Học TậpLớp 10Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Sinh học 10 Ôn tập chương 4 Chân trời sáng tạo | Soạn Sinh 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 4

Bài tập 1 trang 105 Sinh học 10: Trong cơ thể sinh vật, bạch cầu có hình thức phân bào nào để tăng số lượng?

Bạn đang xem: Sinh học 10 Ôn tập chương 4 Chân trời sáng tạo | Soạn Sinh 10

Trả lời:

Trong cơ thể sinh vật, bạch cầu có hình thức sinh sản trực phân. Hình thức sinh sản này giúp bạch cầu gia tăng nhanh số lượng.

Bài tập 2 trang 105 Sinh học 10: Tại sao quá trình nguyên phân thuộc chu kì tế bào còn giảm phân thì không?

Trả lời:

Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì diễn ra trong một tế bào từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo. Do đó:

– Nguyên phân thuộc chu kì tế bào vì tế bào con sau khi được tạo ra có thể tiếp tục phân bào.

– Giảm phân không thuộc chu kì tế bào vì tế bào con tạo ra qua quá trình giảm phân thì không thể tiếp tục phân bào nữa.

Bài tập 3 trang 105 Sinh học 10: Quan sát Hình 1 và 2. Điền tên các kì thích hợp vào ô trống.

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 4 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)

Trả lời:

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 4 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)

Bài tập 4 trang 105 Sinh học 10: Quan sát hình 3, sắp xếp các hình theo trật tự đúng của các kì trong quá trình phân bào.

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 4 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)

Trả lời:

Trật tự đúng của các kì trong quá trình phân bào: (2) → (1) → (5) → (3) → (6) → (8) → (4) → (7).

Bài tập 5 trang 105 Sinh học 10: Chọn ra các ý phù hợp với nguyên phân, giảm phân.

(1) Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

(2) Một lần phân bào tạo hai tế bào con.

(3) Tế bào con có kiểu gene giống nhau và giống mẹ.

(4) Giữ nguyên số nhiễm sắc thể.

(5) DNA nhân đôi một lần, phân chia hai lần.

(6) Nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp, trao đổi chéo ở kì đầu I.

(7) Nhiễm sắc thể kép tách cặp đồng dạng ở kì giữa.

(8) Nhiễm sắc thể kép tách tâm động ở kì giữa.

(9) Tế bào tham gia phân bào chỉ là tế bào lưỡng bội.

(10) Tế bào tham gia phân bào luôn là tế bào lưỡng bội hay đơn bội.

Trả lời:

– Các đặc điểm của quá trình nguyên phân: (2), (3), (4), (8), (10).

– Các đặc điểm của quá trình giảm phân: (1), (5), (6), (7), (8), (9).

Bài tập 6 trang 105 Sinh học 10: Hình 4 mô tả quá trình nhân bản vô tính ở cừu. Hãy cho biết tên gọi của các giai đoạn (A), (B), (C).

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 4 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)

Trả lời:

(A): Chuyển nhân vào tế bào trứng.

(B): Nuôi tế bào lai cho phát triển thành phôi.

(C): Chuyển phôi vào cơ thể cừu “mang thai hộ”.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bài 26: Công nghệ vi sinh vật

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button