Sinh học 10 Bài 25 Chân trời sáng tạo: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật | Soạn Sinh 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Mở đầu trang 119 Sinh học 10: Hãy đọc những thông tin in trên phần nắp để tìm hiểu cách bảo quản và thành phần vi khuẩn có trong hộp sữa chua. Vào mùa hè, một số cửa hàng tạp hóa để các lốc sữa chua trên kệ ở nhiệt độ thường (khoảng 28 – 30 oC). Một vài hộp sữa chua có hiện tượng phồng nắp lên. Hãy nhận xét cách bảo quản sữa chua của cửa hàng tạp hóa trên và giải thích vì sao nắp hộp sữa bị phồng lên.
Bạn đang xem: Sinh học 10 Bài 25 Chân trời sáng tạo: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật | Soạn Sinh 10
Trả lời:
– Theo hướng dẫn bảo quản được in trên nắp hộp, sữa chua cần được bảo quản lạnh ở 6 oC – 8 oC → Cách bảo quản của cửa hàng tạp hóa là sai.
– Nắp hộp sữa chua trong trường hợp trên bị phồng lên vì: Nhiệt độ 28 – 30 oC là thuận lợi cho hoạt động lên men của vi khuẩn lactic. Hoạt động lên men sinh ra khí CO2 khiến các hộp sữa chua bị phồng lên.
Câu hỏi 1 trang 119 Sinh học 10: Dựa vào Hình 25.2, hãy nhận xét số lượng tế bào vi khuẩn E. coli sau mỗi lần phân chia. Từ đó, hãy cho biết khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
Trả lời:
– Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli tăng gấp 2 lần sau mỗi lần phân chia.
– Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.
Câu hỏi 2 trang 119 Sinh học 10: Vì sao nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể?
Trả lời:
Sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể vì: Vi sinh vật có kích thước nhỏ nên khó nhận ra được sự thay đổi kích thước và khối lượng. Bởi vậy, sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể.
Luyện tập trang 119 Sinh học 10: Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của các sinh vật đa bào.
Trả lời:
Tiêu chí |
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật |
Sinh trưởng của sinh vật đa bào |
|
Giống nhau |
Đều có sự gia tăng số lượng tế bào. |
||
Khác nhau |
Sự gia tăng số lượng tế bào xảy ra trong phạm vi quần thể vi sinh vật. |
Sự gia tăng số lượng và kích thước tế bào xảy ra trong phạm vi một cơ thể. |
Câu hỏi 3 trang 120 Sinh học 10: Đọc thông tin trên và quan sát Hình 25.3, hãy trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Trả lời:
Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:
Các pha |
Số lượng tế bào |
Đặc điểm |
Pha tiềm phát |
Số lượng tế bào chưa tăng. |
Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống mới, tổng hợp các enzyme trao đổi chất và các nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình phân chia. |
Pha lũy thừa |
Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân. |
Chất dinh dưỡng dồi dào, không gian rộng. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh, tốc độ phân chia đạt tối đa. |
Pha cân bằng |
Số lượng tế bào đạt cực đại và không thay đổi theo thời gian. |
Số lượng tế bào sinh ra cân bằng với số lượng tế bào chết đi. |
Pha suy vong |
Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần. |
Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều. |
Câu hỏi 4 trang 120 Sinh học 10: Hãy vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục.
Trả lời:
– Đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục:
– Giải thích: Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng luôn được bổ sung và được lấy ra sinh khối nên không có hiện tượng chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy. Bởi vậy, trong nuôi cấy liên tục, pha tiềm phát rất ngắn và không xuất hiện pha suy vong.
Luyện tập trang 120 Sinh học 10: Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục và không liên tục.
Trả lời:
So sánh sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục và không liên tục:
|
Nuôi cấy không liên tục |
Nuôi cấy liên tục |
Giống nhau |
– Đều có pha tiềm phát, lũy thừa và cân bằng. |
|
Khác nhau |
– Pha tiềm phát dài hơn. |
– Pha tiềm phát ngắn hơn. |
– Pha cân bằng ngắn hơn. |
– Pha cân bằng kéo dài. |
|
– Có pha suy vong. |
– Không có pha suy vong. |
Câu hỏi 5 trang 121 Sinh học 10: Đọc thông tin mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Trả lời:
Phân biệt các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực:
– Ở vi sinh vật nhân sơ: Chỉ có hình thức sinh sản vô tính gồm phân đôi, tạo bào tử vô tính.
– Ở vi sinh vật nhân thực: Có cả hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính. Hình thức sinh sản vô tính gồm phân đôi, nảy chồi, tạo bào tử vô tính còn hình thức sinh sản hữu tính gồm tiếp hợp.
