Học TậpLớp 12

Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ (2 mẫu)

Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ lớp 12 chọn lọc hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết và 2 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành bài tập tốt của mình.

Đề bài: Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ

Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ
Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ

Dàn ý Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ

a. Mở bài:

Bạn đang xem: Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ (2 mẫu)

Dẫn một danh ngôn về sức mạnh của lời nói, từ đó dẫn vào vấn đề càn bàn luận.

b. Thân bài:

* Giải thích:

Suy nghĩ là gì?

– Nói là gì?

* Bàn luận:

Tại sao phải suy nghĩ rồi mới nói và đừng nói trước khi suy nghĩ?

– Suy nghĩ để chắc chắn mình nói đúng và không gây mâu thuẫn hay xung đột, không làm tổn thương người khác hay thiệt hại đối với bản thân.

– Suy nghĩ trước khi nói tập cho ta tính cẩn thân, biết tôn trọng những gì mình nói và tôn trọng người khác.

– Nói mà không suy nghĩ dễ mắc phải sai lầm. Sai lầm trong lòi nói thường gây mâu thuân và những hậu quả đáng tiếc.

– Lời nói sai lầm có thể tha thứ nhưng không thể làm người khác quên được.

– Không suy nghĩ trước khi nói là người vội vàng, hấp tấp không thể thành công trong cuộc sống. Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh rất lớn. không vì một phút thiếu suy nghĩ mà gây ra những tổn hại đối với bản thân và người khác.

* Cần làm gì trước khi nói ra điều gì đó:

– Suy nghĩ kĩ trước khi nói.

– Không nói nhưng gì mình không tin là đugns haowcj không chắc chắn.

– Đùng nói những lời khó nghe, gây xung đột. Không nói chuyện hoặc chỉ trích người khác.

– Rèn luyện lỗi sống trong sạch, vững mạnh, hướng đến một lỗi giao tiếp hiệu quả, giàu tình thương.

c. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.

2 mẫu Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ

Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ- Mẫu 1

Tôi đã được học rằng: “Giá trị của một con người được thể hiện trong cách ứng xử của họ”. Vâng, có lẽ nhiều người muốn bỏ qua nhưng sự thật là giàu có, học rộng, tài cao… chẳng nói lên được điều gì về con người cả. Chỉ cách ứng xử mới chính là chuẩn mực sống, là thước đo giá trị, bởi vậy, có lẽ những người trẻ như chúng ta ngoài việc học các môn tự nhiên ở trường, còn cần phải học những kĩ năng khác nữa. Trong đó, kĩ năng giao tiếp ứng xử là một “môn học” mà các bạn phải trạng bị thật kĩ trước khi bước vào đời. Có một quan niệm rất hay về cách ứng xử: “Mọi lời nói ra đều phải được suy nghĩ, nhưng không phải mọi điều suy nghĩ đều được nói ra”. Ngày nay, giới trẻ có ứng xử như vậy không?

Thực tế cho thấy hiện nay nhiều bạn trẻ có cách ứng xử trái ngược với quan niệm trên. Không biết do vô tình hay hữu ý, hay vì cuộc sống hiện tại quá tất bật đã khiến nhiều người nói mà không suy nghĩ. Nói trong lớp học, với bạn bè, gia đình, trong một buổi thảo luận, hay thậm chí là nói trước công chúng, người ta dễ dàng buông ra những câu thiếu suy nghĩ. Báo giới cũng không ít lần đề cập đến việc giới trẻ, cả những người nổi tiếng hiện nay nói thì nhiều mà suy nghĩ thì ít. Nhiều người cho rằng: “Không suy nghĩ nhiều tức là lời nói thật”. Quả là một sai lầm lớn, lời nói mà gây ra nhiều hậu quả và bắt nguồn từ sự thiếu chín chắn trong giao tiếp của bạn thì có được gọi là “nói thật”?

Đây quả là cách ứng xử sai lệch, những người nói mà không suy nghĩ thường cảm thấy xấu hổ về việc họ đã nói như vậy khi đã suy nghĩ thấu đáo hơn. Nói mà không suy nghĩ cho thấy một con người còn non trẻ, và trong giao tiếp đó là thể hiện của sự thô lỗ, bất lịch sự. Khi không suy nghĩ, phần lớn là nói sai, làm cho người tiếp nhận cảm thấy khó chịu hoặc họ sẽ đánh giá người nói là thiếu chín chắn. Những lời nói không suy nghĩ thường làm hỏng việc và làm căng thẳng hơn các mối quan hệ xã hội.

