Học TậpLớp 9

Nội dung chính bài: Sự phát triển của từ vựng

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: “Sự phát triển của từ vựng”. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. 

Lời giải chi tiết:

Bạn đang xem: Nội dung chính bài: Sự phát triển của từ vựng

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển tư vựng tiếng Việt là phát triển của từ ngữ cơ sở nghĩa gốc của chúng.
  • Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Sự biến đối và phát triển nghĩa của từ ngữ

Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của xã hội, thường xuyên xuất hiện những nhu cầu về từ và cách diễn đạt để biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới, cũng như để tạo ra những hiệu quả giao tiếp mới. Sự biến đổi ý nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số loại sự vật có quan hệ gần gũi với nhau về một phương diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên quan nhất định. Sự khác nhau giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa không phải là sự khác nhau hoàn toàn: sự biến đổi ý nghĩa ở đây thường đi theo xu hướng làm thay đổi một thành phần ý nghĩa nào đấy của từ. Do đó, nói đến phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ta có thể xét tới 2 phương thức:

Phương thức ẩn dụ: là cách gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên, hiện tượng hay sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

  • Ví dụ 1: “Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”=> Trong câu thơ trên ta có thể hiểu thuyền là người con trai, luôn luôn di chuyển đến nhiều nơi, còn bến là ẩn dụ chỉ cô gái chỉ cố định một chỗ.
  • Ví dụ 2: “ ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”=> Hình ảnh ẩn dụ là “mặt trời, đỏ”, ẩn dụ hình ảnh Bác Hồ tỏa sáng như mặt trời, mang lại ánh sáng cho đất nước, người dân Việt Nam.

Phương thức hoán dụ: là biện pháp tu từ gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên của một hiện tượng, sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

  • Ví dụ 1: “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”=> Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” ca ngợi sức mạnh của lao động, ở đây là sức lao động của nhà nông.
  • Ví dụ 2: Nam lớp tôi là một tay cờ vua cực phách của trường=> Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người nhưng ” tay cờ vua” ở đây dùng theo nghĩa chuyển, lấy bộ phận gọi toàn thể.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lớp 9

Rate this post



Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button