiến cho xã hội không khác gì nam giới. Họ cũng có những vị trí và tiếng nói nhất định trong xã hội, không phải phụ thuộc vào bất kì ai cả. Đây là một bước tiến mạnh mẽ về sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Giờ đây, phụ nữ đã dám tự tin thể hiện suy nghĩ, thực hiện ước mơ và nói lên khát vọng của chính mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những khác biệt ấy, người phụ nữ hiện đại vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm chất tốt đẹp từ ngày xưa truyền lại. Đó là sự tảo tần, giàu tình yêu thương, chia sẻ. Những người phụ nữ vẫn luôn là người giữ lửa cho tổ ấm bình yên. Họ vẫn chịu thương, chịu khó, luôn sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc gia đình.
Chính vì thế, thật tự hào để nói rằng, dù là ngày xưa hay hiện nay, thì những người phụ nữ vẫn là những đóa hồng xinh đẹp và quý giá của thế giới này với những điều tuyệt vời nhất.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 11
Phụ nữ luôn đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong xã hội. Trong thời đại hiện đại, cùng với những thay đổi vô cùng mạnh mẽ và to lớn về mọi mặt của xã hội, phụ nữ cũng đã trải qua những thay đổi tương tự.
Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất chính là thay đổi về ngoại hình. Từ kiểu tóc, cách trang điểm, áo quần, phụ kiện và cả phong cách sống, phụ nữ hiện đại đã trở nên đa dạng hơn và phóng khoáng hơn. Điều này chính là kết quả của sự giao thoa giữa các nền văn hóa và sự thay đổi trong tư duy và lối sống của phụ nữ.
Tuy nhiên, việc thay đổi về ngoại hình không đại diện cho tất cả các khía cạnh của sự phát triển của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Các phụ nữ hiện nay cũng đã chứng minh cho thế giới thấy rằng họ có khả năng và tài năng để đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế và chính trị.
Bên cạnh thay đổi về ngoại hình, phụ nữ cũng đã có những thay đổi về tính cách, tư tưởng và quan niệm. Ngày nay, phụ nữ tự tin và phóng khoáng hơn trong cách thể hiện bản thân, không còn bị gò bó bởi những ràng buộc xã hội trước đây. Họ trân trọng bản thân, yêu thương cuộc sống và biết cách sống thật với chính mình.
Ngoài ra, phụ nữ cũng có nhiều quyền lợi hơn trước đây. Họ được bình đẳng với nam giới trong nhiều lĩnh vực, có thể tự do lựa chọn nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp của mình. Đồng thời, phụ nữ cũng được xã hội tôn trọng và bảo vệ, không còn phải chịu sự phân biệt đối xử hay bạo lực gia đình như trước đây.
Tuy nhiên, phụ nữ vẫn đang đối mặt với một số thách thức và khó khăn. Đó là sự đối xử bất công, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, nhất là trong lĩnh vực công việc. Ngoài ra, phụ nữ cũng đang phải đối mặt với những áp lực từ xã hội về việc phải vừa hoàn thành công việc, vừa chăm sóc gia đình và con cái.
Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội và đã có những thay đổi đáng kể trong thời kì hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn đang chờ đón để phụ nữ vượt qua và phát triển bản thân mình trong xã hội ngày càng phát triển này.
Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã trải qua một cuộc cách mạng về vị thế và vai trò. Trước đây, họ thường bị giới hạn trong việc đi học và chỉ có thể ở nhà chăm sóc con cái, lệ thuộc vào chồng và không có tiếng nói trong xã hội. Nhưng hiện nay, phụ nữ đã có quyền truy cập vào giáo dục, có thể đến trường và tiếp cận với những kiến thức mới. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia vào các hoạt động lao động, cống hiến cho xã hội và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Sự thay đổi về vị thế của phụ nữ trong xã hội được thể hiện rõ ràng hơn thông qua việc họ không chỉ có mặt ở các vị trí thấp hơn, mà còn đạt được những vị trí cao hơn, có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đến cả xã hội và nền kinh tế. Điều này đã chứng minh rằng, phụ nữ cũng có thể thành công như nam giới và đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, phụ nữ cũng đã dám tự tin thể hiện suy nghĩ, thực hiện ước mơ và nói lên khát vọng của chính mình. Điều này cho thấy rằng, họ đã không còn phụ thuộc vào bất kì ai nữa, mà có thể tự quyết định cho cuộc đời của mình. Đây là một bước tiến mạnh mẽ về sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại, giúp cho người phụ nữ được đánh giá và đối xử công bằng hơn. Từ đó, tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho toàn bộ xã hội và giúp cho con người phát triển một cách toàn diện hơn.
