P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O
Mời các em theo dõi nội dung bài học P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O
P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học một cách chính xác nhất. Cũng như đưa ra các nội dung chi tiết về phản ứng. Giúp bạn đọc nắm được phương pháp cũng như nội dung phương trình phản ứng P2O5 tác dụng KOH.
>> Mời các bạn tham khảo một số phương trình liên quan:
Bạn đang xem: P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O
- ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S
- P2O5 + H2O → H3PO4
- P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O
- P + Cl2 → PCl3
- P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O
- P + HNO3 → H3PO4 + NO2 + H2O
- P + KClO3 → KCl + P2O5
- H3PO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
1. Viết phương trình phản ứng P2O5 tác dụng KOH
P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Dạng bài tập P2O5 tác dụng với dung dịch NaOH hoặc KOH
Thực chất là axít H3PO4 (do P2O5 + H2O trong dung dịch KOH) tác dụng với KOH có thể xảy ra các phản ứng sau :
H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O (1)
H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O (2)
H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O (3)
Giả sử có dung dịch chứa a mol H3PO4 tác dụng với dung dịch có chứa b mol KOH thu được dung dịch A ta có thể biện luận các chất theo tương quan giữa a và b như sau :
(1) Nếu 0 < b/a <1 chỉ xảy ra phản ứng (1) taọ ra KH2PO4 và H3PO4 còn dư
(2) Nếu b/a = 1 phản ứng (1) vừa đủ tạo ra KH2PO4
(3) Nếu Nếu 1 < b/a <2 xảy ra cả phản ứng(1) và phản ứng (2) taọ ra KH2PO4 và K2HPO4
(4) Nếu b/a = 2 phản ứng (2) vừa đủ tạo ra K2HPO4
(5) Nếu Nếu 2 < b/a <3 xảy ra cả phản ứng (2) và phản ứng (3) taọ ra K3PO4 và K2HPO4
(6) Nếu b/a = 3 phản ứng (3) vừa đủ tạo ra K3PO4
(7) Nếu b/a > 3 chỉ xảy ra phản ứng (3) tạo ra K3PO4 và KOH còn dư
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho14,2 gam P2O5 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng muối tạo thành có khối lượng là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nP2O5 = 14,2:142 = 0,2 mol;
nNaOH = 0,2.2 = 0,4 mol
nH3PO4 = 2nP2O5 = 0,2 mol.
Xét tỉ lệ mol nNaOH : nH3PO4 = 0,4: 0,2 = 2
Chỉ xảy ra phản ứng (4) vừa đủ tạo ra Na2HPO4
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
nNa2HPO4 = nH3PO4 = 1/2nNaOH = 0,2 mol
=> mNa2HPO4 = 0,2. 142 = 28,4 (g)
Câu 2. Cho 21,3 gam P2O5 tác dụng với 200g dung dịch KOH 8,4%. Muối nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Các phản ứng xảy ra:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO5 (1)
H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O (2)
H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O (3)
H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O (4)
Theo phương trình (1) nH3PO4 = 2nP2O5 = 2.21,3 : 142 = 0,3 mol
nKOH = (200.8,4) : (100.56) = 0,3 mol
Ta có tỉ lệ nKOH : nH3PO4 = 0,3 : 0,3 = 1 vậy chỉ xảy ra phản ứng (2) vừa đủ
H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O
Muối tạo thành là KH2PO4 có số mol = nKOH = nH3PO4 = 0,3 mol
mKH2PO4 = 0,3 . 136 = 40,8 (g)
Câu 3. Cho P2O5 tác dụng với dung dịch KOH, người ta thu được dung dịch gồm 2 chất. Hai chất đó có thể là chất nào?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Hai chất đó không thể là Na3PO4 và H3PO4 vì 2K3PO4 + H3PO4 → 3K2HPO4
Hai chất đó không thể là KH2PO4 và KOH vì KH2PO4 + KOH → K3PO4 + H2O
Hai chất đó không thể là KH2PO4 và K3PO4 vì KH2PO4 + K3PO4 → 2K2HPO4
Vậy hai chất đó có thể là: K2HPO4 và K3PO4
Câu 4. Cho m gam P2O5 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (không chứa H3PO4), cô cạn dung dịch X thu được 193m/71 gam chất rắn khan. Nếu cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đặt nP2O5 = x mol → nH3PO4 = 2x mol
Nếu KOH vẫn còn dư → Chất rắn gồm K3PO4 (2x mol) và KOH dư (0,5- 6x) mol
→ 212.2x + 56. (0,5-6x) = 193.142/171
Suy ra x = 0,094
Loại vì 0,5 – 6x < 0. Vậy KOH phản ứng hết.
Khi đó nH2O = nKOH = 0,5 mol
Theo bảo toàn khối lượng: mH3PO4 + mKOH = mmuối + mH2O
→ 98.2x + 0,5.56 = 193.142x/71 + 0,5.18 → x = 0,1 → m = 14,2
Ta có: nH3PO4 = 0,2 mol và nKOH = 0,5 mol → X chứa K3PO4 (0,1 mol) và K2HPO4 (0,1 mol)
Vậy kết tủa gồm Ba3(PO4)2 (0,05 mol) và BaHPO4 (0,1 mol) → mkết tủa = 53,35 gam
—————————
Trên đây THCS Bình Chánh đã giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học: P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, THCS Bình Chánh xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11, Vật lý 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà THCS Bình Chánh tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, THCS Bình Chánh mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập