Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã lớp 12 chọn lọc hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết và 7 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành bài tập tốt của mình.
Đề bài: Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã
Dàn ý Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã
1. Mở bài
Bạn đang xem: Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã (7 mẫu)
Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính hòa nhã, cách sống hòa nhã
2. Thân bài
– Giải thích:
- Hòa có nghĩa là hòa thuận, hòa đồng
- Nhã có nghĩa là nhã nhặn, dịu dàng
- Hòa nhã có nghĩa là thái độ nhẹ nhàng với mọi người
– Biểu hiện của lối sống hòa nhã: đó là những người rất hòa đồng với mọi người. Họ là những người không thích trốn ồn ào và dù có cáu giận vẫn cư xử nhẹ nhàng.
– Tại sao sống hòa nhã lại không dễ dàng?: trong cuộc sống sẽ có rất nhiều việc khiến chúng ta nổi cáu, rất nhiều lúc chúng ta không thể giữ được bình tĩnh của mình vậy nên khó có ai có thể chắc chắn ta sẽ luôn hòa nhã với mọi người.
3. Kết bài
Khẳng định sống hòa nhã là một đức tính tốt đẹp của con người và chúng ta cần phải tu dưỡng bản thân để có thể sống hòa nhã với mọi người.
7 mẫu Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã
Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã- Mẫu 1
Thái độ cư xử của mọi người với nhau là một vấn đề rất cần được quan tâm trong xã hội hiện nay. Bên cạnh những người biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác thì lối sống hòa nhã là một trong những điều khiến cho chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện.
Hòa có nghĩa là hòa thuận, hòa đồng. Nhã có nghĩa là nhã nhặn, dịu dàng. Như vậy hòa nhã có nghĩa là thái độ nhẹ nhàng với mọi người. Đó là một đức tính vô cùng tốt đẹp và đáng ngợi ca của con người.
Những người sống hòa nhã là những người rất hòa đồng với mọi người. Đó là những người mà dù bạn có làm gì có lỗi với họ thì họ vẫn luôn giữ thái độ cư xử nhẹ nhàng để nói chuyện với bạn. Đó là những người luôn hiền hậu ngay cả khi họ tức giận. Đôi với những người có đức tính hòa nhã cuộc sống của họ vô cùng thanh bình, không hề có chuyện xảy ra thù hận mà dẫn đến những hậu quả khó lường. Họ sống một cách bình yên, thanh thản trước mọi sự việc xảy đến. Họ luôn nở nụ cười với những người xung quanh và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như đồng cảm với những người mà họ yêu quý.
Có nhiều người nghĩ rằng những người hòa nhã đang giả tạo mà họ không hiểu được đó là đức tính tốt đẹp của người đó. Những người hòa nhã họ thường không thích ồn ào, thị phi nhưng không có nghĩa là họ sống lặng lẽ. Và thường những người hòa nhã sẽ có cách xử lí mọi việc khôn khéo hơn người khác bởi họ đủ bình tĩnh để nhìn nhận phải trái, đúng sai. Và những người sống hòa nhã hiển nhiên sẽ được mọi người yêu mến và nể phục.
Tuy nhiên để sống được hòa nhã không phải điều dễ dàng. Ai có thể chắc chắn rằng bạn sẽ không nổi cáu trước những việc xấu mà mọi người đối xử với bạn. Trong cuộc sống cũng có rất nhiều việc khiến ta nóng giận và bạn có tự tin rằng mình sẽ luôn hòa nhã? Nhưng dù có chuyện gì xảy ra chúng ta phải luôn biết sống hòa nhã vì cách sống ấy không những giải quyết được vấn đề mà còn giúp chúng ta có một cuộc sống bình yên, thanh thản.
Quả thực đức tính hòa nhã là một đức tính rất đáng trân trọng và ngợi ca. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng tu dưỡng bản thân mình để có thể sống hòa nhã với tất cả mọi người, được mọi người yêu quý.
Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã- Mẫu 2
Sống nhã là rất khó; cực khó thì đúng hơn là rất khó. Từ xửa xưa, các bậc hiền triết đều mong tới một xã hội sống nhã. Ai ai cũng sống nhã thì xã hội thanh bình, nhẹ nhàng, cuộc sống trở nên dễ chịu và sảng khoái. Sống trái với nhã là ồn ào, bát nháo, là xô bồ như một cuộc họp chợ.
