Ông Đào trong Thu vịnh là ai? Thông tin chi tiết về ông Đào trong Thu vịnh
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Ông Đào trong Thu vịnh là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Ông Đào trong Thu vịnh là ai?
Ông Đào ở đây có nghĩa là Tao Qian (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc.
Thông tin chi tiết về ông Đào trong Thu vịnh
Đào Uyên Minh còn gọi là Đào Tiềm (365 – 427), tự Nguyên Lượng, người đất Tầm Dương, Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Từ năm 29 đến năm 41 tuổi, có nhiều lần Đào Uyên Minh ra làm quan và cũng nhiều lần xin từ chức. Đến năm 405, ông chính thức tuyên bố rút về ở hẳn với điền viên. Lúc bấy giờ ông mới 40 tuổi và viết bài thơ “Quy khứ lai từ” (Về đi thôi!).
Bạn đang xem: Ông Đào trong Thu vịnh là ai? Thông tin chi tiết về ông Đào trong Thu vịnh
Nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Bấy giờ thực dân Pháp đang đánh chiếm dần cả nước ta, buồn vì không làm được gì trước cảnh nước mất nhà tan, năm 1884, ông cáo quan về sống tại quê nhà. Nguyễn Khuyến có 3 bài thơ về mùa thu thường được người đời nhắc đến nhiều, đó là “Thu vịnh” (Vịnh mùa thu), “Thu ẩm” (Uống rượu mùa thu) và “Thu điếu” (Mùa thu câu cá) đều là thơ Nôm. Bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến như sau:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”.
Các bản chú thích đều viết chung chung: ông Đào ở đây là Đào Uyên Minh người đời Tấn bên Trung Quốc, là một nhà thơ làm quan nổi tiếng về phẩm chất thanh cao. Nhưng cụ thể ông Đào là người như thế nào và thơ văn ông ra sao thì ít người được biết thật tường tận. Vì vậy, để mọi người thật hiểu bài thơ của Nguyễn Khuyến và câu kết của bài thơ “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Đào Uyên Minh còn gọi là Đào Tiềm (365 – 427), tự Nguyên Lượng, người đất Tầm Dương, Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Cuối thời Đông Tấn, giai cấp thống trị tranh giành quyền lợi, âm mưu cát cứ, tiến hành chiến tranh. Nông dân bị bọn quan lại địa chủ chiếm đoạt, sưu thuế hà khắc, lao dịch nặng nề. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra. Đào Uyên Minh đã phải chứng kiến cuộc phong ba bão táp ấy. Lúc nhà Đông Tấn mất, ông đã hơn 55 tuổi.
Từ năm 29 đến năm 41 tuổi, có nhiều lần Đào Uyên Minh ra làm quan và cũng nhiều lần xin từ chức. Đến năm 405, ông chính thức tuyên bố rút về ở hẳn với điền viên. Lúc bấy giờ ông mới 40 tuổi và viết bài thơ “Quy khứ lai từ” (Về đi thôi!). Trong lời tựa bài thơ, ông nói rõ lý do vì sao đã ra làm quan và vì sao lại bỏ quan về ở ẩn: “Nhà tôi nghèo cày cấy không đủ ăn. Nhà nhiều trẻ, trong nhà không mấy khi có gạo. Chẳng có cách gì kiếm đủ những cái cần thiết, bà con thân thích thường khuyên tôi ra làm trưởng lai”… Trong thời gian lui về ở ẩn, đôi lần các triều đại có vời ông ra làm quan, nhưng ông không ra, ở nhà cày ruộng, uống rượu ngâm thơ, tự do trong cảnh vui thú ruộng vườn hơn 20 năm, mặc dù lúc về nhà, đời sống ông vẫn lao đao, túng quẫn. Toàn bộ thơ Đào Uyên Minh có 114 bài. Ngoài ra có một số phú, văn tế đều nổi tiếng.
Về mặt tư tưởng, Đào Uyên Minh không đứng hẳn về một phe phái nào nhất định. Thời trẻ, ông có tư tưởng của kẻ du hiệp. Khi về ở ẩn, ông lại mang tư tưởng Lão Trang. Nhưng tổng quát thì thấy ở ông nổi trội hơn cả là tư tưởng Khổng Giáo. Ông căn cứ vào tư tưởng, quan điểm của Nho gia mà phê phán hiện thực đương thời và ca tụng quan niệm luân thường đạo đức Nho gia, dựa vào phương châm Nho giáo mà an bần lạc đạo, nhất định không chịu hợp tác với bọn thống trị.
