Mời các em theo dõi nội dung bài học về Phenol là gì? Bài tập vận dụng về Phenol do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Phenol là gì?
Định nghĩa
– Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.
– Ví dụ:
Bạn đang xem: Phenol là gì? Bài tập vận dụng về Phenol
– Nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen được gọi là -OH phenol.
– Phenol đơn giản nhất là C6H5 – OH, phân tử gồm 1 nhóm -OH liên kết với gốc phenyl.
Phân loại
Dựa theo số nhóm -OH trong phân tử, các phenol được phân loại thành:
+ Phenol đơn chức: Phân tử chỉ có 1 nhóm – OH phenol. Ví dụ:
+ Phenol đa chức: Phân tử có hai hay nhiều nhóm -OH phenol. Ví dụ:
Cấu tạo
– Phenol có công thức phân tử C6H6O và có công thức cấu tạo C6H5OH hoặc:
Tính chất vật lý
– Ở điều kiện thường: phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 43oC.
– Để lâu, phenol chuyển thành màu hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí.
– Phenol rất độc, có thể gây bỏng da khi dính phải.
– Phenol tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và trong etanol.
Tính chất hóa học
Phenol có phản ứng thế nguyên tử H của nhóm – OH và có tính chất của vòng benzen.
a. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH
– Tác dụng với kim loại kiềm:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa (Natri phenolat) + H2↑
– Tác dụng với bazơ:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
⇒ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H thuộc nhóm -OH trong phân tử phenol so với ancol.
b. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen
– Phản ứng với dung dịch brom:
– Phản ứng với dung dịch HNO3
⇒ Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzen trong các phân tử hiđrocacbon thơm. Đó là ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen.
Điều chế
Trong công nghiệp phenol được điều chế từ cumen theo sơ đồ:
Ngoài ra, phenol cũng có thể được điều chế từ benzen theo sơ đồ:
C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa → C6H5OH
Ứng dụng
Phenol là nguyên liệu sản xuất nhựa phenol – fomanđehit; nhựa ure – fomanđehit … Ngoài ra phenol còn được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt nấm mốc, chất diệt cỏ …
Bài tập vận dụng về Phenol
Bài 1: Tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo là
A. Phenol
B. m-crezol
C. o-crezol
D. p-crezol
Đáp án: C
Bài 2: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol phenol và 0,3 mol etylen glycol tác dụng với lượng dư kali thu được V lít H2 ở đktc.Giá trị của V là?
A. 8,96
B. 11,2
C. 5,6
D. 7,84
Đáp án: A
Bài 3: Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzen được chứng minh bởi phản ứng nào ?
A. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH
B. Phản ứng của phenol với nước Brom
C. Phản ứng của phenol với Na
D. Phản ứng của phenol với anđehit fomic.
Đáp án: B
Bài 4: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol
B. Phenol có tính axit yếu hơn etanol
C. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH
D. Phenol không có tính axit.
Đáp án: A
Bài 5: Cho 15,4 gam hỗn hợp o-crezol và etanol tác dụng với Na dư thu được m gam muối và 2,24 lít khí H2. Giá trị của m là
A. 19,8
B. 18,9
C. 17,5
D. 15,7
Đáp án: A
Bài 6: Hãy chọn phát biểu sai:
A. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.
B. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí.
C. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với Br2 tạo kết tủa trắng.
D. Nhóm –OH và gốc phenyl ở phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Đáp án: A
Bài 7: Có bao nhiêu hợp chất thơm X có công thức phân tử là C7H8O2 tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1:2. Số công thức cấu tạo X là
A. 6
B. 8
C. 4
D. 5
Đáp án: A
Bài 8: Để phân biệt dung dịch phenol và ancol benzylic ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau: Na (1), NaOH (2), dung dịch nước Br2 (3).
A. Chỉ có (1)
B. (2) và (3)
C. Chỉ có (2)
D. Chỉ có (3)
Đáp án: D
Bài 9: Chiều giảm dần độ linh động của nguyên tử H (trái sang phải) trong nhóm OH của 3 hợp chất: C6H5OH (1), etanol (2), 2-nitro phenol (3)
A. (1) < (2) < (3)
B. (2) < (1) < (3)
C. (3) < (2) < (1)
D. (2) < (3) < (1)
Đáp án: B
Câu 10: 0,54 gam 1 đồng đẳng của phenol phản ứng vừa đủ với 10ml NaOH 0,5M. Công thức phân tử của chất ban đầu là :
A. C7H8O
B. C7H8O2
C. C8H10O
D.C8H10O2
Đáp án: A
Bài 11: C6H5Cl→NaOHX→+(CO2+H2O)Y→dd Br2Z.
Tên gọi của hợp chất Z là:
A. 1,3,5-tribromphenol
B. 2,4,6-tribromphenol
C. 3,5-dibromphenol
D. phenolbromua
Đáp án: B
Bài 12: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và rượu etylic tác dụng với Na dư thu được 25,2 hỗn hợp muối. Cho m/10 gam lượng hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 10ml dung dịch NaOH 1M. Số mol của rượu và phenol là:
A. 0,1 và 0,1
B. 0,2 và 0,2
C. 0,2 và 0,1
D. 0,18 và 0,06
Đáp án: C
Bài 13: X là hỗn hợp gồm C6H5OH (phenol) và ancol đơn chức A. Cho 25,4 gam X tác dụng với Na dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của A là?
