Học TậpLớp 12

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ ngắn gọn, hay nhất (9 Mẫu)

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ lớp 12 ngắn gọn bao gồm dàn ý chi tiết cùng 9 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình

Đề bài: Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ.
Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ.

Mục lục

Dàn ý Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ lớp 12

Dàn ý Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Số 1

1. Mở bài

Bạn đang xem: Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ ngắn gọn, hay nhất (9 Mẫu)

  • Giới thiệu tác giả Tô Hoài và Kim Lân cùng hai truyện ngắn Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ.
  • Giới thiệu nhân vật Mị và nhân vật cô thị.

2. Thân bài

a. Nhân vật Mị

– Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra

  • Cô gái xinh đẹp và tài hoa: có tài thổi sáo làm biết bao chàng trai phải si mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị.
  • Có một tình yêu trong sáng.
  • Cô gái chăm chỉ, cần cù, hiếu hạnh, khát khao được sống tự do, không tham cuộc sống sang giàu, rất ý thức về nhân cách của mình.

– Khi Mị về làm dâu gạt nợ nhà thống lí

  • Mị lâm vào một tình cảnh éo le, bất hạnh, bị tròng bởi dây trói “con nợ bắt buộc” và “con dâu bị ép buộc”.
  • Tâm trạng Mị trong những ngày đầu làm dâu: Buồn tủi, đau khổ, rất đơn độc và thấm thía nỗi đau của một người con gái bị cướp đoạt; định tìm cái chết để tự giải thoát mình nhưng vì lòng hiếu thảo, thương bố nên Mị đã cố gắng chịu đựng, dũng cảm quay trở về nhà thống lí.
  • Tâm trạng Mị những ngày sau: Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị sống lầm lũi, âm thầm, trở thành người nô lệ cam chịu, nhẫn nhục đến mức tê liệt cả ý thức, buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh.
  • Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân: Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy; Mị cứ lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Tai Mị văng vẳng nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng… Mị thấy vui sướng, phơi phới, tràn đầy sức sống nhưng cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối diện với thực tại. Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử đàn áp thô bạo. Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.

– Tâm trạng của Mị khi giải thoát cho A Phủ: Nhìn những giọt nước mắt của A Phủ, Mị xúc động thấy thương cho A Phủ và nhớ lại nỗi đau chính mình. Sức sống cùng sự đánh thức tâm hồn, lòng thương người cùng cảnh ngộ đã giúp Mị vượt qua nỗi sợ, Mị quyết định cởi dây trói cho A Phủ và tự giải thoát mình.

→ Sức sống luôn tiềm tàng trong tâm hồn Mị dẫn đến sức phản kháng mãnh liệt, táo bạo để giành lại tự do ở Mị. Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn con người được hồi sinh, nó tất yếu chuyển hóa thành hành động phản kháng táo bạo.

b. Nhân vật cô thị

– Hoàn cảnh, ngoại hình:

  • Một người đàn bà không tên, không tuổi, không quê quán, gốc gác, không gia đình.
  • Không có một nhan sắc xinh đẹp, và cái đói khổ nó lại càng làm cho cái nhan sắc xấu xí ấy thêm phần thảm hại: “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, người ngợm “gầy sọp”, “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”, “cái ngực gầy lép nhô lên” và “hai con mắt trũng hoáy”.

– Tính cách thị khi mới gặp Tràng:

– Cách nói năng, hành động đanh đá chua ngoa:

  • Cong cớn, sưng sỉa, chỏng lỏn vì miếng ăn.
  • Khi nghe thấy anh Tràng đãi ăn “hai con mắt trũng hoáy của thị sáng lên”, điệu dáng đon đả, đổi hẳn thái độ.
  • Cúi đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc không thèm chuyện trò gì, ăn xong thì lấy đôi đũa quệt ngang miệng, thở “hà”. → Vô duyên, hành động táo bạo và bất chấp vì miếng ăn.

→ Mọi hành động của Thị đều chỉ vì muốn được sống, khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm, một tấm chồng để nương tựa những lúc khó khăn như này dẫn đến hành động theo không Tràng về làm vợ.

→ Một hiện thực đau xót của xã hội lúc bấy giờ: giá trị con người dường như đã xuống đến mức âm, thậm chí còn không bằng cọng rơm cọng rác, để đến nỗi những người làng trông thấy Tràng dẫn vợ về họ còn cho đó là “của nợ”.

– Sau khi trở thành vợ Tràng:

– Trên đường trở về nhà với Tràng:

  • Thị bỗng trở nên “e thẹn, rón rén”, đầu cúi xuống, cái nón tà nghiêng nghiêng che nửa đi khuôn mặt đang ngại ngùng, đúng với dáng vẻ của một cô dâu khi bước về nhà chồng.
  • Gặp phải cảnh trêu chọc của đám trẻ con, ánh nhìn ái ngại của những người làng, thị thấy khó chịu, tủi cho phận mình là một người vợ theo không.

