Học TậpLớp 12

Phép lặp cú pháp là gì? Phép lặp cú pháp có tác dụng gì?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Phép lặp cú pháp là gì? Phép lặp cú pháp có tác dụng gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Phép lặp cú pháp là gì?

– Phép lặp cú pháp là một trong những phép liên kết hình thức trong liên kết câu, liên kết đoạn văn, hay thường được gọi là phép lặp từ vựng. Nó lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu trong văn bản.

– Phép lặp cú pháp có thể sử dụng lặp lại một cụm từ, lặp 1 phần từ hay lặp lại cú pháp.

Bạn đang xem: Phép lặp cú pháp là gì? Phép lặp cú pháp có tác dụng gì?

Phép lặp cú pháp là gì?
Phép lặp cú pháp là gì?

Ví dụ minh họa về phép lặp cú pháp

Ví dụ minh họa 1:

“Con sóng dưới lòng sâu.

Con sóng trên mặt nước.”

(Trích Xuân Quỳnh – Sóng)

=> Hai câu thơ này có dùng phép lặp cú pháp, tạo nên một thế đối xứng, có tác dụng khắc họa hình ảnh mọi con sóng ( mọi con người ) đều đang ở trong tâm trạng nhớ trương day dứt khôn nguôi.

Ví dụ minh họa 2:

Bạn có thể không thông minh, nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của mình ngày này qua ngày khác. Bạn không thể hát hay, nhưng bạn vẫn chưa muộn.

=> Cấu trúc của sự lặp lại là: Có thể không … nhưng bạn …

Phép lặp cú pháp có tác dụng gì?

– Có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định hoặc khắc sâu nội dung hoặc hình ảnh mà tác giả hướng tới.

– Phép lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu trong văn bản.

Bài tập thực hành phép lặp cú pháp

Bài tập 1: Xác định phép lặp cú pháp (phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau :

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

– Hướng dẫn giải:

Trong đoạn thơ có 2 lần dùng phép lặp cú pháp ( phối hợp với phép đối )

– Vẻ non xa / tấm trăng gần. Cả hai đều là hai cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: danh từ chỉ đơn vị ( vẻ, tấm ); danh từ chỉ vật thể ( non, trăng ), tính từ ( xa, gần ).

– Cát vàng cồn nọ / bụi hồng dặm kia. Cả hai đều là kết cấu chủ – vị:

C: Các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và tính từ chỉ màu ( cát vàng, bụi hồng ).

V: Các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định ( cồn nọ, dặm kia ).

Tác dụng chung của phép lặp cú pháp trong đoạn thơ này: khắc hoạ khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài (có sự gần gũi, tình cảm của vạn vật: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, có cả sự ồn ào sôi động của cuộc sống: “bụi hồng dặm kia”) để đối lập với cái cô đơn, nhỏ bé của nàng Kiều trong lầu Ngưng Bích.

Bài tập thực hành phép lặp cú pháp
Bài tập thực hành phép lặp cú pháp

Các thông tin khác về phép lặp

Phép lặp là gì?

Phép lặp là một trong những phép liên kết hình thức trong liên kết câu, liên kết đoạn văn hay có tên gọi khác là phép lặp từ vựng. Các từ lặp này thường tạo sự liên kết câu trước và câu sau trong văn bản. Có thể sử dụng lặp lại một cụm từ, lặp một phần từ hay lặp lại cú pháp.

Các loại phép lặp

Hiện nay phép lặp có ba loại đó là lặp từ ngữ, lặp cấu trúc câu và lặp ngữ âm.

Phép lặp từ ngữ

Phép lặp này sử dụng các từ ngữ được lặp lại từ câu này qua câu kia, từ câu trước sang câu sau nhằm tạo tính liên kết giữa các phần trong đoạn văn với nhau.

Ví dụ 1: Tập thể dục là một thói quen tốt. Chăm chỉ tập thể dục hằng ngày sẽ có một sức khỏe tốt.

Từ “tập thể dục” được lặp lại hai lần, nó giúp người đọc hiểu rõ tác dụng của việc tập thể dục hằng ngày.

Ví dụ 2: Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những chủ nhân tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ.

Từ “trường học của chúng ta” được lặp lại hai lần trong câu trên nhằm nhấn mạnh ngôi trường đang được nhắc tới.

Lặp ngữ âm

Đây là hiện tượng lặp vần và cắt nhịp điệu trong các câu của văn bản

Ví dụ 1:

Con quạ đứt đuôi

Con ruồi đứt cánh

Đòn gánh có mấu

Củ ấu có sừng

Bánh chưng có lá

Con cá có vây

Ông thầy có sách

Ta thấy trong câu ca dao trên cách gieo vần câu trên được lặp lại ở câu dưới tạo sự liên kết và thêm vần điệu cho bài ca dao. Giúp bài ca dao trở lên dễ thuộc, dễ nhớ.