Nội dung tư tưởng trong thơ văn của Đào Uyên Minh có hai nội dung chính: một là thái độ bất hợp tác với chế độ thống trị đương thời, hai là một cuộc sống gần gũi với nông dân. So sánh đời sống tư tưởng và tình cảm cũng như thái độ và hành động của Đào Uyên Minh và Nguyễn Khuyến quả có nhiều nét giống nhau. Tuy ở hai nước khác nhau, hai thời đại khác nhau cách nhau cả nghìn năm nhưng có những nét tương đồng. Đó là một xã hội nhiễu nhương như nhau mà hai ông cùng không muốn hợp tác, tìm con đường về ở ẩn. Mà hàng nghìn năm chế độ phong kiến Việt Nam, những người ảnh hưởng Hán học như Nguyễn Khuyến ít nhiều đều có tư tưởng khâm phục những tấm gương của các danh sĩ Trung Quốc.
Thực ra chưa hẳn ai đã hơn ai nhưng rõ là do tâm thế của danh sĩ nước nhỏ. “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” còn có thể hiểu Nguyễn Khuyến là người đời sau, ông về ở ẩn khi đã 50 tuổi (trong khi Đào Uyên Minh về ở ẩn còn trẻ hơn ông 10 tuổi), Nguyễn Khuyến lại tham gia cuộc thi vịnh Kiều do Lê Hoan tổ chức hoặc làm gia sư trong dinh Hoàng Cao Khải trong khi Đào Uyên Minh thì dứt khoát từ chối mọi lời mời hợp tác của giai cấp thống trị… Có phải như vậy chăng? Hay đó là một cách nói khiêm tốn của nhà Nho? Hoặc Nguyễn Khuyến đã hiểu hết giá trị của thơ Đào Uyên Minh mà người đời không nhìn thấy? Bởi theo nhà thơ Chử Vân Long viết trên báo “Tiền phong chủ nhật” số 44 ra ngày 29/10/2006: “Đào Uyên Minh thời ông sống và mãi sau này, ông chỉ được coi là nhà thơ hạng C. Vậy mà hiện nay, Trung Quốc bình giá lại văn chương đã đưa ông lên ngang với “thơ tiên” Lý Bạch, nhà thơ số một đời Đường”.
Về đi thôi
(Quy khứ lai từ)
Dịch nghĩa:
Về đi thôi! Ruộng vườn sắp trở thành hoang vu, cớ sao chưa về? Đã để tâm hồn cho thể xác sai khiến (2) thì sao còn ảo não, buồn khổ một mình mà làm chi? Ta đã hiểu rõ rồi, những việc đã qua không thể sửa chữa được, nhưng những việc sau này còn có thể đổi thay, bởi vì ta chưa đi sâu vào con đường lầm lạc. Ta thấy rõ ngày hôm nay ta đúng mà ngày hôm qua là sai. Thuyền nhè nhẹ lướt đi, gió mát thổi bay tà áo. Hỏi thăm khách qua đường, con đường phía trước, giận thay, ánh mặt trời buổi mai lờ mờ không rõ.
Nhìn thấy nhà, lòng vui sướng quá, ta rảo bước đi nhanh. Đầy tớ chạy ra đón ta, con thơ chờ ta ở cổng. Cỏ hoang phủ lấp đường đi trong vườn, nhưng cây tùng cây cúc vẫn như xưa. Dắt con vào nhà, có sẵn rượu đầy vò. Ta cầm bình rượu tự rót cho ta. Trông cành lá tươi tốt trước sân mà lòng vui vô hạn. Ngồi dựa vào cửa sổ phía nam, mà ký thác tâm tình phóng khoáng, mới biết nơi nhỏ hẹp này đủ để duỗi chân, cũng đủ sống an nhàn. Ngày ngày đi bách bộ trong vườn, thích thú biết bao. Tuy có cửa ngõ, nhưng lúc nào ta cũng đóng kín, ta chống gậy đi mãi, lâu lâu lại ngửng lên nhìn về phía xa. Đám mây tự nhiên bay ra khỏi núi, chim bay mỏi cánh thì nhớ bay về. Mặt trời sắp khuất sau rặng núi, nhưng ta vẫn đứng mân mê cây tùng lẻ loi, thơ thẩn đấy mãi.
Về đi thôi! Từ đây không giao du với ai nữa, ta với đời không còn liên quan gì với nhau nữa. Giao du để làm gì? Ta vui sướng lắng nghe những lời tình tứ của người thân, ta vui với đèn sách để giải mối ưu phiền trong lòng ta. Nhà nông cho ta biết ngày xuân đã đến, phải cày cấy đám ruộng phía tây. Có lúc ta ngồi trên chiếc xe che mui, có lúc ta chèo, con thuyền nhỏ. Ta cho thuyền đi vào sâu tìm nguồn suối, hay là đánh xe lên các đống gò. Cỏ cây xanh tốt, suối chảy không ngừng. Ta càng thèm muốn thấy vạn vật gặp thời, và càng cảm thương cho việc xuất xứ của ta.
