Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc lớp 12 chọn lọc hay nhất gồm dàn ý chi tiết và 14 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc
Dàn ý Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc chi tiết
a) Mở bài:
Bạn đang xem: Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc chọn lọc hay nhất (14 bài mẫu)
– Khái quát một vài nét tác giả tác phẩm và dẫn dắt ra đoạn thơ
– Nội dung chính của đoạn thơ trên: Khí thế của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
b) Thân bài:
* Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam
– 2 câu đầu: Mở ra một cảnh tượng sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành quân vào chiến dịch:
- “Những đường Việt Bắc”: không gian vô cùng rộng lớn.
- Điệp từ “đêm đêm”: thời gian liên tục tiếp nối.
- So sánh “như là đất nung” + từ láy “rầm rập”: Khí thế hào hùng làm rung đất chuyển trời.
- Sự lớn mạnh của quân đội ta về lực lượng, khí thế.
– 6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu:
+ Đoàn quân:
- Từ láy “điệp điệp trùng trùng”: những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những đợt sóng trào kéo dài vô tận.
Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một tứ thơ đẹp gợi nhiều liên tưởng:
- Nghệ thuật nhân hóa: ánh sao theo chân đoàn quân, treo lơ lửng trên đầu súng, soi sáng khắp các ngả đường hành quân – thiên nhiên đã thành người bạn đồng hành cùng chiến sĩ.
- Ần dụ: ánh sao – lí tưởng cách mạng luôn soi sáng dẫn đường, đến tương lai tươi sáng – niềm tin tưởng lạc quan đầy khí thế.
+ Đoàn dân công:
- Những bó đuốc đỏ rực soi đường, làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn quân dân công tiếp lương, tải đạn với đủ cả: già, trẻ, gái, trai… họ đến từ những miền quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở: xe đạp thồ, gùi, cáng… quyết tâm kiên cường vượt qua khó khăn nguy hiểm để bảo đảm vũ khí, thuốc men, lương thực… cho tiến tuyến.
- Cách nói cường điệu “bước… bay”: vừa diễn tả lực lượng đông đảo vừa diễn tả một sức mạnh hùng hậu phục vụ chiến trường. Cuộc chiến đấu của ta là đấu tranh nhân dân, đã phát huy sức mạnh toàn dân.
- Hình ảnh thơ thật đẹp “muôn tàn lửa bay”, “đỏ đuốc”: xua tan những lạnh lẽo, tăm tối nơi rừng núi.
- Từ láy “điệp điệp”, “trùng trùng” + từ “nát đá” : góp phần tạo nên âm điệu hùng tráng mạnh mẽ.
+ Đoàn ô tô quân sự:
- Xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men, lương thực, chở quân rùng rùng ra trận:
- Hình ảnh “đèn pha bật sáng”, “ánh sáng rực rỡ xuyên thủng đêm dày tăm tối”.
- Hình ảnh ẩn dụ “nghìn đêm” – quá khứ nô lệ; “sương dày” : những khó khăn vất vả, thiếu thốn trong hiện tại.
- So sánh “Như ngày mai lên”, “niềm tin tưởng, lạc quan : hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng cho tương lai tươi sáng của đất nước.
- Nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, gấp gáp. Âm hưởng hào hùng, sôi nổi náo nức; hình ảnh thơ hoành tráng, mỹ lệ.
- Đoạn thơ tràn ngập ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha…, ánh sáng của niềm tin tưởng, niềm vui tràn ngập. Tất cả tạo thành khúc hùng ca chiến thắng. Việt Bắc không còn là của mình hay là của riêng ta mà là của ta – của chúng ta, của tất cả mọi người Việt Nam kháng chiến.
* Niềm vui khi tin chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về:
- Điệp từ ”vui” như tiếng reo mừng chiến thắng, cảm xúc náo nức, vui sướng, tự hào khi tin vui chiến thắng dồn dập đổ về từ khắp mọi miền đất nước.
- Liệt kê những địa danh kết hợp từ “trăm miền” mở ra không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam.
- Nhịp điệu thơ dồn dập, tươi vui, náo nức cho thấy tốc độ thần kỳ, nhanh chóng của những chiến thắng.
- Những từ: “vui về”, “vui lên”, ‘vui từ” đã đặt Việt Bắc làm tâm điểm của mọi niềm vui.
- Giọng thơ say mê, náo nức tràn ngập niềm vui sướng trong lòng hàng triệu con người từ bắc chí nam.
c) Kết bài:
– Chỉ với 12 câu thơ mà tác giả đã thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
– Không chỉ là cảm hứng, qua Việt Bắc ta còn phải thốt lên lời khen ngợi với vẻ đẹp bức tranh tứ bình vô cùng xuất sắc nữa.
14 bài mẫu Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc hay nhất
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 1
Bài thơ “Việt Bắc” là một trong những thành công lớn của thơ Tố Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng của kẻ ở người đi đầy lưu luyến, vấn vương thương nhớ trong cuộc chia tay người về miền xuôi kẻ ở miền ngược sau ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng 10 – 10 – 1954, bài thơ không chỉ ngợi ca những tình cảm điển hình của con người kháng chiến mà còn tái hiện một cách chân thực và sinh động bức tranh “Việt Bắc ra trận” rất hùng vĩ qua những vần thơ hào hùng:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”.
Ngay ở câu thơ đầu tiên mở đầu đoạn thơ, tác giả đã nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân chỉ có ba mươi tư người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới… Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế và lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
“Những đường” chứ không phải “một đường” và Việt Bắc là “của ta”. Câu thơ bình dị mà chất chứa biết bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của ta trên chiến trường.
Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành quân đêm “xưa là rừng núi là đêm” (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ “rầm rập” tiến quân ra trận. Từ láy “rầm rập” là một từ tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng:
“Xuân hãy xem! Cuộc diễn binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ”.
Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại.
Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Từ láy từ “điệp điệp trùng trùng” thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:
“Từ nơi em gửi tới nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận”
Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi
“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh ánh sao lí tưởng:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”
(Vũ Cao)
Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ Chính Hữu cũng đã có câu thơ rất hay “Đầu súng trăng treo”.
Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. Cho nên trong cuộc tổng phản công hôm nay có đủ mọi binh chủng, tầng lớp ra trận. Tiếp theo những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược. Cũng như những người chiến sĩ rầm rập lên đường, những nam nữ dân công cũng vào trận đầy khí thế và sức mạnh:
“Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” “Nát đá” được viết theo phép đảo ngữ, từ dùng rất bạo khoẻ vừa gợi lên được những gánh hàng rất nặng vừa nói lên bước chân đầy sức mạnh tiến công của họ. Ngày nào dân ta mơ ước “trông trời, trông đất, trông mây… trông cho chân cứng đá mềm” thì giờ đây niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực kỳ diệu ở chiến trường Điện Biên. “Muôn tàn lửa bay” lại là một hình ảnh rất đẹp. Đoàn dân công đi dưới ánh đuốc, có “muôn tàn lửa bay”. Đó là lửa của đuốc đang bay, hay có cả ánh lửa từ trái tim của những anh, chị dân công hoả tuyến? ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng được nhiều hình ảnh giàu màu sắc tạo hình vừa chân thực, vừa bay bổng. Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đi trong đêm hội hoa đăng. Thật đẹp đẽ biết bao mà cũng tự hào biết bao về khí thế và niềm vui ra trận của quân ta. Đúng “cách mạng là ngày hội của quần chúng” (Mác)
Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy khí thế khẩn trương của cuộc kháng chiến:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn được ra chiến trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban ngày. Chỉ bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai câu thơ có hai hình ảnh đối lập: “nghìn đêm thăm thẳm sương dày” với “đèn pha bật sáng như ngày mai lên” đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Mới hôm nào, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ “thăm thẳm sương dày” để có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, “đèn pha bật sáng” để chiếu rọi hình ảnh nhân dân Việt Nam anh hùng trên vũ đài thế giới với những chiến thắng lẫy lừng:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Hàng loạt các địa danh gắn với chiến thắng vang dội được liệt kê liên tiếp: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng,… Nghe trong câu thơ có cái hào sảng, có niềm tự hào của những chiến thắng “trúc chẻ tre bay” Lê Lợi diệt giặc Minh trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ngày trước:
“Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về
Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh hôi vạn dặm
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
Chỉ bằng mười hai câu thơ, Tố Hữu đã khắc họa được một bức tranh cả dân tộc ra trận bằng cuộc chiến tranh nhân dân thật hùng tráng. Bức tranh không chỉ làm sống dậy một thời kì hào hùng của dân tộc ở căn cứ địa Việt Bắc đang chuẩn bị cho một chiến công “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” mà còn đem lại cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của “Việt Bắc”.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 2
Bài thơ Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp, thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng của kẻ ở người đi đầy lưu luyến vấn vương thương nhớ. Bài thơ không chỉ ngợi ca những tình cảm điển hình của con người kháng chiến mà còn làm tái hiện lại một cách chân thực và sinh động bức tranh “Việt Bắc ra trận” rất hùng vĩ qua những vần thơ đầy hào hùng:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Ngay ở câu thơ đầu tiên mở đầu đoạn thơ tác giả đã nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân trên dưới 30 người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới… Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế lẫn lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
“Những đường” chứ không phải “một đường” và Việt Bắc là “của ta”. Câu thơ bình dị mà chất chứa biết bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của ta trên chiến thắng.
Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành quân đêm “xưa là rừng núi là đêm” (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ “rầm rập” tiến quân ra trận. Từ láy “rầm rập” là một từ tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng:
Xuân hãy xem cuộc diễn binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ.
Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại.
Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Từ láy “điệp điệp trùng trùng” thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:
Từ nơi em gửi tới nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối trời vô tận
Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi.
“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh ánh sao lý tưởng.
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
(Vũ Cao)
Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ Chính Hữu cùng đã có câu thơ rất hay “Đầu súng trăng treo”.
Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. Cho nên trong cuộc tổng phản công hôm nay có đủ mọi binh chủng, tầng lớp ra trận. Tiếp theo những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược. Cùng như những người chiến sĩ rầm rập lên đường, những nam nữ dân công cũng vào trận đầy khí thế và sức mạnh. “Nát đá” được viết theo phép đảo ngữ, từ dùng rất bạo khoẻ vừa gợi lên được những gánh hàng rất nặng vừa nói lên bước chân đầy sức mạnh tiến công của họ. Ngày nào dân ta mơ ước “Trông trời, trông đất, trông mây… trông cho chân cứng đá niềm” thì giờ đây niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực kì diệu ở chiến trường Điện Biên. “Muôn tàn lửa bay” – một hình ảnh rất đẹp. Đoàn dân công đi dưới ánh đuốc, có “muôn tàn lửa bay”. Đó là lửa của đuốc đang bay, hay có cả ánh từ trái tim của người anh, chị dân công hoả tuyến? Ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng được nhiều hình ảnh giàu màu sắc tạo hình vừa chân thực, vừa bay bổng. Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đi trong đêm hội hoa đăng. Thật đẹp đẽ biết bao mà cũng tự hào biết bao về khí thế và niềm vui ra trận của quân ta. Đúng “cách mạng là ngày hội của quần chúng” (Mác).
Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy khí thế khẩn trương của cuộc kháng chiến:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn dược ra chiến trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban ngày. Chi bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai câu thơ có hai hình ảnh đối lập: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày” với “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Mới hôm nào, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ “thăm thẳm sương dày” để có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này.
Chi bằng tám câu thơ, Tố Hữu đã khắc hoạ được một bức tranh cả dân tộc ra trận bằng cuộc chiến tranh nhân dân thật hùng tráng. Bức tranh không chỉ làm sống dậy một thời kỳ hào hùng của dân tộc ở căn cứ địa Việt Bắc đang chuẩn bị cho một chiến công “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” mà còn đem lại cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của Việt Bắc.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 3
Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sắp đi vào giai đoạn quyết liệt mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử, Tố Hữu được coi là điển hình của một tuổi trẻ không ngại gian khổ hi sinh, hăng hái dấn thân vào sự nghiệp giải phóng đất nước bằng cả con tim sục sôi và cả sinh mệnh của đời mình.
Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn học Việt Nam, ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình chính trị sâu sắc, đậm đà tính dân tộc. Việt Bắc là bản tổng kết một chặng đường lịch sử gian lao và anh dũng của cuộc kháng chiến chống Pháp suốt 15 năm. Bên cạnh những đoạn thơ trữ tình ngọt ngào sâu lắng, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Bốn câu thơ đầu tiên tác giả miêu tả con đường Việt Bắc đồng thời nói lên khí thế anh dũng của những người ra trận:
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Những con đường Việt Bắc cụ thể, cũng là những nẻo đường cách mạng của dân tộc đã đến ngày rộng trải thênh thang. Con đường là hình ảnh quen thuộc trong thơ Tố Hữu biểu trưng về đường cách mạng. Khí thế hào hùng được thể hiện qua hàng loạt các phụ âm rung, các từ láy như “đêm đêm”, “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”. Đoạn thơ gợi được không gian rộng lớn “những đường Việt Bắc” và thời gian đằng đẵng ” đêm đêm” của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng. Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh “rầm rập” – từ láy tượng thanh này không chỉ diễn đạt được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân về một hướng. Tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại. Trên con đường ấy dường như cả nước cùng ra trận. Tất cả đã khắc họa đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vô tận.
Tuy trang bị vật chất còn thiếu thốn nhưng đoàn quân “điệp điệp trùng trùng” chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta trong cuộc kháng chiến. Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị tạo vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Trong những đêm dài hành quân chiến đấu ấy, ở đầu mũi súng của người lính ngời ngời ánh sao, đó là ánh sao sáng hiện thực trong đêm tối cũng là một hình ảnh ẩn dụ ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc. Hình ảnh gợi liên tưởng tới hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong Đồng chí của Chính Hữu. Nếu ánh trăng trong Đồng chí là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hòa bình thì ánh sao ở bài này là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người ra trận.
Khí thế mạnh mẽ của quân đội nhân dân được tác giả khắc họa bằng lối nói thậm xưng, phóng đại:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Những bó đuốc rực soi rọi đường đã làm sáng bừng lên hình ảnh đoàn quân dân công tiếp lương tải đạn, kiên cường vượt núi cao đèo dốc đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu, chiến thắng. Những từ chỉ số nhiều từng đoàn, muôn tàn lửa kết hợp với các động từ đỏ đuốc, bước chân, nát đá, lửa bay ca ngợi lòng nhiệt tình, sự hăng hái, sự đông đảo và sức mạnh khiến thiên nhiên phải khuất phục của những đoàn dân công. Sức mạnh bạt núi san rừng, tinh thần làm việc bất kể đêm ngày của họ khiến cho núi cao cũng phải cúi đầu, đêm tối cũng phải bừng sáng. Thành ngữ có câu “chân cứng đá mềm”, Tố Hữu chuyển thành “Bước chân nát đá”, hình ảnh khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, nó phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa, vì thế ta nhất định thắng.
Từ những đêm Việt Bắc đó, một cảm hứng lãng mạn bay bổng về tương lai tươi sáng của dân tộc chói lòa qua những câu thơ:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dài
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũng rất lãng mạn. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng, tương lai hòa bình của dân tộc. Tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, phóng đại “đèn pha” được ví như mặt trời mọc, như ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn bật sáng. Nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tưởng cao đẹp. Thể hiện khí thế sôi nổi, hào hùng bộc lộ trọn niềm vui sướng, tin tưởng tuyệt đối vào ngày mai chiến thắng.
Đoạn thơ trên như một dấu gạch nối, nếu không có những ngày tháng chiến đấu đầy gian khổ mà hào hùng với tinh thần anh dũng quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc thì ước mơ về ngày mai tươi đẹp ấy không bao giờ trở thành hiện thực. Hơn thế, Tố Hữu còn nói lên niềm mong muốn đền đáp ân nghĩa với những con người thủy chung son sắc, hi sinh tất cả cho cách mạng và kháng chiến xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp. Cuộc sống ngày mai hạnh phúc, ấm no là cái đích hướng tới, là lí tưởng cao đẹp, là một nguồn sức mạnh to lớn của những người kháng chiến. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại, là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 4
Nguyễn Đình Thi từng nói, đại ý, trọn đời, Tố Hữu là nhà thơ và làm thơ về cách mạng, và thơ Tố Hữu luôn thiết tha, dịu dàng với quê hương đất nước và con người của đất nước quê hương. Ngày Tố Hữu ra đi, Nguyễn Đình Thi từng nói vậy, và ta cảm thấy thật xúc động, tự hào vì điều đó. Ngay cả trong những vần thơ nói về khí thế ra trận, miêu tả cảnh hùng hồn, hào hùng của dân tộc, ta vẫn luôn cảm thấy chút dịu dàng rất Huế anh gửi gắm vào người Việt Nam mình. Và thật đặc biệt khi ta tìm ra điều đó, được viết trong khổ thơ đặc tả khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc.
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Với từ “những” diễn tả thật nhiều đoàn quân trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau trên giải đường Việt Bắc, một không khí ra trận tựa như có thể làm rung chuyển tất cả, khí thế hào hùng, mạnh mẽ, một tâm thế của người chủ động, làm chủ đất nước. Từ láy “đêm đêm” thể hiện một hành trình lặp đi lặp lại, liên tiếp trong nhiều ngày, những bước chân “rầm rập” của nhiều người gợi thanh, chỉ hàng triệu bàn chân bước đi. Tố Hữu sử dụng biện pháp so sánh “như là đất rung” khẳng định khí thế quật cường, mạnh mẽ, sôi động của lực lượng kháng chiến của ta lúc bấy giờ.
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Khí thế càng được thể hiện rõ nét hơn, từ “điệp trùng” được tách ra thành “điệp điệp” “trùng trùng” thể hiện một số lượng rất lớn đoàn dân công đang lũ lượt tiến quân ra trận. Chiến đấu nào chẳng có hy sinh, đọc đến đây ta có chút ngậm ngùi, họ biết khi ra đi có thể khó có ngày trở về, chính tinh thần đồng lòng đồng tâm của họ khiến ta càng thêm xúc động, tự hào. Hình ảnh hoán dụ “ánh sao đầu mũ” thật giống với hình ảnh “đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Một hình ảnh lãng mạn, tráng lệ, tuyệt đẹp. Đó là những người chiến sĩ giải phóng quân đang ngày đêm ra trận, hình ảnh họ không chỉ kiêu hùng, mà còn thật lãng mạn. “Ánh sao đầu súng” sóng đôi cùng “bạn cùng mũ nan” có thể là mũ của những người dân công hỏa tuyến, họ đang sát cánh cùng nhau ra trận, những hình ảnh này đặt cạnh nhau đột nhiên ta thấy thật nên thơ. Càng tô điểm thêm khối sức mạnh vĩ đại của toàn dân tộc.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Vẫn là những đoàn dân công đang nối nhau ra trận, những bước đi của họ gắn với những bó đuốc đỏ thắm. Đây là những hình ảnh tả thực, đẹp và tráng lệ, từ đỏ đuốc được đảo trật tự từ, từ đó nhấn mạnh tới màu đỏ, ánh lửa rực hồng ở bó đuốc. Và có lẽ đó chính là biểu tượng của nhiệt huyết tinh thần, của khí thế sôi sục như máu chảy trong tim, và ý chí quyết tâm của tất cả mọi người, và chính nó khiến cho những bước chân của họ càng trở nên mạnh mẽ, dường như có thể làm “nát đá” trên những chặng đường khác nhau.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Những lần hành quân không tránh được những khó khăn nối tiếp khó khăn, đó là những đêm khuya vắng lặng, u tối và bao trùm bởi sương giá của rừng già. Nhưng nhờ sự đồng lòng của mọi lực lượng kháng chiến, nên Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh biểu tượng “đèn pha bật sáng” như ẩn dụ cho hy vọng quyết tâm và đó sẽ là điều để thắp lên ngọn lửa chiến thắng cho dân tộc ta, để “ngày mai lên” sẽ là một ngày huy hoàng và trọn vẹn nhất.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên việt bắc, đèo De, núi Hồng.
Trăm miền, không phải một miền, để chỉ chiến thắng sẽ là niềm vui lớn đến với toàn dân tộc. Điệp từ vui, cùng cụm từ “vui về” “vui từ” “vui lên” chỉ một niềm vui tự hào lớn, ta có cảm giác như niềm vui sẽ nhân lên từng nơi một, và lan tỏa khắp mọi nơi, là điều quý giá ta đã gặt hái được trong những ngày cả nước hành quân đồng lòng ra trận, cùng với đó là sự kết hợp với các địa danh trên khắp cả nước, nhằm khẳng định lại một lần nữa kết quả chiến thắng của dân tộc ta, niềm vui sẽ lan tỏa đến khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc.
Ơi kháng chiến! mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường
Dường như Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi đã gặp gỡ trong suy nghĩ này, tất cả những hy sinh đấu tranh, tựa như một ngọn lửa lớn. Và chính ý chí quyết tâm ấy sẽ là kim chỉ nang soi rọi trong tương lai, cổ vũ động viên nhân dân ta tiếp tục cố gắng giành thắng lợi trên mọi miền.
Khổ thơ Việt Bắc ra trận thể hiện tinh thần ý chí và đặc tả khung cảnh ra trận hào hùng của nhân dân ta. Tố Hữu đã dùng lời thơ mình để tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc. Khí thế ấy là một niềm hi vọng lớn, giúp ta tiếp tục cố gắng đấu tranh giành độc lập trong tương lai. Cảm ơn Tố Hữu vì điều đó, cảm ơn người đã giữ lửa tinh thần cho dân tộc Việt Nam, để thế hệ sau tiếp tục giữ vững tinh thần của thế hệ cha anh thuở trước.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 5
Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình sâu sắc, đậm đà, tính dân tộc. Tiêu biểu cho những tìm tòi, sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bản tổng kết 15 năm cách mạng. Bên cạnh những đoạn trữ tình ngọt ngào, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.
“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954 ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các cơ quan Trung ương Đảng và chính phủ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.
Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt đầy xúc động, bâng khuâng. Tố Hữu đã vận dụng thành công thể thơ lục bát, sử dụng cặp đại từ nhân xưng là mình với ta, lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, giọng thơ tâm tình ngọt ngào mở ra bao nỗi niềm nhớ thương, bác bỏ niệm thời kháng chiến oai hùng. Qua đó, nghĩa tình gắn bó thắm thiết thủy chung của những người kháng chiến với nhân dân, với Việt Bắc, với đất nước bộc lộ một cách thấm thía và cảm động.
Có thể nói, tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh Việt Bắc hùng tráng trong kháng chiến. Và có lẽ, đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phải về những con đường kháng chiến.
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
Với hình ảnh đầu tiên ra bắt gặp: “Những đường Việt Bắc của ta”. Tiếng gọi “của ta” rất dứt khoát của quân và dân ta với tinh thần làm chủ đất nước. Nối tiếp là hình ảnh “đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Với từ láy “đêm đêm” và “rầm rập” kết hợp với nghệ thuật so sánh “như là đất rung”, vừa hiện thực, vừa cường điệu, đã cho ta thấy đất như rung chuyển dưới bàn chân của những người chiến sĩ. Đây là hình ảnh hào hùng là âm vang của cuộc kháng chiến của dân tộc mà không có thế lực nào ngăn cản được.
Tiếp mạch hào hùng là đoàn quân vô cùng hùng hậu:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Hình ảnh “quân đi” rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ “điệp điệp trùng trùng” như một sức mạnh vô tận. Hai từ láy “trùng trùng điệp điệp” đã ghi lại ấn tượng về cuộc hành quân không ngừng nghỉ của một đoàn quân đông đào như trải dài khắp rừng Việt Bắc. Hình ảnh hoán dụ “ánh sao đầu súng” “mũ nạn” vừa tả thực vừa gợi ra một vẻ đẹp thơ mộng về đoàn quân kháng chiến. Hình ảnh “ánh sao đầu súng” ánh sao đến phản chiếu vào nòng súng thép, ánh sao của bầu trời Việt Bắc, ánh sao của lý tưởng cách mạng. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.
Tiếp đến hình ảnh những người dân công phục vụ kháng chiến cũng được Tố Hữu tô đậm:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Ước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Trong chiến tranh nhân dân ta lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày. Bởi thế giữa đêm Việt Bắc ra quân, cảnh những đoàn quân đi ta còn thấy hình ảnh “Dân công đỏ đuốc từng đoàn” họ cũng như những người lính hăng hái ra trận, hăng hái lên đường. giữa cảnh hào hùng ấy, hình ảnh “muôn tàn lửa bay” ra từ những bó đuốc đỏ làm cho con đường ra trận thêm lung linh và huyền ảo. Với cách nói cường điệu “bước chân nát đá” diễn tả sức mạnh và lòng quyết tâm từ hàng vạn con người, họ sẵn sàng đạp bằng mọi chông gai để đi tới chiến thắng. Đây là một sự sáng tạo của Tố Hữu khi ông đã lấy ý tưởng của câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm – Đời yên biển lặng mới yên tấm lòng”. Điều đó đã tạo nên một hình ảnh vừa quen thuộc, vừa mới lạ nhằm ca ngợi sức mạnh của con người Việt Nam. Ý thơ mang tầm vóc sử thi.
Hai câu tiếp là hình ảnh những đoàn xe cơ giới, xe tăng, xe tải chở lính chở vũ khí và lương thực góp phần làm cho không khí những con đường kháng chiến thêm phấn chấn
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Đây là hình ảnh vừa thực nhưng cũng rất lãng mạn bỏ ra đằng sau cái nghĩa thực của cuộc hành quân xé rừng vượt núi, xuyên qua sương dày đêm thăm thẳm và hình ảnh của ngày mai lạc quan phơi phới “Đèn bật sáng như ngày mai lên”. Tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, phóng đại “đèn pha” được ví như mặt trời mọc, như ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn bật sáng. Nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tưởng cao đẹp. Thể hiện khí thế sôi nổi, hào hùng bộc lộ trọn niềm vui sướng, tin tưởng tuyệt đối vào ngày mai chiến thắng
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Niềm tin tưởng đã được khẳng định, niềm vui của tác giả của nhân dân Việt Bắc trước tin thắng trận trên khắp mọi miền đất nước dồn dập bay về. Hay các địa danh được liệt kê: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên,… Mỗi địa danh đều ghi dấu những chiến công, niềm tự hào của dân tộc, cùng với những địa danh ấy là điệp từ “vui” kèm với các giới từ “tin vui chiến thắng” “vui về – vui từ – vui lên” gợi tả những chiến thắng giòn giã,dồn dập như tiếng reo mừng cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam.
Đoạn thơ 12 cây diễn tả khí thế hào dùng sục sôi của Việt Bắc. Qua đó, đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của dân tộc ta. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại, là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
Tóm lại, bức tranh Việt Bắc ra trận là một khúc ca hùng tráng, vang dội đến tận bây giờ. là một học sinh, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sống trong thời bình, vô cùng biết ơn các chiến sĩ đã ngã xuống, giành lại độc lập cho quê hương, nước nhà.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 6
Bài thơ “Việt Bắc” không chỉ là khúc hùng ca hoành tráng về những người anh hùng dân tộc mà còn là bản tình ca sâu sắc, mặn nồng giữa đồng bào chiến khu với cán bộ cách mạng. Đồng thời, đó cũng là bản tổng kết lịch sử kéo dài suốt 15 năm cách mạng mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân”:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Bao trùm đoạn thơ là nỗi nhớ với tất cả niềm tự hào, nhớ những con đường chiến dịch, những đoàn quân, dân công,… Qua đó, tác giả ngợi ca sức sống mãnh liệt của đất nước, con người Việt Nam trong máu lửa chiến tranh
Từ những thắng lợi bước đầu Phủ Thông, đèo Giang, sông Lô, Cao Lạng, quân ta đánh lên dành tự tin ở thế chủ động:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Hình ảnh thơ “Đêm đêm rầm rập như là đất rung” đã diễn tả sự trưởng thành, lớn mạnh nhanh chóng vượt bậc và khí thế ra trận hào hùng, ngất trời tráng khí của bộ đội ta. Nhớ ngày nào, trong lễ xuất quân của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ vỏn vẹn 34 đồng chí. Vậy mà chỉ qua mấy năm kháng chiến, quân đội của ta đã phát triển cả về lực và thế với bao sư đoàn, quân đoàn tinh nhuệ, thiện chiến. Ngày cũng như đêm, đoàn quân ấy ra trận như vũ bão. Hình ảnh thơ “ánh sao đầu súng” vừa đậm chất hiện thực vừa dạt dào cảm hứng lãng mạn. Nơi đầu súng của người lính cụ hồ luôn người sáng ánh sao lấp lánh, cộng hưởng với ánh sao của lí tưởng Cách mạng hòa bình, niềm tin chiến thắng.
Cùng ra trận với những đoàn quân chủ lực còn có lực lượng dân công phục vụ tiền tuyến:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Hình ảnh “dân công đỏ đuốc từng đoàn” thật đúng với hiện thực. Từng đoàn, từng đoàn dân công với bó đuốc trên tay rực cháy hối hả nối nhau ra trận. “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” là hình ảnh cường điệu, phóng đại, đậm chất lãng mạn bật lên sức mạnh phi thường của lực lượng dân công trên tiền tuyến. Đó không chỉ là biểu tượng cho sức mạnh của đoàn dân công mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của toàn dân tộc. Hình ảnh rực rỡ, âm hưởng câu thơ rộn rã niềm vui.
Hai câu cuối là hình ảnh đèn pha xuyên màn đêm đen thăm thẳm ở rừng Việt Bắc:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Những câu thơ “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày / Đèn pha bật sáng như ngày mai” lên mang lại cảm nhận về niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai chiến thắng của dân tộc. Ánh đèn pha của ô tô kéo pháo soi sáng màn đêm dày đặc, soi đường cho các chiến sĩ nhưng đồng thời nó cũng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng, tương lai hòa bình của dân tộc
Chỉ với 8 câu thơ, Tố hữu đã tái hiện lại chân thực, hào hùng khí thế ra trận của quân và dân ta. Toàn quân ra trận với tốc độ khẩn trương, lực lượng hùng hậu, với ý chí chiến đấu quyết tâm giành lại hòa bình cho dân tộc. Có thể nói, đây là một đoạn thơ hay và đẹp trong “Việt Bắc.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 7
Bức tranh “Việt Bắc ra quân” đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng, với hào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay.
Hai câu đầu là nét tả khái quát. Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của những người ra trận.
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân những người chiến sĩ trong mọi cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các ngả đường của căn cứ địa cách mạng.
Hai câu 3, 4 là hình ảnh “quân đi” rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ “điệp điệp trùng trùng” như một sức mạnh vô tận. đẹp trong “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” gợi nhớ hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. Cái ánh sao ở đây vừa như gần gũi thân quen với mũ nan của anh, lại như rực sáng lý tưởng trên đầu mũi súng người lính. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.
Hai câu 5, 6 là hình ảnh những đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm là của ta. Hình ảnh những đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm là đúng với hiện thực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với “muôn tàn lửa hay” thì lại lãng mạn biết bao. Có khác gì một hội hoa đăng! Còn “bước chân nát đá” là bước chân của những con người đạp bằng mọi chông gai để đi tới. Lấy ý từ câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm”, Tố Hữu đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ vừa quen thuộc vừa mới lạ để ngợi ca sức mạnh của những con người chiến thắng.
Hai câu cuối là hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũng rất lãng mạn. Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng – nghĩa tượng trưng – trong một hình ảnh lạc quan phơi phới.
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Ngày mai đã lên từ trong đêm dày thăm thẳm nhờ đèn pha bật sáng, nhờ sức con người tỏa sáng. Bởi họ đã cầm chắc chiến thắng trong tay ngay từ khi mới xuất quân. Câu thơ để lại nhiều dư vị, dư vang về một cảnh ra quân hoành tráng, đầy hào khí.
Chỉ 8 câu thơ, Tố Hữu đã dựng lên bức tranh “Việt Bắc ra quân” thật đẹp. Bức tranh không chỉ làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của quân dân ta trên căn cứ địa thần thánh mà còn đem đến cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 8
Tố Hữu là một trong những tác gia xuất sắc, thơ anh để lại chính là một phần to lớn trong lịch sử đất nước từ trước đến nay. Gắn liền với cách mạng Việt Nam, thơ ca Tố Hữu đã phản ánh những điều trọng đại trong lịch sử nước mình. Trong đó có tác phẩm thơ Việt Bắc cùng khổ thơ ra trận đã để lại trong lòng bạn đọc những giá trị khó phai mờ.
Là một tác gia lớn, không quá ngạc nhiên khi thơ ca Tố Hữu rất dễ đi vào lòng bạn đọc, viết về kháng chiến nhưng có một điều đặc biệt lại thể hiện được những cảm xúc vẫn rất đỗi trữ tình, ngọt ngào đằm thắm – một chất Huế rất riêng trong con người anh.
Vốn là một chiến sĩ cách mạng, lấy Đảng là chân lí, là ánh sáng điểm tựa, là nơi anh sẽ nguyện trung thành đi cùng và gắn bó. Vì thế, từ khi chọn lựa chân lí giác ngộ lí tưởng đảng đến khi Việt Bắc ra đời, chính là lúc Tố Hữu hiện thực hóa những lí tưởng cao đẹp của mình. Anh đã nguyện sống và kháng chiến với họ để cùng gắn bó cùng cùng sẻ chia. Khổ thơ ra trận đã phản ánh rõ điều đó:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân quân đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Những đoàn dân quân trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau ra trận trên khắp mọi nẻo đường. Nổi bật lên một tư thế làm chủ, những đoàn quân cứ thế bước đi cứ thế nối nhau, như thể hiện tinh thần hăng say, ý chí quyết liệt, ngày đêm nối tiếp ra trận. Những từ ngữ chỉ số nhiều “những” “đêm đêm” “của” chỉ sự sở hữu. So sánh “như là đất rung” và từ láy rầm rập thể hiện khí thế sôi động, lực lượng đông đảo, sức mạnh và tinh thần to lớn như kết thành làn sóng không gì có thể ngăn cản được.
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Tiếp đó là hình ảnh “trùng điệp” được tách ra làm hai từ láy “điệp” và “trùng” để diễn tả hình ảnh những đoàn quân nối dài, hoán dụ “ánh sao đầu súng” có thể là mũ của những người dân công hỏa tuyến, cùng các lực lượng kháng chiến đang kề vai sát cánh bên nhau. Nó đều là những hình ảnh thực, khi đặt cạnh nhau khiến thể hiện lên rõ nét khối sức mạnh vĩ đại của dân tộc ta. Hình ảnh ấy càng được thể hiện đẹp đẽ hơn sau khi nối tiếp những đoàn quân là những đoàn dân công hỏa tuyến. Những con người giản dị, vốn chân lấm tay bùn chân thật mộc mạc, cũng ngày đêm nối tiếp nhau, tạo thành một làn sóng.
Dân quân đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Các từ ngữ chỉ số nhiều “từng” “muốn” chỉ những lực lượng đông đỏ, không chỉ bộ đội chính quy mà con là những người dân công, từ “đỏ đuốc” là phép đảo trật tự từ nhấn mạnh màu đỏ, một ánh lửa rực hồng ở những bó đuốc, và phải chăng hình ảnh này còn biểu tượng cho nhiệt huyết của mỗi người dân Việt Nam, tinh thần kháng chiến ác liệt, cách nói cường điệu “bước chân nát đá” như nhấn mạnh tới sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân. Một cảm hứng lãng mạn vô cùng.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Trên bước đường ra trận không thể thiếu được hình ảnh những chiếc xe tăng nối đuôi nhau ngày đêm vượt núi vượt bom đạn để mang ra tiền tuyến. “nghìn đêm” cùng từ láy “thăm thẳm” và hình ảnh “sương dày” gợi ý nghĩa biểu tượng đó chính là những khó khăn đang luôn đợi chờ, những gian khổ gập ghềnh trong thời kì kháng chiến.
Phép so sánh “như ngày mai lên” ngược lại với những khó khăn, nó đã thể hiện một niềm tin chiến thắng, một tinh thần lạc quan, những hi vọng vẫn luôn đợi chờ ta phía trước, đó chính là sự xứng đáng cho sự đồng lòng đoàn kết của toàn dân tộc.
Bằng việc sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, và Tố Hữu được coi như một người có tài năng sử dụng thành thạo, hóa phép cho câu thơ như bừng tỉnh, đẹp thêm trăm phần. Cùng giọng thơ linh hoạt, lúc hăng say, lúc đằm thắm, tha thiết và vui tươi, đã cho ta thấy những hình ảnh thật đẹp. Đó không chỉ là nguồn cổ vũ to lớn trong thời chiến mà còn có ý nghĩa như động lực to lớn trong thời bình, ca ngợi và khẳng định giá trị của khối đại đoàn kết dân tộc, không gì có thể ngăn cản, dập tắt được. Cảm ơn Tố Hữu, cảm ơn khổ thơ ra trận, đã cho ta niềm tin, sức mạnh sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 9
Việt Bắc là bài thơ được Tố Hữu sáng tác sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ vang dội, chấn động thế giới. Có thể coi Việt Bắc là một bản tổng kết về một giai đoạn lịch sử bằng thơ, tái hiện lại hiện thực đau thương và oanh liệt của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chủ quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đoạn trích dưới đây là bức tranh sống động, hào hùng về khí thế tiến công như vũ bão của quân dân ta:
Những đường Việt Bắc của ta
………
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…
Nhà thơ đã tập trung thể hiện không khí hào hùng trong giai đoạn thứ ba của cuộc kháng chiến khi sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Theo dòng hồi tưởng, nhà thơ dẫn dắt người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian là núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, những hình ảnh, những âm thanh sôi nổi, dồn dập làm náo nức lòng người. Ánh sáng cách mạng đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, tràn đầy âm hưởng anh hùng ca. Giọng điệu dìu dặt, du dương ở những đoạn thơ trước đến đây đã chuyển thành giọng điệu dồn dập, rắn rỏi và phấn khích.
Tố Hữu miêu tả rất chân thực và sinh động khung cảnh chiến khu Việt Bắc trong mùa chiến dịch qua hình ảnh những con đường đêm đêm rầm rập bước chân của bộ đội, dân công, bập bùng ánh sáng của lửa đuốc và ánh đèn pha của những đoàn xe ra trận.
Trong thời gian đó, ban ngày máy bay địch bắn phá dữ dội nhưng ban đêm thì chúng đành bất lực. Màn đêm bao la đã mang lại ưu thế cho quân dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà thơ ca kháng chiến có nhiều bài tả cảnh ban đêm:
Những đêm dài hành quân nung nấu,
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Đêm nay, rừng hoang sương muối,
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới,
Đầu súng trăng treo
(Đồng Chí – Chính Hữu).
Trong đời sống bình thường, ban đêm là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, là thời điểm nghỉ ngơi yên tĩnh của con người. Nhưng trong chiến tranh, đêm thường là điểm khởi đầu của những trận đánh, những chiến dịch lớn nối tiếp nhau: Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Hai từ của ta thể hiện rõ ý thức làm chủ của người dân đối với đất nước, đồng thời thể hiện niềm tự hào về tính chất bất khả xâm phạm của vùng căn cứ địa kháng chiến.
Trên các nẻo đường ra hỏa tuyến, bộ đội, dân công với súng đạn, gánh gồng, với khí thế bừng bừng xung trận. Các từ tượng thanh và tượng hình như rầm rập, điệp điệp, trùng trùng được sử dụng rất phù hợp diễn tả chính xác không khí tự tin, hồ hởi và sức mạnh như triều dâng thác lũ của quân dân ta. Hình ảnh so sánh: Đêm đêm rầm rập như là đất rừng đặc tả quy mô lớn của các trận đánh chuẩn bị diễn ra. Tác giả đã thể hiện được sự thống nhất, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên trong một thời điểm lịch sử đặc biệt.
Bên cạnh những nét vẽ trải ra theo chiều rộng, trong bức tranh kháng chiến bằng thơ này còn có những nét vẽ theo chiều cao. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan là một nét vẽ như thế. Ánh sao trước hết là một hình ảnh thực; bên cạnh đó nó còn là hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Có thể hiểu ánh sao như ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường dẫn lối cho người chiến sĩ chiến đấu. Ba sự vật: ánh sao, mũi súng, mũ nan hợp thành một hình tượng khỏe khoắn, vững chãi về mặt tạo hình, phản ánh tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của quân dân ta.
Tuy tả cảnh đêm Việt Bắc những bức tranh không thiếu các chi tiết nói về ánh sáng. Bên cạnh ánh sáng xanh của sao trời là ánh sáng đỏ của lửa đuốc, của muôn tàn lửa bay, của đèn pha bật sáng… Hai câu thơ “Dân công đỏ đuốc từng đoàn,/ Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay” vẽ ra một cảnh tượng rực rỡ và hừng hực khí thế bằng những nét bút gân guốc, mạnh mẽ. Cách nói thậm xưng bước chân nát đá diễn tả rất ấn tượng sức mạnh đạp bằng mọi gian khó của những đoàn người trên đường ra hỏa tuyến. Những bước chân dồn dập ấy đã làm cho núi rừng bừng thức. Màn đêm thăm thẳm sương dày bị xua tan bởi ánh đèn pha, gợi liên tưởng đến chiến thắng đã gần kề trước mặt. Hình ảnh so sánh trong câu: Đèn pha bật sáng như ngày mai lên thoạt nghe có vẻ cường điệu nhưng phải so sánh như thế thì nhà thơ mới nói hết được niềm phấn chấn đang tràn ngập lòng người trước sự lớn mạnh vượt bậc của quân đội ta khi cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn cuối cùng: giai đoạn tổng phản công giành thắng lợi:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…
Tin thắng trận từ khắp các chiến trường trong cả nước dồn dập đổ về chiến khu Việt Bắc. Những cụm từ vui về, vui từ, vui lên vừa tạo được không khí phấn chấn, rộn ràng vừa biểu đạt ý: chiến khu Việt Bắc chính là đầu não của cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi từ khắp nơi dồn tụ về đó, để rồi từ đó lại tỏa đi trăm ngả.
Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của hàng loạt địa danh. Thơ ca kháng chiến có nhiều bài nhắc đến tên của những địa phương gắn liền với các sự kiện lịch sử. Chẳng hạn như bài Tây Tiến của Quang Dũng, bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm… Những cách đưa địa danh vào thơ của Tố Hữu có khác. Nếu Quang Dũng chú ý tới những tên đất gợi ấn tượng về sự xa xôi, hoang dã, heo hút và bí ẩn; Hoàng Cầm chú ý tới những cái tên gợi lên những sắc màu truyền thống của quê hương thì Tố Hữu lại quan tâm tới những địa danh lừng lẫy chiến công mà tên gọi của chúng làm náo nức lòng người. Có thể nói ít khi thấy những địa danh bình thường mà lại chan chứa chất sử, chất thơ và vang vọng trong lòng người đến như thế.
Đoạn thơ trên giàu chất sử thi, thể hiện rất rõ khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng của Tố Hữu bằng ngôn ngữ thơ ca. Đọc đoạn thơ, chúng ta tưởng như đang được sống lại trong không khí sục sôi của một thời lửa đạn không thể nào quên – cái thời của những sự kiện lớn lao và những niềm vui, niềm tin tưởng, cũng rất đỗi tự hào.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 10
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
(Tố Hữu)
Ánh sáng cách mạng chính là ngọn đuốc chỉ đường giúp cho nhân dân ta tìm thấy độc lập, tự do. Là một nhà thơ trưởng thành từ những cuộc kháng chiến, Tố Hữu đã đem đến cho bạn đọc rất nhiều tác phẩm trữ tình lãng mạn cách mạng với một lòng yêu nước sâu sắc. Trong khổ thơ thứ tám của bài thơ “Việt Bắc”, nhà thơ đã dựng lại bức tranh hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp với niềm tự hào to lớn.
Tố Hữu (1920 – 2002) là con chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam, ông đã có những đóng góp và cống hiến lớn cho cách mạng và cho nền văn học nước nhà. Tố Hữu chính là người viết biên niên sử bằng thơ và là nhà thơ trữ tình lãng mạn cách mạng lớn nhất thế kỷ XX. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954 khi chính phủ rời Việt Bắc về tiếp quản thủ đô. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Khổ tám bài thơ chính là không khí sôi nổi, khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Pháp được đã được tác giả tái hiện lại vô cùng sinh động bằng chính ngòi bút điêu luyện của mình.
Mở đầu khổ thơ, tác giả khơi gợi lại không khí của cuộc chiến toàn dân, toàn diện với những con đường Việt Bắc của ta:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
Đêm thường là thời gian để con người nghỉ ngơi nhưng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã sục sôi một lòng chiến đấu vì Tổ quốc. Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến trong thời gian “đêm đêm” với tiếng hành quân “rầm rập” được tác giả so sánh “như là đất rung” cho thấy không chí chiến đấu đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Tiếng “rầm rập” ấy còn cho thấy sự hùng mạnh của quân dân ta luôn dũng cảm tiến về phía trước. Không khí của cuộc kháng chiến được khơi gợi mang tầm vóc sử thi với những âm hưởng hùng tráng đã khiến cho bài thơ được đánh giá vừa là một bản tình ca lại vừa là một khúc tráng ca.
Tác giả tái hiện lại không khí của cuộc kháng chiến ở sáu câu tiếp theo của khổ thơ thứ tám:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
Đêm chính là khoảng thời gian quân dân ta làm chủ cả đất trời, tuy màn đêm đen tối nhưng đó chính là sự khởi đầu cho một cuộc chiến đấu đầy cam go và khốc liệt. Hình ảnh đoàn quân được khắc họa “điệp điệp trùng trùng” cho thấy số lượng đông đảo của một cuộc tổng duyệt “Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”. Con người chính là chủ nhân trên mặt đất, ngước lên trời cao ta lại thấy hình ảnh của “ánh trăng” chiếu sáng mọi nẻo đường. Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ta cũng đã bắt gặp hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa mang ý nghĩa tả thực lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Trăng không chỉ là bạn của mọi nhà mà trăng còn tượng trưng cho sự hòa bình, cho một tương lai tươi sáng phía trước. Trong cuộc kháng chiến ấy không chỉ có chiến sĩ mà còn có cả bộ đội, dân công, những con người hậu phương được kết hợp lại với nhau tạo nên “Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”. Những bước chân gân guốc, khỏe khoắn đã tạo nên sức mạnh “giẫm nát” quân thù. Mặc dù tác giả miêu tả cảnh đêm tối nhưng cảnh đêm tối trong “Việt Bắc” không phải là một đêm tối mịt mù mà nó luôn được soi sáng bởi ngọn đuốc, bởi ánh trăng, bởi đèn pha. Màn đêm dường như tan biến bởi sự kết hợp giữa ánh sáng của ngọn đuốc, ánh trăng, đèn pha bởi sự kết hợp ấy đã tạo nên thứ ánh sáng sáng như “ngày mai lên”. Từ không khí sôi động của cuộc kháng chiến, nhà thơ đã thể hiện được niềm tin, sự lạc quan cách mạng về ngày mai, cảm hứng ấy được khởi nguồn từ niềm hăng say lãng mạn cách mạng.
Sự quyết tâm của quân dân ta đã tạo nên một chiến thắng vang dội đất trời khi hòa bình được lập lại, miền Bắc được giải phóng. Nhà thơ đã lột tả niềm vui tột cùng ấy qua bốn câu thơ cuối của khổ tám bài thơ “Việt Bắc”:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
Tin thắng trận vang cả núi rừng, niềm vui của cuộc kháng chiến có sự đan chéo, chất chồng và dồn dập bởi nó là niềm tự hào của con người trong cuộc kháng chiến. Nếu như tám câu thơ đầu của khổ thơ tác giả đã khơi gợi được không khí căng thẳng, khẩn trương của chiến trận thì bốn câu thơ sau, nhà thơ đã mở ra một chân trời hòa bình với niềm vui sôi nổi trăm miền. Niềm vui gắn liền với các địa danh dày đặc như Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. Điệp từ “vui” gắn liền với niềm vui chiến thắng, niềm tự hào trước những chiến công cũng chính là niềm tự hào tác giả trước cuộc kháng chiến thần thánh.
Giọng thơ lãng mạn, mang cảm hứng sử thi, biện pháp tu từ liệt kê là những dụng ý nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong khổ thơ. Đoạn thơ thực sự là một niềm vui lớn trong kháng chiến, khí thế của cuộc kháng chiến được miêu tả đầy đủ qua lực lượng tham gia chiến đấu, những con đường nối liền giữa các miền đã mang đến một bức tranh hiện thực vô cùng hoành tráng.
Khổ thơ tám của bài thơ “Việt Bắc” khiến cho người đọc như được sống lại trong những năm tháng kháng chiến với khí thế hào hùng, mãnh liệt. Đoạn thơ mang tầm vóc sử thi hoành tráng đã tạo nên một bức tranh lịch sử vô cùng đẹp với sự quyết tâm ra trận, giành chiến thắng của nhân ta.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 11
Nhà văn Tố Hữu, lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, đã từng chia sẻ: Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình và cũng đã nói nhiều về đất nước và nhân dân mình như người đàn bà mình yêu. Có thể nói, thơ Tố Hữu là bản tình ca về đất nước và con người Việt Nam. Trong số những bản tình ca ấy, ta không thể không nói kể tới “Việt Bắc” – đỉnh cao của Tố Hữu, là tác phẩm xuất sắc trong văn học kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc không chỉ là bản tình ca sâu sắc mặn nồng giữa kẻ ở người đi mà còn là khúc hùng ca về những người anh hùng dân tộc. Bên cạnh những vần thơ trữ tình ngọt ngào, ta còn bắt gặp những vần thơ tràn đầy khí thế chiến thắng của quân và dân ta:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
Việt Bắc là một tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát, được viết vào tháng 10/1954 khi Trung ương Đảng và chính phủ, Bác Hồ và cán bộ từ giã “Thủ đô gió ngàn” đề về với “Thủ đô nắng Ba Đình” Bài thơ được chia làm hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phấn sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. Đoạn thơ “Những đường Việt Bắc của ta…Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” tập trung tái hiện lại không khí hào hùng của cuộc kháng chiến lúc quân và dân ta đang dành được lợi thế.
Trong 8 câu thơ đầu, nhà thơ đã tái hiện lại một cách chân thực hình ảnh đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Câu thơ Những đường Việt Bắc của ta vang lên khỏe khoắn, hùng tráng, chứa chan niềm tự hào kiêu hãnh. Trăng ngả, trăng đường hướng về Việt Bắc, trăm nẻo đường từ Việt Bắc tỏa đi muôn nơi đều là “của ta”: Hai tiếng của ta giản dị mà vô cùng thiêng liêng. Chúng thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đất nước mình cũng như niềm tự hào về sự bất khả xâm phạm của vùng căn cứ. Có sống trong những ngày kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ khó khăn, ta mới thấm thía niềm tự hào kiêu hãnh chống Pháp gian khổ khó khăn. Sau bao ngày tháng trong tình thế ngặt nghèo, phải phòng thủ ta đã vươn lên giành thế chủ động trong mọi mặt trận. Những con đường từng bị giặc chiếm đóng nay đã là của ta. Hình ảnh thơ Đêm đêm rầm rập như là đất rừng đặc tả sự lớn mạnh nhanh chóng, vượt bậc và khí thế ra trận hào hứng, ngất trời của đoàn quân và dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn thời điểm ban đêm. Trong cuộc sống, đêm là lúc yên bình, tĩnh mịch, vạn vật đã chìm vào giấc ngủ say nồng nhưng trong kháng chiến, đêm thường là điểm khởi đầu của những hoạt động, chiến dịch chuẩn bị cho ngày mai thắng lợi. Trong màn đêm bao la bao phủ, trùm khắm, đoàn quân của ta ra trận rầm rập như vũ bão khiến đất rung, trời lờ. Với những từ láy rắn rỏi, hình ảnh so sánh, phóng đại, nhịp thơ đanh, chắc kết hợp với những phụ âm rung, câu thơ bật lên âm hưởng khỏe khoắn hùng tráng góp phần tái hiện sống động cuộc diễu binh hùng vĩ. Có thể nói, tinh thần chiến đấu quả cảm, khí thế ra trận hào hùng của cha ông trong suốt bồn nghìn năm dựng nước, giữ nước đã sống dậy trong ngày tháng ra trận.
Chúng ta từng tự hào trước các tráng sĩ thời Trần mang tinh thần Sát Thát, về nghĩa quân Lam Sơn với sức mạnh Đánh một trận sạch không kình ngạc – Đánh hai trận tan tác chim muông. Và cho đến bây giờ, chúng ta lại càng tự hào về cuộc kháng chiến thần thánh của thời đại cách mạng:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan
Các từ tượng thanh và các từ tượng hình như rầm rập, điệp điệp, trùng trùng được sử dụng một cách tài tình, diễn tả chính xác khí thế tự tin, hồ hởi bao trùm cả dòng người đang ra trận với sức mạnh như dòng thác tuôn trào, không gì có thể cản bước nổi quân ta. Hình ảnh thơ ánh sao đầu súng đậm chất lãng mạn. Nơi đầu súng của người lính cụ Hồ người sáng ánh sao lí tưởng cách mạng, hòa bình của niềm tin chiến thắng. Hình ảnh ánh sao đầu súng gợi liên tƣởng đến hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Chỉ bằng một hình ảnh thơ, Tố Hữu đã tạc khắc chân dung của đoàn quân chủ lực bình dị mà cao cả.
Cùng ra trận với những đoàn quân chủ lực còn có lực lượng dân công hỏa tuyến hùng hậu. Tuy là bức tranh buổi đêm nhưng vẫn rừng rực ánh sáng – ánh sáng của đuốc đỏ, tàn lửa, đèn pha:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm, sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Dân công đỏ đuốc từng đoàn và muôn tàn lửa bay là những hình ảnh huy hoàng, rực rỡ tái hiện không khí ra trận sôi nổi của lực lượng tiến công. Với khát vọng giải phóng đất nước cháy bỏng, những đoàn quân lấy đêm là ngày, từng đoàn, từng đoàn, với bó đuốc rực cháy trên tay hối hả nối nhau ra trận. Với bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay ấy, núi rừng như bừng thức. sự im lặng, tăm tối bỗng bị xé toang bởi ánh sáng đèn pha. Hình ảnh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên vừa cực tả ánh sáng chói lòa của đoàn xe cơ giới, vừa nên bật sự trưởng thành lớn mạnh của quân đội ta, đồng thời, nó cũng thể hiện niềm tin vào một ngày mai huy hoàng, sáng chói.
Khúc hùng ca Việt Bắc ra trận được khép lại bằng tiếng reo ca khi toàn thắng về ta:
Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
Diệp từ “vui” được điệp đi, điệp lại nhiều lần cùng với nhịp thơ ngắn, nhanh mạnh tạo nên âm hưởng hào sảng, hùng tráng. Những cụm vui từ, vui về, vui lên tạo nên không khí phấn chấn, vui tươi, hồ hởi. Từ Việt Bắc, tốc độ của chiến thắng bùng lên, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, niềm vui gọi niềm vui. Điểm đáng chú ý trong đoạn thơ là việc liệt kê hàng loạt các địa danh mà không làm mất đi sự hấp dẫn của đoạn thơ. Nếu ở Tây Tiếm, những địa danh của Quang Dũng xuất hiện với niềm thương nỗi nhớ thì Tố Hữu lại gọi tên những địa danh lừng lẫy chiến công mà làm bừng tỉnh lòng người. Có thể nói, đây là điểm độc đáo trong thơ Tố Hữu.
Nhìn chung, đoạn thơ Việt Bắc ra trận là minh chứng tiêu biểu cho phong cách thơ đậm tính sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu. Đọc đoạn thơ, ta thấy như một khúc ca thắng trận của quân dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp Khẳng định, ngợi ca, tự hào về quê hương Việt Bắc ” Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 12
Tố Hữu trước giờ đều được biết đến với danh xưng “lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam”. Các tác phẩm của ông tràn ngập tinh thần yêu nước, lòng trung thành và thái độ ngợi ca đối với Cách mạng. Điều này được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Việt Bắc”. Khổ thơ thứ tám trong bài chính là một bức tranh tuyệt đẹp về hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ với không khí chiến đấu khẩn trương, sôi nổi. Đồng thời, cũng góp phần nêu bật niềm tự hào mà tác giả dành cho đồng bào, nhân dân cả nước.
Trước tiên, người đọc được chiêm ngưỡng khí thế hào hùng, dũng mãnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
Không gian kháng chiến lúc này như được rộng mở cả về không gian và thời gian. Thời gian ban đêm là lúc con người ta được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi. Vậy mà trên “những đường Việt Bắc”, ban đêm lại “rầm rập như là đất rung”. Đây chính là không khí chiến đấu đang diễn ra vô cùng khẩn trương, cho thấy sự quyết tâm của toàn quân. Từ láy “đêm đêm” mang đến cảm giác lặp lại, đều đặn. Vậy là cứ ngày ngày, quân và dân ta dũng cảm tiến về phía trước. Tầm vóc sử thi của con người cũng nhờ vậy mà được khơi gợi lên một cách vô cùng rõ nét.
Không khí của cuộc chiến sôi sục, khẩn trương đã được Tố Hữu miêu tả hết sức chân thực. Từ đó, đem đến khúc tráng ca ca ngợi quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp gian khổ. Trước tiên chính là hình ảnh đoàn quân:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Những từ láy lại tiếp tục được Tố Hữu sử dụng: “điệp điệp”, “trùng trùng” nhằm khắc họa số lượng đông đảo của đội quân. Từng đoàn từng đoàn cứ thế hùng dũng bước đi, hiên ngang sánh vai với trời đất. Và khi này, ta được thấy hình ảnh “ánh sao đầu súng”. Nếu như trong “Đồng chí”, Chính Hữu đem đến cho người đọc chi tiết “đầu súng trăng treo”, trong “Tây Tiến” có “súng ngửi trời” thì ở “Việt Bắc”, Tố Hữu lại chọn ánh sao. Những vì sao lấp lánh trên bầu trời, cùng nhau soi sáng những con đường phía trước, soi tỏ cả những người “bạn cùng mũ nan”. Họ cứ vậy kề vai sát cánh, bước đi vì tương lai hòa bình, độc lập của Tổ quốc.
Và trong đêm tối, không chỉ có những đoàn quân “điệp điệp trùng trùng” mà còn có cả những đoàn dân công đang ngày đêm cống hiến, phục vụ Cách mạng:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Cách sắp xếp câu độc đáo: “Dân công đỏ đuốc từng đoàn” đã mang đến cho bài thơ hình ảnh vô cùng thi vị, hào hùng. Họ cũng đi, cũng đốt lên những đốm lửa đỏ rực và tiến về phía trước. Tầm vóc sử thi của con người lại một lần nữa được khẳng định với “bước chân nát đá”. Hình ảnh của họ kết hợp với khung cảnh “muôn tàn lửa bay” tạo nên một bức tranh mang đậm tính sử thi. Trong “nghìn đêm thăm thẳm sương dày” kia, muôn vàn nguồn sáng đã xuất hiện, soi tỏ vạn vật. Nào là ánh sáng từ những ngọn đuốc, đến cả đèn pha từ những đoàn xe “bật sáng như ngày mai lên”. Qua đây, độc giả cũng thấy được sự phấn khởi, khẩn trương của cuộc kháng chiến cùng tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng, độc lập, hòa bình.
Không phụ công sức của quân và dân ta, cuộc Cách mạng cuối cùng cũng thành công. Từ đây, niềm vui được lan tỏa khắp mọi ngõ ngách trên cả nước:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Một loạt các địa danh đã được Tố Hữu khéo léo liệt kê: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, đèo De, núi Hồng. Không chỉ vậy, điệp từ “vui” còn giúp nhấn mạnh, nhân rộng niềm hạnh phúc, phấn khởi tới “trăm miền”. Nếu như trước đó, độc giả thấy được không khí khẩn trương, căng thẳng của cuộc chiến thì giờ đây, niềm hạnh phúc như được vỡ òa. Qua đây, Tố Hữu cũng thể hiện niềm tự hào về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Cùng với giọng thơ lãng mạn pha chất sử thi và hàng loạt hình ảnh giàu sức liên tưởng, Tố Hữu đã thành công tái hiện không khí của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác giả đem đến cho ta một đoạn thơ với giọng điệu say mê, nhịp thơ hào hùng, dồn dập. Từ đó, nêu lên niềm tự hào, vui sướng trước những chiến công hiển hách của quân và dân ta.
Đoạn thơ tuy ngắn gọn nhưng đã mang lại cho độc giả muôn vàn cảm xúc. Có thể đánh giá đây là một trong những phân khúc nổi bật nhất trong cả bài “Việt Bắc”, thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Qua đây, Tố Hữu cũng đã khẳng định tài năng, vị trí của mình trong dòng chảy văn học suốt bao đời qua.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 13
“Từ đó, lòng tôi như nắng như thiêu cháy.”
Mặt trời chân lý chiếu qua trái tim “
(Tố Hữu)
Ánh sáng cách mệnh là ngọn đuốc soi đường cho nhân dân ta đi tìm độc lập, tự do. Là một thi sĩ trưởng thành trong các cuộc kháng chiến, Tố Hữu đã mang tới cho người đọc nhiều tác phẩm trữ tình, lãng mạn cách mệnh với ý thức yêu nước thâm thúy. Trong khổ thơ thứ tám của bài thơ “Việt Bắc”, thi sĩ đã dựng lại bức tranh hiện thực về cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng.
Tố Hữu (1920 – 2002) là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mệnh Việt Nam, ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho cách mệnh và cho nền văn học nước nhà. Tố Hữu là thi sĩ biên niên sử đồng thời là thi sĩ trữ tình lãng mạn cách mệnh lớn nhất thế kỷ XX. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954 lúc chính phủ rời Việt Bắc về tiếp quản thủ đô. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được coi là một trong những tác phẩm thơ hay nhất thời kháng chiến chống Pháp. Khổ thơ thứ tám của bài thơ là ko khí sôi nổi, khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Pháp đã được tác giả tái tạo vô cùng sinh động bằng ngòi bút điêu luyện của mình.
Mở đầu khổ thơ, tác giả gợi lên ko khí của trận chiến tranh toàn dân, toàn diện với những tuyến đường Việt Bắc của chúng ta:
“Những tuyến đường Bắc Việt của tôi
Đêm ầm ầm như đất rung rinh ”.
Đêm thường là thời kì để mọi người ngơi nghỉ, nhưng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã sục sôi một lòng tranh đấu vì Tổ quốc. Ko khí dũng cảm của cuộc kháng chiến suốt “sớm hôm” với tiếng hành quân “ầm ầm” được tác giả so sánh “như đất rung trời” cho thấy khí thế tranh đấu đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Tiếng “ầm ầm” đó còn trình bày sức mạnh của quân và dân ta luôn quả cảm tiến lên. Ko khí của cuộc kháng chiến được gợi lên mang tầm vóc sử thi với những âm vang hùng tráng khiến bài thơ được giám định vừa là bản tình khúc, vừa là khúc tráng ca hùng tráng.
Tác giả đã tái tạo ko khí của cuộc kháng chiến trong sáu dòng tiếp theo của khổ thơ thứ tám:
“Quân tử giống như gián điệp.
Ánh sao ở đầu súng, bạn và chiếc mũ.
Công dân ngọn đuốc đỏ theo nhóm
Bước chân đá nát, nghìn tia lửa bay.
Nghìn đêm sương mù dày đặc
Đèn pha sáng như ngày mai ”.
Đêm là thời khắc quân dân ta làm chủ cả toàn cầu, tuy đêm tối nhưng là thời khắc mở đầu trận chiến gay cấn, thảm khốc. Hình ảnh đoàn quân được khắc họa “trùng điệp” trình bày số lượng đông đảo của một cuộc diễn tập “Bốn mươi thế kỷ ra trận”. Con người là chủ sở hữu trên mặt đất, nhìn lên trời ta thấy hình ảnh “ánh trăng” soi sáng mọi nẻo đường. Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ta còn bắt gặp hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Mặt trăng ko chỉ là người bạn của mọi nhà nhưng mà nó còn tượng trưng cho hòa bình và tương lai tươi sáng phía trước. Trong cuộc kháng chiến đó, ko chỉ quân nhân nhưng mà cả quân, dân, và dân ở hậu phương đã cùng nhau liên kết để tạo nên “Bước chân đá nát, nghìn ngọn lửa bay”. Những bước chân khỏe khoắn, gân guốc đã tạo nên sức mạnh “quật ngã” quân địch. Tuy tác giả tả cảnh đêm đen nhưng cảnh đêm trong “Việt Bắc” ko phải là đêm đen nhưng mà nó luôn được soi sáng bằng đuốc, bằng ánh trăng, bằng đèn pha. Màn đêm dường như mất tích bởi sự liên kết của ánh sáng của ngọn đuốc, của mặt trăng và của đèn pha vì sự liên kết đó đã tạo ra một thứ ánh sáng rực rỡ như “ngày mai”. Từ ko khí sôi nổi của cuộc kháng chiến, thi sĩ đã trình bày niềm tin cách mệnh, niềm sáng sủa về ngày mai được nung đúc bởi tâm huyết lãng mạn cách mệnh.
Quyết tâm của quân và dân ta đã tạo nên thắng lợi vẻ vang lúc hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng. Thi sĩ đã trình bày thú vui sướng tột cùng đó qua bốn dòng cuối của khổ thơ thứ tám của bài thơ “Việt Bắc”:
“Tin mừng thắng lợi trên một trăm vùng
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui tươi trở lại
Happy from Dong Thap, An Khe
Lên Việt Bắc, đèo De, núi Đỏ ”.
Tin thắng lợi vẻ vang khắp núi rừng, thú vui kháng chiến đan xen, chồng chất, trào dâng bởi đó là niềm tự hào của con người trong cuộc kháng chiến. Nếu tám dòng thơ đầu tác giả gợi lên ko khí căng thẳng, khẩn trương của trận chiến đấu thì bốn câu thơ sau lại mở ra một chân trời yên bình với sự nô nức của trăm miền. Thú vui gắn liền với những địa danh dày đặc như Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Đỏ. Từ “hoan hỉ” gắn với thú vui thắng lợi, niềm tự hào về những chiến công cũng là niềm tự hào của tác giả về cuộc kháng chiến thần thánh.
Giọng thơ lãng mạn, cảm hứng sử thi, các phép tu từ liệt kê là dụng ý nghệ thuật nhưng mà tác giả đã sử dụng trong khổ thơ. Bài thơ thực sự là một thú vui lớn trong cuộc kháng chiến, ko khí của cuộc kháng chiến được lột tả đầy đủ qua các lực lượng tham gia tranh đấu, những tuyến đường nối tiếp các vùng miền đã mang tới một bức tranh vô cùng chân thực. lớn lao.
Khổ thơ thứ tám của bài thơ “Việt Bắc” khiến người đọc như được sống lại những năm tháng kháng chiến với khí thế hào hùng, quật cường. Bài thơ mang tầm vóc sử thi hoành tráng đã dựng nên bức tranh lịch sử vô cùng xinh tươi với ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân ta.
Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc- Mẫu 14
“Trong những lời nói đó, tôi đã cảm nắng
Mặt trời chân lý chiếu qua trái tim “
(sau)
Ánh sáng của cách mạng là ngọn đuốc dẫn đường cho nhân dân ta đi tìm độc lập, tự do. Là nhà thơ trưởng thành trong Kháng chiến, Tố Hữu đã mang đến cho người đọc nhiều tác phẩm cách mạng, lãng mạn, trữ tình với tinh thần yêu nước sâu sắc. Trong khổ thơ thứ tám của bài thơ “Việt Bắc”, nhà thơ đã tự hào dựng lại bức tranh hiện thực về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tố Hữu (1920 – 2002) là người đi trước trong nền thơ ca Cách mạng Việt Nam và có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn học và Cách mạng Việt Nam. Tố Hữu là nhà biên niên thơ và nhà thơ trữ tình lãng mạn cách mạng lớn nhất thế kỷ XX. Thành phố Việt Bắc được thành lập vào tháng 10 năm 1954 khi chính phủ rời Việt Bắc về tiếp quản thủ đô. Bài thơ được in thành tập thơ cùng tên và được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của thơ ca Kháng chiến chống Pháp. Khổ thơ thứ tám của bài thơ là không khí sôi động và đầy ám ảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp được tác giả miêu tả vô cùng sinh động bằng ngòi bút điêu luyện.
Mở đầu khổ thơ, tác giả gợi lên không khí phố phường Việt Bắc của ta và cuộc chiến tranh toàn dân.
“Phố Việt Bắc của tôi
Đêm rung chuyển như mặt đất rung chuyển ”.
Ban đêm thường là thời gian nghỉ ngơi, nhưng trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân ta đã cùng nhau xông pha chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Không khí dũng cảm của cuộc kháng chiến trong ‘Đêm và đêm’ cùng với tiếng hành quân ‘ầm ầm’, được nghệ sĩ ví như ‘đất rung chuyển’, cho thấy tinh thần đấu tranh đang diễn ra một cách tuyệt vọng. Tiếng ‘gầm’ này còn thể hiện sức mạnh của quân và dân ta luôn dũng cảm tiến lên. Không khí của các cuộc kháng chiến gợi lên sự hùng tráng mang tính sử thi với những âm vang hùng tráng, khiến bài thơ này vừa là một bản tình ca vừa là một khúc tráng ca hùng tráng.
Tác giả tái hiện không khí của cuộc kháng chiến trong sáu dòng tiếp theo của khổ thơ thứ tám.
“Quân đội giống như một điệp viên.
Ánh sao phía trên khẩu thần công, bạn và một chiếc mũ có nan.
Công dân ngọn đuốc đỏ trong nhóm
Dấu chân đè đá và hàng ngàn tia lửa bay.
Ngàn đêm trong sương mù dày đặc
Đèn pha sáng như ngày mai ”.
Đêm là lúc quân dân ta thống trị thiên hạ, tuy đêm đen nhưng là nơi mở đầu cho cuộc chiến đấu ác liệt, ác liệt. Hình ảnh quân đội được trình bày dưới dạng ‘thông điệp kép’ thể hiện nhiều mẫu ‘chiến trường thế kỷ 40’. Con người là chủ nhân của trái đất, nếu bạn nhìn lên bầu trời, bạn sẽ thấy “ánh trăng” soi sáng mọi nẻo đường. Trong bài thơ “Hạ chí” của Chính Hữu, ta còn bắt gặp hình ảnh “mõm treo trên cung trăng” vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Mặt trăng không chỉ là người bạn của mọi thành viên trong gia đình, mà còn tượng trưng cho hòa bình và tương lai tươi sáng. Cuộc kháng chiến này không chỉ khiến người lính, mà cả những người lính, những người dân, những người đi sau đoàn kết lại để tạo nên những “bậc thang đá cuội, muôn ngàn đốm lửa”. Một bước đi mạnh mẽ, mạnh mẽ tạo ra sức mạnh để “bẻ gãy” kẻ thù. Mặc dù nghệ sĩ mô tả quang cảnh ban đêm, <베트박>Cảnh đêm không phải lúc nào cũng tối, nhưng luôn được chiếu sáng bởi đuốc, ánh trăng và đèn sân khấu. Màn đêm dường như biến mất với sự kết hợp của ánh đuốc, ánh trăng và ánh đèn sân khấu. Bởi vì sự kết hợp này đã tạo ra một thứ ánh sáng rực rỡ như ‘ngày mai’. Trong không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến, nhà thơ đã thể hiện niềm tin cách mạng và niềm lạc quan vào tương lai, được khơi nguồn từ những đam mê lãng mạn cách mạng.
Quyết tâm của quân và dân ta đã mang lại thắng lợi vượt bậc, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng. Nhà thơ đã thể hiện niềm vui sướng tột cùng này ở bốn dòng cuối của khổ thơ thứ tám của bài thơ “Việt Bắc”.
“Tin mừng chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc và Điện Biên muốn quay lại.
Happy by Dong Thap, An Khe
Lên Việt Bắc, đèo De, núi đỏ ”.
Khí thế chiến thắng vang vọng núi rừng, niềm vui kháng chiến vượt lên chồng chất và lao về phía trước với niềm vui của cuộc trường chinh. Sở dĩ như vậy vì nó là niềm tự hào của nhân dân trong cuộc kháng chiến. Trong khi tám dòng đầu của khổ thơ tác giả gợi lên không khí chiến trận căng thẳng, căng thẳng thì bốn dòng cuối của bài thơ lại mở ra những chân trời thanh bình với niềm vui rộn ràng trăm miền. Niềm vui nối liền với những địa danh dày đặc như Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Đỏ. Từ “hân hoan” gắn với niềm vui chiến thắng, niềm tự hào chiến thắng cũng là niềm tự hào về cuộc kháng chiến thần thánh của tác giả.
Giọng thơ lãng mạn, cảm hứng trần thuật và phép tu từ được diễn xướng là dụng ý nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ thơ. Thơ quả thực là một niềm vui lớn trong các cuộc kháng chiến, không khí kháng chiến được khắc họa đầy đủ qua những bộ đội tham gia chiến đấu và những con đường nối liền các vùng miền đã mang đến một bức tranh rất chân thực.
Khổ thơ thứ tám của bài thơ “Việt Bắc” mang đến cho người đọc cảm giác sống lại những năm tháng kháng chiến với khí thế hào hùng, quật cường. Bài thơ này có tính chất hoành tráng, đậm chất sử thi đã tạo nên một bức tranh lịch sử vô cùng đẹp đẽ cùng với ý chí quyết chiến và quyết thắng của nhân dân ta.
Trên đây là nội dung bài học Phân tích khổ 8 bài thơ Việt Bắc chọn lọc hay nhất (14 bài mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- Cảm nhận của em về 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc hay nhất (15 bài mẫu)
- Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc hay nhất (16 bài mẫu)
- Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu chọn lọc hay nhất (10 bài mẫu)
- So sánh 2 bài thơ Việt Bắc và Từ ấy của Tố Hữu chọn lọc hay nhất (4 bài mẫu)
- Phân tích nỗi nhớ của người chiến sĩ Cách mạng trong bài thơ Việt Bắc hay nhất (5 bài mẫu)
- Phân tích hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất nước hay nhất
- Phân tích cách xưng hô mình ta trong bài thơ Việt Bắc chọn lọc hay nhất (11 bài mẫu)
- Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc chọn lọc hay nhất (25 bài mẫu)
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)