Hãy nhìn đi, tất cả những người thành công trên thế giới này đều có một kĩ năng giao tiếp khôn khéo và bộ óc lanh lợi để suy nghĩ kĩ trước khi họ sắp thốt ra một lời nào đó. Vậy nên, đừng để mình giống như một đứa trẻ, hãy suy nghĩ kĩ trước khi nói!

Đó là việc “nói”, còn việc “nghĩ”, bạn có thường đi nói với người khác những điều bạn nghĩ không?

“Không phải mọi điều suy nghĩ đều được nói ra”. Quan niệm này rất đúng, tiếc là một số bạn trẻ lại có cách ứng xử ngược lại: nói tất cả những gì mình nghĩ. Không phải lúc nào chúng ta cũng nghĩ đúng, cũng không phải việc gì chúng ta nghĩ là cần phải nói ra. Chỉ đúng khi chúng ta nói lên những suy nghĩ của mình về công việc, về cuộc sống, về những việc chính đáng có liên quan tới mình. Có những suy nghĩ gây ảnh hưởng đến người khác, cũng có những suy nghĩ tế nhị không nên nói. Việc giao tiếp vốn rất khó và phức tạp, nên chúng ta phải học cách giao tiếp phù hợp. Ai cũng khuyến khích chúng ta nói lên những suy nghĩ của mình, nhưng cái gì cũng có giới hạn và đừng đi quá giới hạn đó. Nói tất cả những gì mình nghĩ quả là một tai họa. Hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đi nói với nhà hàng xóm nơi cất chìa khóa tủ tiền nhà bạn? Ồ không, chắc chắn bạn sẽ thốt lên: “Chỉ có kẻ ngốc mới làm vậy!”. Đúng vậy đó, kẻ nào nói tất cả những gì mình nghĩ là một kẻ ngốc. Những điều bạn nghĩ có thể sẽ làm người khác khó chịu, làm mất lòng nhau, nếu đó là những điều không liên quan tới bạn , bạn sẽ trở thành một người nhiều chuyện. Những điều bạn nghĩ rất nhiều và có cả những bí mật quan trọng của cuộc đời bạn. Vậy đừng bao giờ nói tất cả, hãy chỉ nói lời phù hợp mà thôi.

Hẳn là bạn có nghe nhắc đến tên những cuốn sách nổi tiếng: Mật mã Da Vinci, Bí quyết kinh doanh của Bill Gates, Những điều ít biết về Steve Jobs, Bí ẩn Einstein… bạn thấy đấy, những người thành công vượt trội trên thế giới đều có rất nhiều bí mật chỉ để riêng cho họ, những bí mật thậm chí theo họ xuống tận nấm mồ mà bây giờ người ta vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp. Kĩ năng ứng xử giao tiếp quả là một “môn học” khó, nhưng đó là một môn học cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Hãy học cách suy nghĩ thấu đáo và chỉ nói lời phù hợp, hãy chọn cách sống khôn ngoan để thành công. Những ứng xử sai lệch của một số bạn trẻ hiện nay suy cho cùng cũng do sự thiếu chững chạc, đừng để mình trở thành một kẻ ngốc, một người không biết gì về kĩ năng giao tiếp. Vậy, “Hãy suy nghĩ tất cả những gì bạn nói, nhưng đừng nói tất cả những điều bạn nghĩ”, đó là một triết lí sống mà chúng ta phải tham khảo luôn, hãy là người văn hóa và khôn khéo trong ứng xử.

Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ- Mẫu 2

“Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu ca dao được người xưa truyền tay nhau dạy bảo con cháu nhằm khuyên nhủ chúng ta nên nói lời hay ý đẹp với nhau. Vì vậy, hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ.

Suy nghĩ là sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa tri thức mới và suy nghĩ có thể được thể hiện qua lời nói.

Nói là cách dùng những lời như những phương tiện để diễn tình và ý của mình, trong cuộc sống. Nó là đầu mối sự gián tiếp giữa người nọ với người kia. Nó còn là dấu hiệu của sự sống nữa như hơi thở vậy.

Suy nghĩ trước khi nói là một điều thiết yếu trong mỗi cuộc thảo luận, trò chuyện lành mạnh, suy nghĩ trước khi nói giúp ta nắm trọn được những lời nói từ ngữ trước khi ta nói ra với người nghe và từ đó có thể tạo thiện cảm với người nghe bằng những từ ngữ lịch sự trong sáng và dẫn tới một mối quan hệ lành mạnh và biến suy nghĩ của người khác về mình trở nên thiện cảm.