Ví dụ 2:

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Các từ được bôi đen là các từ lặp lại, tạo sự liên kết giữa các câu thơ.

Lặp cú pháp

Đây là phép lặp dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo câu được xuất hiện nhiều lần trong một đoạn văn bản. Phép lặp cú pháp có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định những nội dung hoặc hình ảnh mà tác giả muốn nhấn mạnh. Vị trí của phép lặp thường là ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo tính liên kết giữa các câu trong văn bản.

Ví dụ 1: Con người Việt Nam có thể không có vóc dáng to hơn người Mỹ. Con người Việt Nam có thể không có nước da trắng như người Châu Âu. Nhưng con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại thông minh, nhanh nhẹn.

Cấu trúc được lặp lại trong đoạn văn trên là: Con người Việt Nam…… Việc lặp lại cấu trúc đó làm nổi bật hình ảnh con người Việt Nam muốn được nhấn mạnh trong đoạn văn.

Ví dụ 2:

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà.

Sự thật là ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp.

Ví dụ 3:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Hai câu thơ trên sử dụng phép lặp cú pháp “con sóng….” tạo nên một thế đối xứng, có tác dụng khắc hoạ hình ảnh mọi con sóng đều đang ở trong tâm trạng nhớ thương day dứt khôn nguôi.

Ví dụ 4:

Bạn có thể không thông minh nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của mình ngày này qua ngày khác. Bạn không thể hát hay nhưng bạn vẫn chưa muộn.

Cấu trúc lặp lại trong đoạn văn trên đó là “có thể không… nhưng bạn” nhằm nhấn mạnh việc có thể bạn không sinh ra từ vạch đích, nhưng chỉ cần cố gắng bạn có thể đến được với thành công.

Cấu trúc lặp lại trong đoạn văn trên là: Sự thật là….. nhấn mạnh việc chúng ta giành chiến thắng trước quân Nhật.

Các thông tin khác về phép lặp
Các thông tin khác về phép lặp

Vai trò của phép lặp

Vai trò của phép lặp là sự lặp lại âm vị, giúp các câu liên kết hoặc nối lại ý xuyên suốt. Nó có tác dụng nối câu, nối đoạn, không mang lại giá trị nghệ thuật cao như điệp ngữ, mang ý nghĩa liệt kê, nhắc lại.

Phân biệt giữa phép lặp và điệp ngữ

Điệp ngữ là một phần của phép lặp nhưng điệp ngữ có sức biểu cảm cao hơn về âm thanh và hình ảnh, nó gây ấn tượng cho người đọc tính biểu cảm về tượng hình, tượng thanh cao. Lặp từ chỉ đơn giản là lặp về ngữ âm, chỉ có tác dụng liên kết các câu, đoạn, ít mang tính nghệ thuật.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Xác định phép lặp và tác dụng của phép lặp trong đoạn thơ sau:

” Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Truyện Kiều – Nguyễn Du

Trả lời: 

Trong đoạn thơ trên sử dụng phép lặp cú pháp hai lần kết hợp với phép đối

– Vẻ non xa/ tấm trăng gần. Cả hai câu đều là cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: danh từ chỉ đơn vị (vẻ, tấm); danh từ chỉ vật thể (non, trăng), tính từ (xa, gần)

– Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia đây đều là kết cấu chủ – vị

Phép lặp cú pháp trong đoạn thơ trên khắc hoạ khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài, sự gần gũi của vạn vật, có sự ồn ào của cuộc sống để làm nổi bật sự cô đơn, hiu quạnh, lẻ loi của nàng Kiều khi ở trong lầu Ngưng Bích.

Bài 2: Câu 1 sách giáo khoa trang 151 phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp phép liệt kê trong hai đoạn trích:

1. Trong đoạn văn Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có đoạn trích: “các ngươi ở cùng ta coi như giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư xử so với Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì”.

2. Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng ta tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân, Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”.

Trả lời:

+ Đối với đoạn trích trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

….thì ta…. hoặc …. thì cùng nhau

Việc sử dụng phép liệt kê kết hợp với việc lặp cú pháp trong đoạn văn này có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy nghĩa tình của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

+ Trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh sử dụng phép liệt kê tội ác của Thực dân Pháp và cùng sử dụng thêm phép lặp cú pháp. Việc sử dụng có tác dụng lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

***

Trên đây là nội dung bài học Phép lặp cú pháp là gì? Phép lặp cú pháp có tác dụng gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (9 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button