– Khi đến nhà Tràng khung cảnh xác xơ, tiêu điều của một căn nhà tạm, khiến thị thất vọng, nhưng thị không hề phàn nàn với Tràng.

  • Khi ra mắt mẹ chồng, thị đã rất phải phép mà chào bà cụ Tứ, dáng điệu khép nép, ngại ngùng, thị đã lột xác trở thành một nàng dâu hiền lành, e ấp, khác hẳn với dáng bộ của người đàn bà đanh đá, chua ngoa ở chợ tỉnh.
  • Sau đêm tân hôn, thị trở thành một người phụ nữ của gia đình, đảm đang tháo vát, gánh lấy cái trách nhiệm thu xếp nhà cửa, đem đống quần áo rách ra sân hong, gánh nước, quét sân, gom rác đem vứt, rồi dọn cơm,…
  • Khi đối diện với nồi cháo cám “đôi mắt thị tối lại” nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng” → Cách cư xử tinh tế, bộc lộ sự thấu hiểu và cảm thông.
  • Kể việc ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế mà đi phá kho thóc của Nhật. → Bộc lộ những suy nghĩ và hướng nhìn mới của thị, người đàn bà bà này không cam chịu cuộc đời đói kém và tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật cùng ý nghĩa của hai truyện ngắn.

Dàn ý Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Số 2

1. Mở bài

– Giới thiệu về hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

2. Thân bài

a. Số phận của người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm Vợ nhặt (hình ảnh của thị và bà cụ Tứ):

– Thị: là người phụ nữ không có tên, không ai biết tuổi, không gia đình, người thân thích, chỉ có một cái danh xưng “thị” để gọi chung.

+Ngoại hình xấu xí, dáng vẻ rách rưới, thê thảm => thị cũng giống như bao kẻ đói khát khác, vật vờ trong cơn đói, xám xít, khốn cùng.

+ Trong nạn đói, thị phải một mình bươn chải, và cuối cùng nhận lời làm vợ, trở thành “vợ nhặt” của một kẻ chỉ mới gặp mặt hai lần, xa lạ, với lễ vật là bốn bát bánh đúc =>cái giá quá rẻ mạt cho một người phụ nữ.

=> Số phận người phụ nữ trong những năm nạn đói thị vô cùng khốn khổ, đau thương.

– Hình ảnh của bà cụ Tứ: đại diện cho lớp người phụ nữ đi trước, bổ sung hoàn chỉnh cho hình ảnh của thị, hoàn chỉnh bức tranh về người phụ nữ trong những năm tháng của nạn đói:

+ Bà là người mẹ già, góa bụa, sống với con trai trong căn nhà lụp xụp ở xóm ngụ cư. Cuộc sống của bà rất đáng thương.

+ Là người mẹ vô cùng yêu thương con cái và là người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu.

+ Luôn lạc quan, hi vọng vào tương lai dù tương lai ấy có mù mịt ” Rồi may ra …cho khá”, và món “chè khoán” bằng cám đãi con dâu mới.

=> Người phụ nữ ấy đáng thương nhưng cũng đáng quý vô cùng.

b. Số phận của Mị trong Vợ chồng A Phủ:

– Bối cảnh: Trên một bản vùng cao ở Tây Bắc, nơi bị thống trị bởi bọn chúa đất và thực dân Pháp. Cuộc sống của con người nơi đây xoay quanh cuộc sống nô lệ cho nhà thống lý và Mị – người phụ nữ của tác phẩm của những biến cố đầy sóng gió.

– Mị: là một cô gái xinh đẹp, bị bắt làm vợ của A Sử – con trai thống lý Pá Tra.

=> Cuộc sống của nàng dâu “gạt nợ” đã cướp đi của Mị tất cả tự do, hạnh phúc, cướp đi tương lai và linh hồn của cô.

+ Mị phải chịu hành hạ về thể xác: làm quần quật quanh năm, bị đối xử như con trâu, con ngựa.

+ Mị bị áp bức về tinh thần: Không năm nào Mị có thể đi chơi tết; khi Mị muốn đi chơi, A Sử đã trói Mị vào cột cả đêm, bỏ mặc Mị trong những đau đớn về thể chất lẫn tinh thần.

=> Mị thờ ơ với cuộc sống, cảm tưởng rằng mình sẽ vĩnh viễn đau khổ tủi nhục như thế cho đến khi chết đi.

+ Cho đến khi Mị cứu sống A Phủ cùng A Phủ trốn tới Phiềng Sa, bắt đầu một cuộc sống mới.