Nhưng thôi! Tấm thân gửi trên cõi đời này, hỏi còn được mấy lúc. Sao không để mặc cho nó trôi đi, còn hoảng hốt muốn đi đâu nữa? Giàu sang vốn không phải sở nguyện của ta, mà cảnh tiên thì ta không có cách gì đi tới. Nay gặp thời tiết đẹp, một mình ta dạo chơi, hoặc cầm gậy bới cỏ hoang. Tới bờ ruộng hoang ta ngâm nga, lội dòng suối, ta làm thơ, mặc vạn vật biến hóa cho đến lúc tận cùng. Vui đạo trời, biết mệnh người, còn có điều gì nghi hoặc nữa.
Dịch thơ:
Đi về sao chẳng về đi,
Ruộng hoang vườn rậm còn chi không về?
Đem tâm để hình kia sai khiến
Còn ngậm ngùi than vãn với ai?
Ăn năn thì sự đã rồi,
Từ đây còn lại, biết thôi mới là.
Lối đi lạc chưa xa là mấy,
Nay khôn rồi chẳng dại như xưa.
Con thuyền thuận nẻo gió đưa,
Gió hây hây áo thuyền lơ lửng chèo.
Hỏi hành khách lối nào đi tới,
Bóng mập mờ trời mới rạng đông.
Miền quê nẻo trước xa trông,
Chân hăm hở bước đường mong tới nhà.
Chạy đón chủ năm ba đầy tớ,
Đứng chờ ông mấy đứa trẻ con;
Rậm rì bao xóm con con,
Mấy cây tùng cúc hãy còn như xưa.
Tay dắt trẻ vào nhà mừng rỡ,
Rượu đâu đà sẵn chứa đầy vò;
Thoạt ngồi tay đã nghiêng hồ,
Cười nom sân trước thấp tho mấy cành.
Ngồi rễu cợt một mình trước sổ;
Khéo cũng hay vừa chỗ rung đùi;
Thăm vườn dạo thú hôm mai,
Cửa dù có, vẫn then cài như không.
Chống gậy dạo quanh vườn lại nghỉ,
Ngắm cảnh trời khi ghé trông lên:
Mây đùn mấy đám tự nhiên,
Chim bay mỏi cánh đã quen lối về.
Bóng chiều ngả bốn bề bát ngát,
Quanh gốc tùng tựa mát thảnh thơi.
Từ đây về thực, về rồi,
Thôi xin từ tuyệt với người vãng lai.
Vì ta đã với đời chẳng hiệp,
Cần chi mà giao thiệp với ai!
Chuyện trò thân thích mấy người,
Bạn cùng đèn sách khi vui đỡ buồn.
Người làm ruộng ôn tồn hỏi chuyện,
Tới xuân rồi sắp đến việc ta.
Hoặc truyền sắm sửa câu xa,
Hoặc khi đủng đỉnh thuyền ra coi đồng.
Dưới khe nọ nước vòng uốn éo,
Bên đường kia gò kéo gập ghềnh;
Cỏ cây mơn mởn màu xanh,
Suối tuôn róc rách bên ghềnh chảy ra.
Ngắm muôn vật đương mùa tươi tốt,
Ngán cho ta thôi trót già rồi.
Thôi còn mấy nỗi ở đời,
Khứ lưu sao chẳng phóng hoài tự nhiên,
Cớ chi nghĩ thêm phiền tức dạ,
Đi đâu mà tất tả vội chi?
Giàu sang đã chẳng thiết gì,
Cung tiên chưa dễ hẹn kỳ lên chơi!
Chi bằng lúc chiều trời êm ả,
Việc điền viên vất vả mà vui.
Lên cao hát một tiếng dài,
Xuống dòng nước chảy ngâm vài bốn câu.
Hình thể này mặc dầu tạo hóa,
Tới lúc nào hết cả thì thôi.
Lòng ta phó với mệnh trời,
Đừng ngờ chi nữa cứ vui vẻ hoài!
Từ Long (dịch)
(Theo “Văn học Trung Quốc” (tập 2) do Trương Chính – Phan Nghệ biên soạn – NXB Giáo dục, 1963)
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Ông Đào trong Thu vịnh là ai. Mọi thông tin trong bài viết Ông Đào trong Thu vịnh là ai? Thông tin chi tiết về ông Đào trong Thu vịnh đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp