Câu hỏi 4. Phân tích Nước Đại Việt ta
Lời giải chi tiết:
Bạn đang xem: Phân tích Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Nguyễn Trãi đã từng thay Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” – một áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc phần đầu của bài cáo, là đoạn trích có vị trí quan trọng – làm tiền đề cho bài cáo.
Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết bài cáo công bố trước toàn dân Bình Ngô đã thắng lợi. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như một lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền độc lập nêu lên nguyên lý nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Đại Việt.
Ở hai câu đầu tác giả đưa ra quan niệm “nhân nghĩa” theo Nho giáo:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Theo Nho giáo, “nhân” là lòng thương người, “nghĩa” là hành động hợp lẽ phải, biết làm điều thiện. Nhưng cốt lõi tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là “yên dân”, hành động nhân nghĩa là “trừ bạo”. “Yên dân” là làm cho dân được sống yên ổn, thái bình. “Trừ bạo là diệt thế lực bạo tàn. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, “dân” là con dân nước Đại Việt, “bạo” là quân Minh bạo tàn, “quân điếu phạt” nghĩa là quân Lam Sơn. Như vậy, với Nguyễn Trãi “nhân nghĩa” là yêu nước, chống quân xâm lược Nhưng “nhân nghĩa” không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ giữa người với người mà còn là quan hệ giữa dân tộc và dân tộc. Đây chính là sự phát triển trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với nho giáo. Cách mở đề rất cô đọng, ngắn gọn như một câu tục ngữ, một mệnh đề triết học đã nêu bật được ý nghĩa giặc Minh xâm lược nước ta là trái nhân nghĩa, ta đứng lên chống giặc Minh là thuận nhân nghĩa, ta thắng giặc Minh là tất yếu.
Sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền: quốc hiệu, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài hào kiệt,… Tác giả đưa yếu tố “văn hiến” lên đầu bởi phong kiến phương Bắc luôn tìm cách phủ nhận nền văn hiến của ta, từ đó phủ nhận tư cách độc lập của ta. Nhưng dân tộc ta vẫn giữ vững bản sắc riêng cho dù nền phong kiến có thay đổi, lịch sử có lúc thăng lúc trầm nhưng văn hiến, phong tục tập quán, nhân tài hào kiệt không bao giờ thay đổi.
Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn thể hiện niềm tự hào dân tộc qua từ “đế”. Phong kiến phương Bắc chỉ nước ta là một nước chư hầu, chỉ phong vương cho ta nhưng cách xưng “đế” khẳng định rằng Đại Việt có chủ quyền, ngang hàng với phương Bắc. Để tăng sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng những từ ngữ mang tính hiển nhiên, vốn có: “đã lâu, đã chia, cũng khác, cũng có”. Như vậy, nước Đại Việt đã có lịch sử lâu đời và có chiều sâu văn hiến.
Để làm sáng tỏ sức mạnh nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đưa ra những dẫn chứng trong lịch sử:
“Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
Hai chữ “vậy nên” đã diễn đạt một quan hệ nhân quả: kẻ nào xâm phạm đến chính nghĩa sẽ chuốc lấy thất bại. Các dẫn chứng được nêu trong trình tự thời gian, từ Lưu Cung – vua Nam Hán đến Triệu Tiết – tướng nhà Tống đến Toa Đô, Ô Mã Nhi – tướng nhà Nguyên. Cách nêu dẫn chứng linh hoạt, có khi nhấn mạnh thất bại quân giặc, có khi ca ngợi chiến thắng của ta. Lời khẳng định: “Việc xưa xem xét / Chứng cứ còn ghi” một lần nữa nhấn mạnh sức mạnh chính nghĩa là chân lý về độc lập dân tộc không gì thay đổi được.
Bài cáo với lập luận chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm, lời lẽ và thực tiễn, giọng văn hùng hồn. Đoạn trích mở đầu bài “Bình Ngô đại cáo” sáng ngời chính nghĩa được viết bởi trí tuệ sắc sảo của một trái tim yêu nước thương dân. Đoạn văn đã khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào về lịch sử dân tộc của người anh hùng Nguyễn Trãi.
Đoạn văn mở đầu bài “Bình Ngô đại cáo” ngắn gọn, cô đọng, súc tích, là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Đoạn văn vừa là lời nghiêm khắc răn dạy vừa mang chiều sâu thấm thía tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của đạo làm người.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lớp 8
- Hãy tóm tắt nội dung của truyện Cái kính. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách Những người thích đùa của Nê-xin lớp 8 (2 Mẫu)
- Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác lớp 8 (3 Mẫu)
- Từ văn bản, hãy nhận xét về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Em thấy bản thân mình cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt lớp 8 (4 Mẫu)
- Nêu một số biện pháp tu từ có trong các văn bản thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp mà em thích.
- Nêu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu, viết, nói và nghe?
- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học như thế nào? Phân tích một số ví dụ ở các bài học trong sách Ngữ văn 8, tập 1 để làm sáng tỏ điều ấy.
- Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần nói và nghe của mỗi bài học.
- Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8, tập một có gì mới so với sách Ngữ văn 7?
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)
- 1 hải lý bằng bao nhiêu km? Một số quy đổi hải lý thường dùng
- 1 Lunatic 1 Ice Pick là gì? Video gây án khiến cả thế giới phải rúng động
- 10 mẫu mở bài Từ ấy hay nhất
- 100+ Ca dao tục ngữ về thầy cô hay và ý nghĩa
- 109++ Hình ảnh chữ buồn đẹp về tình yêu, cuộc sống Hot nhất
- 12 mẫu mở bài Chiều tối hay nhất
- 17 mẫu Tóm tắt Bắt sấu rừng U Minh Hạ (2023) mới nhất
- 20 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa điềm hay nhất