Người sống thiếu nhã thì ồn ào, gầm gừ, nhìn đâu cũng thấy đối thủ, không đối thủ thì là đối tác. Thiếu nhã thì mọi gam màu đối chọi nhau gay gắt, ăn sấm nói bão. Thiếu nhã, xã hội sẽ là xã hội của Thuỷ Hử, bặm trợn, cương cường, chỉ chực đấu đầu, khoa tay. Anh hùng xuất hiện ở chỗ thiếu nhã, nhưng mĩ nhân thì chỉ có mặt ở nơi có nhã. Hổng Lâu Mộng là nhã, ăn nói văn hoa, nhẹ nhàng, cử chỉ ôn hoà, sảng khoái, thiên về tinh thần hoà giải hơn là tranh đấu, thiên về đối thoại hơn là đối đầu.
Trong cơ quan, anh nào sống nhã thì trở thành cái vịnh trú bão cho mọi người. Họ sẽ tìm tới anh để ẩn nấp khi ngửi thấy mùi giông bão của những kẻ thiếu nhã, họ tìm tới anh để dưỡng thương sau khi va chạm với những anh sống bão giông. Cái anh có nhã nhìn cuộc đời nhẹ nhõm, xem mọi sự là vui vẻ, thấy có rất nhiều con đường chứ không thể chỉ là một con đường duy nhất. Anh thiếu nhã thì chỉ thấy có mỗi một con đường và không có thắng hoặc bại, đến đích hoặc bỏ cuộc.
Mà cuộc đời thì đâu cứ nhất thiết phải tự mình đẩy mình vào thế chân tường. Có những thứ ở thế chân tường thì hay, nhưng phần lớn thì không hay bởi nó khiến cho mọi sự căng thẳng. Đến đích có thể bằng nhảy, bằng bay cùng với nụ cười. Nhã thì bền, dẻo dai mà chặt chẽ, thiếu nhã thì mệt mỏi, hay vỡ. Trong công việc mà nhã thì được việc hơn là không nhã. Trong sinh hoạt cá nhân, như ăn uống chẳng hạn, mà nhã thì nếu không được yêu cũng không bị chú ý. Sinh hoạt cá nhân mà thiếu nhã thì chỉ tổ gây chú ý. Gây sự chú ý thì đôi lúc cũng tốt, nhưng nhiều khi cũng chả hay. Con người muốn làm được nhiều việc thì cần phải tránh bị chú ý.
Một người nhã thì bán hàng cũng suôn sẻ hơn người thiếu nhã. Anh thiếu nhã, có bán được hàng cũng dứt khoát phải sứt mẻ cái gì đó, không mình sứt mẻ thì người mua sứt mẻ. về mặt thái độ, tính trên sân cỏ, nơi mà mọi tính cách bộc lộ ghê gớm nhất, nam tính nhất, thì những cầu thủ giỏi, những siêu sao bao giờ cũng là người nhã. Họ sẽ không mấy khi gây gổ, cãi cọ với trọng tài, với đối phương, mà mỗi khi phạm lỗi hoặc bị phạm lỗi họ rất nhã. Họ chỉ tập trung vào quả bóng hoặc ghi bàn chứ không căng cứng với những cái ngoài bóng.
Nhã thì thuộc hệ bên trong, sâu đằm, hài hoà, là kẻ đi chinh phục chứ không bị chinh phục. Nhã bao giờ cũng là nơi hội tụ, không phải nơi phát tán, càng không phải nơi gây ra những xáo trộn tệ hại, lấy nước bằng một nụ cười khó hơn lấy nước bằng thanh gươm vì thế mà cũng sang trọng hơn, cao cả hơn.
Sống nhã để tới thì khó, nhưng không đạt tới thì xem ra sống càng ngày càng khó hơn.
Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã- Mẫu 3
Sống hòa nhã là rất khó; cực khó thì đúng hơn là rất khó. Từ xa xưa, các bậc hiền triết đều mong tới một xã hội sống nhã. Ai ai cũng sống nhã thì xã hội thanh bình, nhẹ nhàng, cuộc sống trở nên dễ chịu và sảng khoái. Sống trái với nhã là ồn ào, bát nháo, là xô bồ như một cuộc họp chợ. Người sống thiếu nhã thì ồn ào, gầm gừ, nhìn đâu cũng thấy đối thủ, không đối thủ thì là đối tác. Thiếu nhã thì mọi gam màu đối chọi nhau gay gắt, ăn sấm nói bào. Thiếu nhã, xã hội sẽ là xã hội của Thủy Hử, bặm trợn, cương cường, chỉ chực đấu đầu, khoa tay. Anh hùng xuất hiện ở chỗ thiếu nhã, nhưng mĩ nhân thì chỉ có mặt ở nơi có nhã. Hồng Lâu Mộng là nhã, ăn nói văn hoa, nhẹ nhàng, cử chỉ ồn hoà, sảng khoái, thiên về tinh thần hòa giải hơn là tranh đấu, thiên về đối thoại hơn là đối đầu. Trong cơ quan, anh nào sống nhã thì trở thành cái vịnh trú bão cho mọi người.
Họ sẽ tìm tới anh để ẩn nấp khi ngửi thấy mùi giông bão của những kẻ thiếu nhã, họ tìm tới anh để dưỡng thương sau khi va chạm với những anh sông bão giông. Cái anh có nhã nhìn cuộc đời nhẹ nhõm, xem mọi sự là vui vẻ, thấy có rất nhiều con đường chứ không thể chỉ là một con đường duy nhất. Anh thiếu nhà thì chỉ thấy có mỗi một con đường và không có thắng hoặc bại, đến đích hoặc bỏ cuộc. Mà cuộc đời thì đâu cứ nhất thiết phải tự mình đẩy mình vào thế chân tường. Có những thứ ở thế chân tường thì hay, nhưng phần lớn thì không hay bởi nó khiến cho mọi sự căng thẳng. Đến đích có thể bằng nhảy, bằng bay cùng với nụ cười. Nhã thì bền, dẻo dai mà chặt chẽ, thiếu nhã thì mệt mỏi, hay vỡ. Trong công việc mà nhã thì được việc hơn là không nhã. Trong sinh hoạt cá nhân, như ăn uống chẳng hạn, mà nhã thì nếu không được yêu cũng không bị chú ý. Sinh hoạt cá nhân mà thiếu nhã thì chỉ tổ gây chú ý. Gây sự chú ý thì đôi lúc cũng tốt, nhưng nhiều khi cũng chả hay. Con người muốn làm được nhiều việc khi cần phải tránh bị chú ý. Một người nhã thì bán hàng cũng suôn sẻ hơn người thiếu nhã. Anh thiếu nhà, có bán được hàng cũng dứt khoát phải sứt mẻ cái gì đó, không mình sứt mẻ thì người mua sứt mẻ. về mặt thái độ, tính trên sân cỏ, nơi mà mọi tính cách bộc lộ ghê gớm nhất, nam tính nhạt, thì những cầu thủ giỏi, những siêu sao bao giờ cũng là người nhã. Họ sẽ không mấy khi gây gổ, cãi cọ với trọng tài, với đối phương, mà mỗi khi phạm lỗi hoặc bị phạm lỗi họ rất nhã. Họ chỉ tập trung vào quả bóng hoặc ghi bàn chứ không căng cứng với những cái ngoài bóng. Nhã thì thuộc hệ bên trong, sâu đắm, hài hoà, là kẻ đi chinh phục chứ không bị chinh phục. Nhã bao giờ cũng là nơi hội tụ, không phải nơi phát tán, càng không phải nơi gây ra những xáo trộn tệ hại, lấy nước bằng một nụ cười khó hơn lấy nước bằng thanh gươm vì thế mà cũng sang trọng hơn, cao cả hơn.
Sống nhã để tới thì khó, nhưng không đạt tới thì xem ra sống càng ngày càng khó hơn.
Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã- Mẫu 4
Mỗi cá nhân đều là một phần không thể thiếu trong bức tranh xã hội rộng lớn. Khi những cá nhân này kết hợp lại với nhau, chúng ta tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Để xây dựng và duy trì một tập thể mạnh, mỗi người phải hòa mình vào tập thể đó. Sống một cuộc sống hòa hợp với mọi người không chỉ mang lại sự bình an, niềm vui, mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính bản thân mình và thích nghi với môi trường xã hội.
Lối sống hòa hợp đòi hỏi chúng ta tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi cá nhân để phù hợp với nhu cầu và giá trị của cộng đồng. Người có lối sống này thường được đánh giá cao và được hỗ trợ, họ góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Sự hòa hợp trong cuộc sống thể hiện phẩm chất tốt đẹp và cao quý của con người.
Sống hòa hợp không chỉ tạo ra sự đoàn kết trong tập thể mà còn thúc đẩy sự tham gia tích cực và sự hiểu biết lẫn nhau. Trong môi trường học tập, chúng ta cần thể hiện tính thân thiện và hòa nhã với bạn bè, tôn trọng thầy cô và duy trì lối sống lịch sự. Đồng thời, chúng ta cũng cần chia sẻ yêu thương và giúp đỡ bạn bè trong những thời khắc khó khăn, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động và góp ý xây dựng bài học.
Ở trong gia đình, lối sống hòa hợp thể hiện thông qua việc nhường nhịn và tôn trọng mọi người, đặc biệt là ông bà và cha mẹ. Chúng ta cần thể hiện lòng yêu thương và chăm sóc đối với gia đình, thường xuyên tham gia vào công việc nhà và đóng góp vào môi trường gia đình lành mạnh.
Tuy nhiên, còn những người có lối sống ích kỷ, không biết hòa nhã với người xung quanh. Chúng ta thường gặp họ trong lớp học, khi họ không tham gia tích cực vào bài giảng hoặc không chia sẻ ý kiến để xây dựng. Họ thường tỏ ra lạnh lùng và không quan tâm đến bạn bè trong những lúc khó khăn. Những người như vậy thường bị xa lánh và mất niềm tin từ mọi người.
Lối sống hòa hợp giúp chúng ta được yêu thương, tin tưởng và được giúp đỡ, đồng thời tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Một người đâu phải nhân gian. Sống trong một đốm lửa tàn mà thôi.” Không ai tồn tại một mình, và để có cuộc sống ý nghĩa, chúng ta cần sống hòa hợp với mọi người.
Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã- Mẫu 5
Xã hội thịnh vượng và thanh bình khi mọi người biết sống hòa hợp và đoàn kết với nhau. Sống hòa hợp không chỉ đem lại niềm vui mà còn thúc đẩy sự hòa thuận và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Những người có lối sống hòa hợp và lòng mở cửa trái tim thường được mọi người quý mến và sẵn sàng giúp đỡ.
Lối sống hòa hợp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ xã hội đáng trân trọng. Đặc biệt đối với học sinh, việc sống hòa hợp với mọi người xung quanh là cực kỳ quan trọng. Nó giúp tạo nên tinh thần đoàn kết, khuyến khích sự tham gia vào các hoạt động chung, và góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến cá nhân.
Lối sống hòa hợp không chỉ mang lại lợi ích trong mối quan hệ xã hội mà còn có ích cho việc phát triển cá nhân của học sinh. Nó giúp họ tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức, thái độ, và hành vi của mình để phù hợp với yêu cầu của cộng đồng. Điều quan trọng là lòng mở cửa tâm hồn này giúp học sinh hiểu rõ hơn và nắm bắt được thế giới xung quanh.
Trong quá trình rèn luyện lối sống hòa hợp và thân ái, học sinh cần biết cởi mở, vui vẻ, chân thành, tôn trọng, và thực hiện nguyên tắc bình đẳng. Họ cần thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, không bao che, không thiên vị, và không gieo rắc sự đố kỵ. Trong công việc, họ cần biết thực hiện công việc một cách xuất sắc, đoàn kết với đồng nghiệp, và biết nhường nhịn, sẻ chia với người khác.
Lối sống hòa hợp và thân ái là sự thể hiện của đạo lí tương thân, tương ái, và làm đẹp cho dân tộc.
Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã- Mẫu 6
Cuộc sống là một tập hợp đa dạng của tri thức và tình cảm, và khi con người tích luỹ và phát triển cả hai, xã hội sẽ tiến bộ. Chúng ta cũng như đang xây dựng cầu với những viên gạch từ lòng hòa thuận; chúng ta tương tác tốt với mọi người, tỏ ra đồng cảm và yêu thương đối với những người cần sự giúp đỡ. Trước mọi khó khăn và nỗi đau của người khác, chúng ta đang tạo ra sự cải thiện trong cuộc sống của họ, không cần mong đợi phần thưởng hay lợi ích cá nhân, chỉ vì sự chân thành và đồng cảm trong trái tim.