Suy nghĩ trước khi nói giúp ta không phạm phải các sai lầm trong lời nói, không gây ra máy thuẫn giữa người nghe và người nói, không làm tổn thương người khác hay thiệt hại đối với bản thân.

Việc suy nghĩ trước khi nói tạo cho chúng ta có một thói quen, đức tính cẩn thận trước mọi việc, biết tôn trọng người khác bằng những lời nói suy nghĩ và từ những lời nói ấy làm cho ta trở nên thành một người tốt đẹp trong mắt của người khác.

Nói mà không suy nghĩ dễ mắc phải sai lầm. Từ những sai lầm ấy có thể dẫn tới cải vả, tranh chấp và gây mâu thuẫn lẫn nhau và từ những lời nói sai lầm ấy khiến cho bản thân trở nên xấu xa trong mắt người khác và hay nói là “Cái gai trong mắt” và những lời nói sai lầm ấy có thể phá huỷ hoàn toàn một mối quan hệ và biến họ trở thành “cái gai trong mắt nhau” chỉ vì những lời nói sai lầm.

Đôi khi những lời nói sai lầm ấy có thể được tha thứ nhưng lời nói đã trao đi thì không bao giờ lấy lại được. Nó có thể biến mất trong suy nghĩ người nói nhưng là một dấu sẹo mãi mãi trong lòng người nhận được nhũng lời nói ấy và những lời nói hằng sâu một vết sẹo trong lòng sẽ đi theo mãi cuộc đời của người nhận và không bao giờ tan biến.

Không suy nghĩ trước khi nói là những người có vội vàng, hấp tấp luôn hồi hợt trong mỗi công việc và những người tự cao từ đấy sự thành công không thể nào có trên cuộc sống của họ và họ chỉ là những người bị người khác xa lánh, trở thành “cái gai trong mắt” của người khác và chỉ là kẻ đứng sau lưng những thành công của người khác mà mỉa mai và những người như thế thật đáng trê trách, họ sẽ dần trở nên cô đơn vì những lời nói ấy bởi những tích cách ấy.

Nhưng đôi khi không phải nghĩ kĩ trước khi nói là tốt vì những lời nói dối, mật ngọt được thốt ra cũng như là một con dao hai lưỡi, những lời nói ấy đưa người nghe vào một sự hạnh phúc, vui sương nồng nàn nhưng “cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” nói một khi sự thực ập đến sẽ khiên cho họ như rơi vào đáy của nỗi buồn và có thể dẫn đến trầm cảm, biến suy nghĩ của người phải nhận những lời nói dối ấy trở nên tồi tệ. Và những người có những suy nghĩ, lời nói ấy thật đáng trê trách.

Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh rất lớn. Không vì một phút thiếu suy nghĩ mà gây ra những tổn hại đối với bản thân và người khác. Vì vậy đừng xem thường lời nói vì lời nói chỉ là một sự vô hình nhưng sự vô hình luôn động mãi trong lòng với người nghe.

Để có thể có một thói quen cẩn trọng trong lời nói, từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, trao dồi từ ngữ và rèn luyện đức tính kiên nhẫn, không hồ đồ và không nên nói những lời mà ta không biết cũng không nên chỉ trích, nói ra những lời đắng cay, khó nghe và thậm chí có thể gây ra xung đột đối với người khác từ đó tạo cho chúng ta một nếp sống đẹp, tạo ra cho ta một thói quen giao tiếp lịch sự và biến ta trở nên tốt đẹp trong mắt người khác.

Từ bây giờ, hãy tạo ra cho bản thân một lối giao tiếp lịch sự, đúng đắn qua những bài học, rèn luyện trao dồi và hãy biến văn hoá giao tiếp trong công động trở nên sạch đẹp hơn qua những ý thức bản thân của mỗi người. Hãy luôn biết suy nghĩ trước khi nói, đừng nói rồi mới nghĩ. Có làm được như thế, bạn sẽ thành công khi giao tiếp, thành công trong cuộc sống này.

Trên đây là nội dung bài học Nghị luận về vấn đề Hãy suy nghĩ trước khi nói, đừng nói trước khi suy nghĩ (2 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (2 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button