Người phụ nữ hiện đại không chỉ có những khác biệt đáng kể về ngoại hình và vai trò trong xã hội, mà còn giữ vẹn những phẩm chất tốt đẹp từ thời xa xưa. Tảo tần, giàu tình yêu thương, chia sẻ vẫn là những đặc trưng đặc biệt của họ. Tuy bận rộn với công việc và cuộc sống hiện đại, những người phụ nữ vẫn giữ cho mình vai trò quan trọng như giữ lửa cho tổ ấm bình yên, tạo ra một môi trường ấm cúng và yên tĩnh cho gia đình. Chịu thương, chịu khó và sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc của gia đình, đó là những phẩm chất cao đẹp của phụ nữ.
Với những phẩm chất này, người phụ nữ là những đóa hoa hồng xinh đẹp và quý giá của thế giới này, tạo ra những điều tuyệt vời và trân quý nhất. Vì vậy, chúng ta có thể tự hào rằng những đóng góp của phụ nữ cho xã hội và gia đình đều là không thể thay thế.
Trong tương lai, sự phát triển của phụ nữ sẽ tiếp tục được cải thiện và phát triển. Chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai tươi sáng, trong đó phụ nữ được đối xử công bằng và bình đẳng như nam giới, và có thể góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 12
Người phụ nữ, như một nửa của thế giới, luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào vai trò này cũng được xã hội công nhận và trân trọng. Điều này dễ thấy qua sự so sánh giữa hình ảnh của người phụ nữ xưa và người phụ nữ hiện đại.
Trong xã hội phong kiến, đạo Khổng đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục và được coi là chuẩn mực tri thức cho tất cả các môn sinh, sĩ tử. Tuy nhiên, đạo Khổng cũng có mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò và vị trí của phụ nữ. Trong suốt thời kỳ phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã trở thành tiềm thức của tất cả người dân Việt Nam. Những người phụ nữ bị hạn chế nghiêm ngặt trong việc tiếp cận giáo dục, không được phép học chữ, văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai và cuộc đời của họ cũng không được tự do định đoạt mà phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của cha mẹ. Khi đến tuổi cập kê, việc lựa chọn người đàn ông để kết hôn sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được phép tự do yêu đương. Điều đáng thương là số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến rất bạc bẽo.
Những tác phẩm văn học xưa thường miêu tả người phụ nữ dưới góc nhìn ngoại hình và tính cách. Mỗi nhân vật được tạo hình với vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng thân phận khác nhau.
Trong truyện “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, nhân vật nữ chính được miêu tả là “vừa trắng lại vừa tròn”, mang vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không cầu kì nhưng vẫn quyến rũ với làn da trắng mịn màng. Đây là hình ảnh của người phụ nữ lao động, chất phác và mạnh mẽ, sống tại vùng quê.
Thời gian trôi qua, xã hội ngày càng tiến bộ và hiện đại hơn, thay thế cho thời phong kiến và chiến tranh đã từ lâu trôi qua. Cùng với sự thay đổi này là những tiêu chuẩn xã hội được thay đổi nhiều, trong đó bao gồm cách nhìn nhận về vai trò của phụ nữ trong xã hội. Hiện nay, phụ nữ được coi trọng hơn so với thế hệ trước, họ được cấp quyền truy cập vào giáo dục và có thể làm bất kỳ công việc nào mà họ yêu thích, không bị hạn chế như trước đây. Nhiều doanh nghiệp hiện nay được lãnh đạo bởi các nữ doanh nhân, và nhiều vị trí quan trọng trong chính phủ và bộ máy quản lý đều do phụ nữ đảm nhiệm, như bà Nguyễn Thị Kim Ngân và bà Trương Mỹ Hoa.
