Học Tập

Nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì?

Câu hỏi: Nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì?

A. Động đất ngầm dưới đáy biển.

Bạn đang xem: Nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì?

B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.

C. Chuyển động của dòng khí xoáy.

D. Bão, lốc xoáy.

Đáp án đúng: A. Động đất ngầm dưới đáy biển.

Giải thích: 

Động đất, sóng thần là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh). Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do: Động đất ngầm dưới đáy biển.

Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn như vừa nói, nhưng hậu quả của động đất và sóng thần rất to lớn. Động đất làm các công trình, nhà cửa bị phá huỷ, người chết kèm theo những hậu quả lở đất, hoả hoạn v.v… và sau đó là những vấn đề x ã hội. Hậu quả sẽ nhân lên khi động đất xảy ra ở nơi có nhà máy điện hạt nhân chẳng hạn…

Sóng thần cao hàng chục mét có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi.

Sóng thần là gì?

Sóng thần (tsunami) là một loạt các đợt sóng được tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị dịch chuyển chớp nhoáng ở quy mô lớn. Hậu quả của sóng thần là vô cùng lớn, cướp đi mạng sống của nhiều người, nhấn chìm làng mạc, nhà ở,…trong biển nước.

Sóng thần là gì?
Sóng thần là gì?

Được mệnh danh là “cơn giận dữ của đại dương”, sóng thần sẽ càn quét tất cả những thứ cản trở trong quá trình di chuyển. Tên sóng thần (tsunami) xuất phát từ Nhật Bản – nơi thường xuyên đón nhận các trận sóng thần lịch sử trên thế giới.

Những cơn sóng thần khi đổ bộ vào đất liền chủ yếu sẽ là sóng ở tần nước nông. Khi tiến lại các vùng nước nông gần bờ, tốc độ di chuyển sẽ giảm dần, các ngọn sóng bị thu hẹp diện tích, tăng về chiều cao, khoảng cách giữa các đợt sóng gần nhau, làm giảm không gian tiếp xúc, giảm sức mạnh tàn phá.

Sóng thần hình thành do đâu?

Các trận sóng thần được hình thành ở dưới đáy biển, đột ngột biến dạng theo chiều dọc rồi chiếm chỗ của lượng nước nằm ở phía trên nó. Sự di chuyển theo chiều dọc của lớp vỏ Trái Đất có thể sẽ xảy ra ở rìa lục địa. Các trận động đất được hình thành do sự va chạm hay tạo ra các cơn sóng khổng lồ. Khi một mảng lục địa chạm với mảng đại dương sẽ khiến cho rìa lục địa chuyển động xuống phía dưới. Hơn nữa, do áp suất quá lớn lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi, tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất.

Bên cạnh đó, sạt lở đất dưới đáy biển, sự sụp đổ của núi lửa cũng có thể gây ra sóng thần. Nó sẽ làm chấn động cột nước, khiến đá trượt xuống đáy biển. Và phun trào núi lửa dưới đáy biển cũng có thể hình thành nên sóng thần. Những cơn sóng khổng lồ được hình thành khi khối lượng lớn nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động.

Năm 1950, người ta đã phát hiện các cơn sóng thần xuất hiện ở vùng lở đất, núi lửa hay va chạm thiên thạch. Hiện tượng này khiến lượng lớn nước chuyển chỗ một cách nhanh chóng. Năng lượng từ vụ nổ hay một thiên thạch rơi nào trong nước lúc xảy ra va chạm. Sóng thần hình thành từ nguyên nhân này thường rất nhanh tan, hiện tượng này có thể gây ra những cơn sóng địa chấn tại khu vực nhất định.

Nguyên nhân hình thành sóng thần

Về nguyên nhân gây ra sóng thần cụ thể như sau:

  • Do sự hình thành của những trận động đất ngầm có tâm chấn nằm ở sâu dưới lòng đại dương.
  • Do sự chuyển động không cùng chiều của các mảng đại dương hoặc thềm lục địa hay rìa lục địa, khi chúng va chạm vào nhau sẽ dẫn đến các cơn địa chấn dưới lòng biển.
  • Do sự hoạt động của các ngọn núi lửa ngầm dưới đáy biển. Khi chúng phun trào sẽ dẫn đến các tác động tới lượng nước khiến cột nước có áp suất lớn trào lên mặt nước biển.
Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần
Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần

Tóm lại, nguyên nhân gây ra sóng thần là do sự dịch chuyển của một lượng nước lớn, khi lượng nước này đột ngột di chuyển do tác động của các trận động đất; núi lửa phun trào dưới biển; va chạm thiên thạch hay trầm tích rơi xuống,… sẽ gây lên sóng thần ở các mức độ khác nhau.