Câu hỏi 6 trang 122 Sinh học 10: Quan sát Hình 25.5c, hãy cho biết trong vòng đời của nấm sợi tồn tại những hình thức sinh sản nào.
Trả lời:
Trong vòng đời của nấm tồn tại 2 hình thức sinh sản là sinh sản vô tính bằng bào tử và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương.
Câu hỏi 7 trang 122 Sinh học 10: Hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Trả lời:
– Các yếu tố hóa học:
+ Các chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của vi sinh vật.
+ Chất sát khuẩn: là các chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể.
+ Chất kháng sinh: là những hợp chất hữu cơ có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế chọn lọc vi sinh vật gây bệnh theo nhiều cơ chế khác nhau, như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein, nucleic acid,…
– Các yếu tố vật lí:
+ pH: Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme,… Mỗi loại vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi pH nhất định.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá trong tế bào. Mỗi loại vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định.
+ Độ ẩm: Nếu không có nước, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết. Nhu cầu độ ẩm ở mỗi loại vi sinh vật là khác nhau.
+ Áp suất thẩm thấu: Khi đưa vi sinh vật vào môi trường ưu trương, tế bào vi sinh vật sẽ bị mất nước, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.
+ Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng, ngoài ra, ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự hình thành bào tử, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,…
Luyện tập trang 122 Sinh học 10:
• Hãy kể tên các chất sát khuẩn thường được dùng trong gia đình và trường học. Xà phòng có phải là chất sát khuẩn không?
• Tìm các ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lí để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trong bảo quản thức ăn.
Trả lời:
– Các chất sát khuẩn thường dùng trong gia đình và trường học: Cồn, dung dịch iodine, oxy già, nước sinh lí, thuốc tím,…
– Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng vẫn được sử dụng trong vệ sinh hằng ngày để phòng tránh vi khuẩn là do xà phòng có khả năng rửa trôi vi khuẩn trên bề mặt da và các đồ vật.
– Ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lí để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trong bảo quản thức ăn:
+ Đun sôi thức ăn: Nhiệt độ cao giúp tiêu diệt vi sinh vật.
+ Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: Nhiệt độ thấp giúp ức chế hoạt động của vi sinh vật.
+ Muối dưa cà: Môi trường pH do vi khuẩn lactic tạo ra giúp ức chế hoạt động của vi sinh vật gây thối.
+ Sấy khô hoa quả: Điều kiện độ ẩm thấp giúp ức chế hoạt động của vi sinh vật.
Câu hỏi 8 trang 123 Sinh học 10: Hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
Trả lời:
Ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh:
– Tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc ngay cả ở nồng độ thấp cho con người và động vật.
– Tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trên bề mặt các vật thể, phòng tránh gây bệnh cho người và động vật.
Luyện tập trang 123 Sinh học 10: Ý kiến của em như thế nào về tình trạng người dân tự ý đi mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc?
Trả lời:
– Không tán thành tình trạng người dân tự ý đi mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc.
– Giải thích: Việc tự ý đi mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc có thể không đem lại hiệu quả điều trị mà còn gây ra hiện tượng nhờn thuốc và tác dụng phụ nguy hiểm.
Vận dụng trang 123 Sinh học 10: Hãy đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.
Trả lời:
Các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí:
– Không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
– Tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ về loại, liều lượng, đường dùng, thời gian dùng khi sử dụng thuốc kháng sinh.
– Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân hoặc bạn bè.
Bài tập 1 trang 123 Sinh học 10: Nêu một số ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục và liên tục trong đời sống hằng ngày.
Trả lời:
Một số ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục và liên tục trong đời sống hằng ngày:
– Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục: làm sữa chua, muối dưa cà, lên men rượu,…
– Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy liên tục: sản xuất sinh khối để thu protein đơn bào; sản xuất các hoạt chất có hoạt tính sinh học như kháng sinh, amino acid, hormone,…
Bài tập 2 trang 123 Sinh học 10: Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương.
Trả lời:
Học sinh tự khảo sát và báo cáo thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương theo mẫu sau:
Bài tập 3 trang 123 Sinh học 10: Bạn A bị nhiễm trùng vết thương ở tay, mẹ bạn đã lấy thuốc kháng sinh đang còn của anh trai cho A uống. Bạn A nhất quyết không uống và yêu cầu đi khám bác sĩ để lấy thuốc, Theo em, bạn A làm đúng hay sai?
Trả lời:
Bạn A đã làm đúng. Vì không nên dùng chung thuốc kháng sinh với người khác mà cần đi khám bác sĩ để mua thuốc đúng loại và uống đúng liều lượng.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 26: Công nghệ vi sinh vật
Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Bài 28: Thực hành: Lên men
Ôn tập chương 5
Bài 29: Virus
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)