A. C2H5OH
B.C3H7OH
C.C4H9OH
D. CH3OH
Đáp án: D
Bài 14: Đốt cháy 0,05 mol X dẫn xuất benzen 15,4 gam CO2. Biết 1 mol X phản ứng vừa đủ 1 mol NaOH hay 2 mol Na. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Bài 15: X là 1 ankyl para phenol. Cho 0,1 mol X tác dụng với brom thấy tạo ra 28 gam kết tủa. Phân tử khối của X là
A. 122
B. 136
C. 108
D. 94
Đáp án: A
Bài 16: Một hợp chất hữu cơ X có M<110. Đốt cháy hoàn toàn 21,6 gam X thu được 61,6 gam CO2 và 14,4 gam H2O. X là?
A. C7H8O2
B. C7H8O
C. C6H6O2
D. C6H6O2
Đáp án: B
Bài 17: Một hỗn hợp phenol và rượu thơm X đơn chức. Lấy 20,2 gam hỗn hợp này tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng 20,2 gam hỗn hợp này phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 2M. Công thức phân tử của X là
A. C7H8O
B.C4H8O
C.C6H6O
D. C6H6O2
Đáp án: A
Bài 18: Hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng là 21:2:4 . Công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử của X. Biết X tác dụng với cả Na và NaOH. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Bài 19: A là hợp chất hữu cơ CxHyOz được 0,1 mol A cho toàn bộ sản phẩm vào nước vôi thu được 30 gam kết tủa. Đun nóng dụng dịch thu được tiếp 20 gam kết tủa. A vừa tác dụng với Na và NaOH. Biết 1 mol A tác dụng hết với Na thu được 0,5 mol khí H2. Cho A tác dụng với dung dịch Brom theo tỉ lệ 1:3 .Tên gọi cả A là
A. p-crezol
B. o-crezol
C. m-crezol
D. cả A,B,C
Đáp án: C
Bài 20: Vì sao phenol có lực axit mạnh hơn ancol và phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzen ?
A. Do phenol có phân tử khối lớn hơn
B. Do ảnh hưởng qua lại giữa gốc phenyl và nhóm OH
C. Do liên kết hidro
D. Cả A và C
Đáp án: B
Bài 21: Hợp chất nào dưới đây không thể là hợp chất phenol?
A. C6H5OH
B. C6H5CH2OH
C. C6H4(CH3)OH
D. HO-C6H4-OH
Đáp án: B
Bài 22: Để sơ cứu cho người bị bỏng phenol người ta sử dụng hóa chất nào sau đây?
A. Glixerol
B. NaOH đậm đặc
C. H2SO4
D. NaCl
Đáp án: A
Bài 23: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5– và ảnh hưởng của gốc C6H5– đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH, dung dịch Br2
B. Na kim loại, dung dịch NaOH
C. nước Br2, dung dịch NaOH
D. dung dịch NaOH, Na kim loại
Đáp án: C
Bài 24: Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh
(2) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(3) Phenol có tính chất axit và dung dịch của phenol làm đổi màu quì tím thành đỏ.
(4) Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH.
(5) Cho nước Brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng.
(6) Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc, thuốc nổ TNT.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Đáp án: C
Bài 25: Khả năng thế vào vòng benzen giảm theo thứ tự là
A. phenol > benzen > nitrobenzen
B. phenol > nitrobenzen > benzen
C. nitrobenzen > phenol > benzen
D. benzen > phenol > nitrobenzen
Đáp án: A
Bài 26: Cho các hợp chất thơm đều có CTPT C7H8O lần lượt tác dụng được với Na và NaOH thì số chất phản ứng được với Na, NaOH và không tác dụng được với cả Na và NaOH lần lượt là
A. 4, 3, 1
B. 4, 4, 0
C. 3, 3, 1
D. 4, 3, 0
Đáp án: A
Bài 27: Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch NaOH; HCl; Br2; HNO3; CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Đáp án: A
Bài 28: Để nhận biết các chất etanol, propenol, etilenglicol, phenol có thể dùng các cặp chất
A.KMnO4 và Cu(OH)2
B. NaOH và Cu(OH)2
C.Nước Br2 và Cu(OH)2
D. Nước Br2 và NaOH
Đáp án: C
Bài 29: Phản ứng hóa học:
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (C6H5– là gốc phenyl) chứng tỏ:
A. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic
B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
C. Phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic
D. Phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic
Đáp án: A
***
Trên đây là nội dung bài học Phenol là gì? Bài tập vận dụng về Phenol do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Tụ điện là gì? Cấu tạo của tụ điện? Công dụng của tụ điện là gì?
- Gốc axit là gì? Gốc axit được phân thành mấy loại?
- Soạn bài Trái tim Đan-Kô SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Một người Hà Nội SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Thực hành đọc hiểu Tầng hai SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Du SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
- Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
- C6H5−CH=CH2 + KMnO4 → C6H5COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O
- CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + NH4NO3 + (NH4)2CO3
- I2 là gì? Công dụng và ứng dụng của I2
- Lá nam 10 vị là gì? Các loại lá nam giảm cân an toàn, hiệu quả nhất
- Osmanthus là hoa gì? Công dụng của hoa Osmanthus
- Phản ứng hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali – Cân bằng phương trình hóa học