Trong xã hội hiện đại, dù vị trí của người phụ nữ ngày càng được đánh giá cao và ngang hàng với nam giới, nhưng nhiều người lại bận rộn với công việc và sở thích cá nhân mà quên đi nhiều giá trị truyền thống của người phụ nữ. Mặc dù không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn hay chăm sóc gia đình, cuộc sống riêng của họ cũng được tôn trọng. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, người phụ nữ vẫn nên biết những việc cơ bản nhất trong vai trò vợ, mẹ và chủ nhân của gia đình. Thực tế đã chứng minh rất nhiều gia đình vì quá bận rộn với công việc mà bỏ qua tình cảm gia đình và dẫn đến ly hôn và sự đổ vỡ hôn nhân. Điều đó là thật đáng tiếc.
Trong thế giới này, không thể nào hoàn hảo nếu thiếu đi người phụ nữ, do đó vai trò của họ trong xã hội là không thể bị bỏ qua. Thời gian đã thay đổi và hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng vị trí của phụ nữ đã được định vị đúng đắn và xứng đáng.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 13
Những người phụ nữ luôn mang trong mình sứ mệnh cao cả, là một nửa kia của thế giới, trong xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được đảm bảo, mọi người công nhận và trân trọng, nhất là phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Trong xã hội phong kiến, khi nho giáo giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà, là quy chuẩn cho tri thức của tất cả học sinh, sĩ tử. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc đổi mới của đất nước thì nho giáo cũng có những mặt hạn chết nhất định, đó là xem thường giá trị và vai trò của người phụ nữ, coi họ là tầng lớp dưới cùng của xã hội cho dù có xuất thân ở gia đình dòng dõi hoàng tộc gì đi chăng nữa. Trong suốt thời kỳ phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã trở thành một quy tắc bất thành văn trong tâm trí người Việt. Những người phụ nữ không được đi học, không được phép học chữ, học văn, học đạo, cuộc đời của họ phải phó mặc vào tay người khác, không làm chủ được vận mệnh của mình. Khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc cưới ai sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được tự do theo ý mình. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thật tủi nhục, bạc bẽo mà đáng thương làm sao.
Một điều không thể phủ nhận trong xã hội đó, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội bên ngoài chà đạp hay bị cả chính người cha ruột, người chồng mình khinh rẻ. Sống trong xã hội hà khắc với người phụ nữ, phân biệt giới tính như thế thì thường những người phụ nữ luôn tần tảo, cần cù, chịu thương, chịu khó, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo quy chuẩn của xã hội. Cả gia đình được chăm sóc bởi bàn tay của người phụ nữ và có thể nói rằng họ chính là hậu phương vững chắc nhất để chồng mình có thể yên tâm bôn ba kiếm tiền ngoài kia nuôi cả gia đình.
Do sự phát triển của kinh tế, xã hội mà một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn đã xuất hiện. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội cũng có bước phát triển tột độ, một trong số đó phải kể đến địa vị của người phụ nữ. So với xã hội trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đảm bảo những quyền lợi như nam giới, họ có thể đi học, tham gia vào bất kỳ công việc nào của xã hội, được tự quyết định nửa kia của mình, làm những điều mình thích chứ không hề bị cấm cản. Điển hình cho việc đó là trong xã hội ngày nay có rất nhiều người phụ nữ đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, những tỷ phú nữ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Trương Mỹ Hoa.
Người phụ nữ hiện đại nay đã không còn phải phụ thuộc vào bất kỳ ai, không bị bắt học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học lọt lòng đối với bất kỳ một cô thiếu nữ nào như trước kia nữa. Ngày nay, khi một người phụ nữ chẳng may thành góa phụ, họ hoàn toàn có thể lựa chọn việc bước tiếp hay ở vậy đến già, tìm một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông con, một lòng chung thủy với người chồng đã mất như trước kia.
Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ ngày càng được đề cao ngang bằng với nam giới thì nhiều người lại mải mê lo sở thích riêng của bản thân, mong đợi vào những nam giới có tiền mà đánh mất đi bản chất truyền thống tốt đẹp vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ ngày nay đều biết nấu ăn, đảm đương việc nhà, biết lo toan, vun vén cho gia đình. Đó là sự lựa chọn của riêng họ, không có gì chê trách nhưng theo quan điểm của riêng em, người phụ nữ vẫn luôn phải giữ những giá trị tốt đẹp nhất trên cương vị của một người mẹ, người vợ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã có rất nhiều gia đình mà cả người chồng, vợ bận rộn với công việc riêng mà quên đi chăm sóc con cái, hạnh phúc gia đình, kết cục là đổ vỡ hôn nhân. Điều đó thật đáng buồn làm sao.
Nếu không có sự xuất hiện của phụ nữ, thế giới này sẽ không thể nào phát triển được, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy theo sự phát triển của xã hội, kinh tế, thời gian trôi qua mà quyền lợi của phụ nữ được đảm bảo, họ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.
Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay- Mẫu 14
Có thể thể nói rằng vũ trụ luôn ẩn chứa những điều kỳ bí, hùng vĩ nhất mà con người chưa thể nào khám phá hết. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng người phụ nữ vẫn luôn là huyền bí nhất. Dễ dàng chúng ta có thể nhìn thấy trong xã hội ngày nay địa vị của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với trước. Người phụ nữ ngày xưa luôn phải chịu những sự áp bức, bóc lột, chà đạp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Theo quy luật tất yếu của sự phát triển, ta có thể thấy rõ được sự khác biệt rõ rệt trên mọi mặt của người phụ nữ xưa và nay.
Người phụ nữ được tượng trưng cho những gì là đẹp, tinh túy nhất trên cuộc đời, điều đó cũng đúng. Vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong xã hội hiện đại. Nhưng đó chỉ là thời nay, còn theo xã hội phong kiến ngày xưa thì chúng ta cùng đi tìm hiểu xem họ đã từng thiệt thòi, tủi nhục đến nhường nào.
Thân phận của người phụ nữ xưa thật bé nhỏ, luôn bị vùi dập bởi các thế lực trong xã hội. Họ là những người đẹp cả về nhân cách và ngoại hình nhưng lại luôn bị đối xử bất công giống như Nguyễn Du đã từng kêu than:
Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Người phụ nữ trong xã hội cũ dường như họ không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, không được tự quyết bất cứ điều gì dù là nhỏ nhất, họ luôn phải phó thác số phận của mình vào trong tay người khác. Thế rồi biết bao nhiêu là hủ tục phong kiến thối nát đã đẩy số phận của họ vào đường cùng, tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Thực sự thì chính số phận của họ không thể nào thoát khỏi sự vô lý đó. Nhưng thông qua đây, ta nhận thấy rằng tất cả những gì là đẹp nhất về tâm hồn của họ thì luôn luôn được ca ngợi, thật đáng để trân trọng và lưu giữ biết bao.
Không thể phủ nhận rằng chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền được sống của con người nhất là người phụ nữ luôn rơi vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, không có một phương thức gì để đảm bảo quyền tối thiểu và tự nhiên của họ được hưởng. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ là biểu tượng cho câu nói “chim trong lồng, cá trong chậu”. Người phụ nữ dường như cũng không thể nào làm chủ được bản thân, làm chủ được hôn nhân, cuộc sống của mình dẫu những sự khao khát của họ là vô cùng bình dị, đơn giản. Người phụ nữ sống trong thời đại nào cũng vậy, nhắc đến họ là liên tưởng đến hình ảnh con người cần cù, chịu thương, chịu khó, tần tảo vun vén, chăm sóc cho gia đình, hy sinh và lòng thủy chung son sắt. Một số người phụ nữ ngày nay còn thậm chí không biết cả đến nội trợ, chăm sóc con cái, gia đình. Người phụ nữ luôn phải giữ lửa tình yêu, những sự cống hiến của họ chưa bao giờ vơi cạn. Người phụ nữ ngày nay họ hoạt bát, thông tin không kém những gì nam giới cả. Điển hình là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Mỹ Hoa là những người đàn bà đầy quyền lực trong xã hội, họ đảm đương rất tốt công việc của mình. Nếu như chúng ta vẫn luôn quan niệm người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình thì điều đó ở xã hội ngày nay đã không còn đúng. Họ không cần một bờ vai vững chắc, cánh tay khỏe khoắn, thân hình lực lượng nhưng vẫn có thể chia sẻ việc nhà, những gánh nặng về kinh tế của đàn ông. Ta cũng có thể nhận ra rằng đó cũng chính là cách để vợ có thời gian chăm sóc con cái, vun vén hạnh phúc gia đình nhiều hơn và cống hiến xây dựng xã hội hiện đại ngày nay.
Người phụ nữ xưa và phụ nữ nay tuy có khác về địa vị xã hội, nhưng những giá trị tốt đẹp lưu truyền ngàn đời nay của họ như sự chịu thương chịu khó, đức tính tốt đẹp thì không hề thay đổi theo thời gian.
Trên đây là nội dung bài học Nghị luận suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay (14 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)