=> Người phụ nữ ở vùng cao trong chế độ thực dân thống trị bị coi thường, bị rẻ rúng, làm vợ làm dâu mà giống như kẻ ở, nô lệ, bị tước đoạt mọi quyền tự do, quyền hạnh phúc.

=> Số phận người phụ nữ trong hai tác phẩm này đều bị coi thường, bị rẻ rúng. Họ không được hưởng những quyền lợi cơ bản của con người.

c. Phụ nữ ngày nay:

– Ngày nay phụ nữ được hưởng nhiều quyền lợi hơn, được bình đẳng hơn với đàn ông.

– Tuy rằng vẫn còn một số người có tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng đa số người phụ nữ đã có quyền chứng minh tài năng của mình với các chức vị quan trọng trong chính trị, kinh tế, ngoại giao.

– Người phụ nữ đã có thể làm chủ cuộc đời mình, phấn đấu vì sự phát triển của bản thân (liên hệ Đào trong tác phẩm Mùa lạc).

– Những người phụ nữ tài bà đã được thế giới công nhận như nữ thủ tướng Đức Angela Merkel, các nhà ngoại giao xuất sắc như bà Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hồi, …

3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề

9 Bài mẫu Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ lớp 12 hay nhất đạt điểm 9, 10

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 1

Chủ đề về người phụ nữ luôn thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều nhà văn và nhà thơ, không chỉ trong quá khứ mà ngay cả trong thời hiện đại. Người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng những đau khổ, bất công và những quan niệm lỗi thời mà xã hội phong kiến cổ xưa mang lại. Đồng cảm với số phận và cuộc sống khó khăn của người phụ nữ, các nhà văn và nhà thơ đã đi sâu khai thác không chỉ cuộc sống và số phận mà còn cả nội tâm vô cùng phức tạp của họ trong hoàn cảnh khó khăn. Trong các tác phẩm của mình viết về những người phụ nữ, cả Kim Lân và Tô Hoài đều thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

Số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa vô cùng đau khổ và bất hạnh, sinh ra là phụ nữ đã thiệt thòi, sống trong xã hội phong kiến đầy bất công càng làm cho số phận của những người phụ nữ trở nên nhỏ bé, bọt bèo hơn. Những người phụ nữ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình, tất cả cuộc đời và số phận đều phụ thuộc vào người khác. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã cất lên những tiếng nói đấu tranh, nỗi lòng đồng cảm với thân phận của những người phụ nữ. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua bài thơ Bánh trôi nước:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại cũng có hai tác phẩm tiêu biểu viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội, đó chính là tác phẩm truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Hai truyện ngắn khai thác những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của những người phụ nữ. Nếu như Vợ nhặt nói về sự rẻ rúng của giá trị con người trong nạn đói cũng như hạnh phúc bình dị, ấm áp mà nhân vật vợ nhặt có được trong phần cuối của tác phẩm thì “Vợ chồng A Phủ” lại nói về sức sống tinh thần tiềm tàng của nhân vật Mị, sức sống ấy giúp cho Mị giải phóng mình khỏi những đau khổ nhà thống lí Pá Tra.

Trước hết, ta nói về truyện ngắn Vợ nhặt, truyện ngắn này nói về người vợ nhặt, người đàn bà này không có tên, không có quê quán cụ thể để làm nổi bật lên thân phận nhạt nhòa, rẻ rúng của con người trong nạn đói. Người vợ nhặt trong một lần đẩy xe thóc giúp anh Tràng đã tạo thành một mối nhân duyên vô cùng bất ngờ, tình cờ. Người đàn bà trở thành người vợ của anh Tràng, một người vợ nhặt được trong nạn đói. Ta cảm thấy xót xa vì người vợ là người gây dựng lên mái ấm gia đình mà trong nạn đói lại rẻ mạt đến mức nhặt được.

Người đàn bà khi gặp anh Tràng lần thứ hai đã tỏ ra chanh chua, chỏng lỏn, trực tiếp đòi ăn thứ gì khác chứ không ăn trầu. Khi được anh Tràng mời thì chị ta không hề ngần ngại mà ăn liền một chặp hết ba bát bánh đúc. Sau đó, bằng lời nói bâng quơ mà chị ta đã đồng ý về làm vợ anh Tràng, sự việc diễn ra bất ngờ khiến cho tất cả mọi người, người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và chín người trong cuộc là anh Tràng cũng cảm thấy ngỡ ngàng, không dám tin là sự thật.