Các đặc điểm chung của sóng thần

Sóng thần có các đặc điểm dưới đây:

  • Tốc độ di chuyển của các cột sóng cực lớn, có thể lên đến 800km/h
  • Trong đại dương có độ sâu khoảng 6100m, sóng thần sẽ di chuyển với tốc độ 890km/h (bằng tốc độ máy bay) và có thể lướt từ bên này đến bên kia của Thái Bình Dương trong không đầy một ngày.
  • Độ cao của cột sóng ở vùng nước nông có thể cao hơn 30 mét hoặc hơn.
  • Đặc tính của sóng thần là sóng nước nông, cơn sóng thần khi đổ bộ vào đất liền chủ yếu là sóng tần nước nông.
  • Sóng thần có chu kỳ từ 10 – 120 phút, bước sóng có thể lên đến 500km
  • Sức tàn phá của sóng thần là cực kỳ lớn, có thể phá hủy cả một thành phố, kéo dài cả ngàn km.
  • Sóng thần dịch chuyển ngầm trong đại dương, có thể đi cực nhanh mà không mất nhiều năng lượng. Đây chính là lý do vì sao khi đến đất liền, tốc độ của sóng giảm nhưng năng lượng của sóng gần như là giữ nguyên.

Tác hại của sóng thần

Sóng thần là những cột nước cao hàng chục mét, càn quét mọi thứ xung quanh chúng ta, gây ra nhiều thiệt hại không thể lường trước được. Ảnh hưởng của sóng thần vô cùng nặng nề.

Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của sóng thần đó là vùng ben biển, có chiều cao thấp hơn 15 mét so với nước biển. Bên cạnh đó, vùng vịnh có cửa biển hẹp sẽ chịu tác động lớn hơn do sức mạnh của sóng thần được khuếch đại hơn.

Sức mạnh hủy diệt của sóng thần còn được tạo ra bởi sự cộng hưởng khi các đợt sóng mạnh xô nhau liên tiếp, tràn vào đất liền. Hiệu ứng cộng hưởng sẽ làm gia tăng sức mạnh và sự tàn phá của sóng thần gấp nhiều lần.

Tác hại của sóng thần
Tác hại của sóng thần

Lịch sử đã ghi nhận nhiều trận sóng thần với sức tàn phá lớn, trong số đó phải kể đến trận sóng thần xảy ra ở đảo Sumatra thuộc Indonesia ngày 26/12/2004. Trận động đất mạnh 9.1 độ richter là nguyên nhân gây ra trận sóng thần này, càn quét bờ biển ở các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia kéo dài tận Châu Phi; cướp đi sinh mạng của 283.000 người, 1.100.000 người mất nhà cửa, thiệt hại hàng chục tỷ USD.

Những dấu hiệu nhận biết của một đợt sóng thần

Những dấu hiệu dưới đây sẽ báo hiệu cho bạn biết sắp có một cơn sóng thần:

  • Bong bóng chứa khí ga nổi lên mặt nước làm bạn có cảm giác như nước đang bị sôi.
  • Nước trong sóng nóng bất thường
  • Nước có mùi trứng thối hay mùi xăng, dầu
  • Nghe thấy một tiếng nổ như là tiếng máy nổ của máy bay phản lực, tiếng ồn của cánh quạt máy trực thăng,…
  • Biển lùi về phía sau một cách đáng chú ý
  • Mây đen đầy trời
  • Vệt sáng đỏ ở đường chân trời
  • Khi sóng thần ập tới đất điền sẽ có tiếng gầm rú giống như chuyến tàu hỏa đang đến gần.
  • Chim hải âu bay ngược biển
  • Nếu cảm thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức bạn không đứng vững thì có nhiều khả năng xảy ra là sắp có một trần sóng thần.

Tìm hiểu các cách ứng phó với sóng thần

Hiện nay, phương pháp ứng phó với sóng thần được con người phát minh ra đó là hệ thống cảnh báo sóng thần (TWS). Ngoài ra còn có các trung tâm báo động động đất và sóng thần được đặt tại những điểm hay xảy ra thiên tai dưới sự quản lý của Viện địa chất Mỹ (USGS).

Các hệ thống báo động hiện tại đang được thiết lập tại vùng Duyên hải Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Đồng thời tại nhiều quốc gia ở Thái Bình Dương như Nhật Bản đều trang bị hệ thống quan sát và cảnh báo sóng thần.

Tuy nhiên, theo nhận định thì các phương pháp này chỉ là giải pháp mang tính tâm lý nhiều hơn là độ tin cậy khoa học. Tức là dù tâm chấn động đất trong lòng biển có thể dò ra cực mạnh thì người ta vẫn không thể biết được những thay đổi lòng biển diễn ra như thế nào và với mức độ nhiều hay ít để biết chính xác sự xuất hiện của sóng thần.

Do đó, cho đến hiện nay thì chưa có một hệ thống nào cho khả năng phát hiện sóng thần trước khi nó đem đến thảm họa cho nhân loại. Mặt khác, cũng chưa có một hệ thống nào cho khả năng tính chính xác nhất thời gian giữa một trận động đất với một cơn sóng thần kéo theo là bao nhiêu.

Một số trận sóng thần mạnh và cao nhất thế giới

  • Sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700
  • Sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755
  • Sóng thần ở Newfoundland, Canada năm 1929
  • Sóng thần ở Thái Bình Dương năm 1946
  • Sóng thần ở Chile nằm 1960
  • Sóng thần ở Vịnh Moro, Philippines nằm 1976
  • Sóng thần Tumaco ở Thái Bình Dương năm 1979
  • Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004
  • Sóng thần ở nam Đảo Java, Indonesia năm 2006
  • Sóng thần Chile năm 2010
  • Sóng thần Sendai, Nhật Bản năm 2011

Trên đây là nội dung bài học Nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (2 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button