Trong xã hội, có nhiều cuộc sống mang gánh nặng của bất hạnh và khó khăn. Bằng cách chúng ta thể hiện tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ những người này, chúng ta làm dịu đi phần nào nỗi đau của họ và góp phần làm cho xã hội trở nên đẹp đẽ và mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng hơn, khi chúng ta giúp đỡ người khác, chúng ta cũng nhận được sự kính trọng và niềm tin từ họ, và họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ chúng ta trong thời khắc khó khăn. Bằng cách chia sẻ, yêu thương và hỗ trợ nhau, mỗi người trong xã hội đóng góp vào sự giàu có về tình cảm và phát triển văn minh của nó.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại những người ích kỷ, không quan tâm đến người khác và thậm chí vô tâm đối với nỗi đau của họ. Những người này sẽ không nhận được tình yêu và sự ủng hộ của người khác và có thể dần dần cô lập bản thân trong cuộc sống.
Chúng ta chỉ có một cuộc sống để sống, vì vậy hãy sống nó với lòng tử tế, sẵn sàng cho đi và yêu thương. Bằng cách này, chúng ta có thể làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, và con người có thể trải qua cuộc sống đầy ý nghĩa hơn, vì cuối cùng, “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã- Mẫu 7
Trong cuộc sống của chúng ta, không bao giờ tồn tại sự hoàn toàn cách biệt khỏi những người xung quanh. Tuy nhiên, đôi khi, dù có sự hỗ trợ và quan tâm của người khác, một số người vẫn không thể thấu hiểu và tạo sự hòa hợp trong mối quan hệ của họ. Ngay cả trong gia đình, việc tạo ra sự đồng lòng và hài hòa giữa các thành viên cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, khi chúng ta đạt được điều này, gia đình của chúng ta sẽ thăng hoa trong niềm hạnh phúc.
Sự hòa hợp không đơn giản là việc kéo dài cuộc sống bên nhau mà nó nằm ở việc chúng ta tồn tại vì nhau. Chúng ta thể hiện sự vui vẻ, lòng khoan dung và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động có ích cho cộng đồng. Điều quan trọng là đánh giá mức độ chúng ta đang sống vì nhau như thế nào. Liệu chúng ta đang đặt người khác lên hàng đầu hay chỉ quan tâm đến mình mình? Chúng ta có đang đóng góp cho những người thân yêu nhất không?
Trên một chuyến xe buýt, thường thấy nhiều thanh niên không chịu nhường ghế cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ. Họ cạnh tranh với nhau để giành lấy một vị trí ngồi. Điều này cho thấy họ chưa thể hiện sự sống vì người khác. Thường thì chúng ta cần thời gian để học cách sống hòa hợp với người khác. Ban đầu, để thể hiện tinh thần này, chúng ta cần học cách nhường nhịn và không tranh giành quá nhiều. Đừng bao giờ quên rằng người khác cần sự giúp đỡ của bạn.
Thậm chí, trong gia đình của bạn, bạn cũng cần tạo ra sự hòa hợp. Hãy xem xét việc bạn có thể đóng góp để giúp các em nhỏ của bạn có cơ hội học hành tốt hơn không. Đừng sống chỉ vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua người khác.
Đừng nghĩ rằng sự hòa hợp chỉ cần thiết trong tình yêu. Trong mọi mối quan hệ, chúng ta cần sự hòa hợp để tạo nên niềm hạnh phúc và sự thăng hoa. Người yêu bạn và những người xung quanh bạn sẽ đánh giá cao bạn nếu bạn biết nhường nhịn, chia sẻ và thể hiện sự đồng cảm với những người gặp khó khăn. Nếu bạn chỉ quan tâm đến bản thân mình và lãng quên người khác, họ có thể tự hỏi liệu khi họ gặp khó khăn liệu bạn sẽ đứng về phía họ hay không.
Chúng ta sống không chỉ cho bản thân mình mà còn sống cho những người xung quanh. Thay vì sống ích kỷ, hãy học cách sống hòa hợp với mọi người. Cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với bạn khi bạn biết sống vì những người bạn yêu thương.
Trên đây là nội dung bài học Nghị luận về đức tính hòa nhã và cách sống hòa nhã (7 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)