Khi ở chợ, người đàn bà tỏ ra là một người đanh đá, chỏng lỏn có phần trơ trẽn nhưng đó không phải bản chất thật của chị ta, chỉ cần nhìn vào cách chị ta ăn ta có thể thấy được chị ta rất đói, đói lâu ngày. Chị ta cũng là người có lòng tự trọng, sau khi ăn nghĩa là cái đói tạm thời được giải quyết thì lòng tự trọng trỗi dậy, chị ta quẹt đũa vào miệng mà nói đùa: “Chà, ngon. Lần này chị ấy thấy hụt tiền thì nguy…”

Khi về nhà anh Tràng chị ta như trở thành một người khác hẳn, trở nên nhẹ nhàng, ý tứ hơn rất nhiều. Khi về nhà anh Tràng, thấy cái đói cái nghèo vẫn hiện ra trước mặt, dù thất vọng nhưng chị ta chỉ cố nén tiếng thở dài, ánh mắt thì tối lại. Khi bà cụ Tứ trở về chị ta đã chủ động cất tiếng chào u như một lời làm quen, như lời chào hỏi đầu tiên với người sau này sẽ trở thành gia đình của mình. Sáng sớm hôm sau chị ta cũng thức dậy từ sớm cùng bà cụ Tứ quét dọn nhà cửa, cùng chuẩn bị bữa cơm ngày đói.

Ta có thể thấy, người vợ nhặt trong truyện bên ngoài lớp vỏ ngụy trang xù xì là một con người khát khao hạnh phúc, là một con người có lòng tự trọng, có ý thức. Cái chao chát, chỏng lỏn mà chị ta thể hiện ra bên ngoài như một cách chị ta phản ứng đối với cái khắc nghiệt của cuộc sống, như một lời thách thức với cuộc sống đầy khắc nghiệt ấy.

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài lại xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Mị. Gia đình Mị vì vay tiền của thống lí Pá Tra, không có tiền trả mà phải trở thành con dâu trừ nợ cho nhà thống lí. Điều đáng nói ở đây là Mị đã có người mà mình yêu thương, đã sống hết lòng vì tình yêu nhưng cuối cùng lại bị bắt về làm vợ A Sử. Những ngày tháng sống trong gia đình thống lí Pá Tra khiến Mị vô cùng đau khổ, những ngày mới về ngày nào Mị cũng khóc.

Mị đã từng có ý định ăn lá ngón để kết thúc sự đau khổ của bản thân, Mị trốn khỏi nhà thống lí Pá Trá về chào tạm biệt bố để chết, nhưng nghe những lời tâm sự đầy đau khổ của bố thì cuối cùng Mị vẫn không đành lòng chết đi, để lại nỗi đau khổ cho cha. Mị chấp nhận cuộc sống như địa ngục trong gia đình thống lí Pá Trá, nhẫn nhục lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Từ khi trở thành người con dâu trừ nợ Mị bị đối xử bất công, phải làm việc như con trâu con ngựa, phải chung sống với người chồng độc ác, vũ phu.

Mọi phản ứng của Mị dường như bị tê liệt, Mị chết dần trong đau khổ, đáng sợ đến mức Mị dần quen với cái khổ của bản thân “Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. Khi bị A Sử trói chặt vào cột nhà suốt một đêm, cả người đau nhức nhưng vẫn phải ngồi xoa thuốc cho A Sử khi hắn ta bị thương, vì mệt mà thiếp đi Mị bị A Sử dùng chân đạp thẳng vào mặt, Mị tỉnh lại và tiếp tục công việc thoa thuốc của mình mà không hề có bất cứ một phản ứng nào với hành động nhẫn tâm ấy.

Khi thấy A Phủ bị trói đứng giữa sân nhà thống lí, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm vì đó là cảnh tượng quen thuộc mà Mị thường xuyên bắt gặp trong nhà thống lí Pá Tra. Nhưng khi chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ lăn trên gò má sạm đen, Mị ý thức được rằng người kia rồi sẽ chết, chết đau chết đớn, chết đói, chết rét cũng phải chết. Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng cả đêm như thế, nước mắt rơi nhưng không thể tự lau được. Từ đồng cảnh sinh ra đồng cảm, Mị đã liều lĩnh cắt dây giải thoát cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi rồi Mị đối diện với một nỗi sợ hãi tột cùng, bản năng ham sống khiến cho Mị vùng chạy theo A Phủ để giải phóng mình.

Thông qua hai truyện ngắn “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ”, ta nhìn thấy số phận đáng thương của những người phụ nữ, là sự rẻ rúng từ hoàn cảnh khắc nghiệt, là sự áp đặt và chèn ép, bóc lột dã man từ tầng lớp thống trị. Tuy nhiên, cuối cùng, nhờ lòng kiên cường và tinh thần mạnh mẽ, cả người vợ nhặt và nhân vật Mị đều tìm được niềm hạnh phúc thực sự trong cuộc đời của mình.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 2

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấp hối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Bao phủ lên những bức tranh đó là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp dân nghèo ở miền xuôi và miền ngược. Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện số phận bất hạnh của số đông phụ nữ – những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà cụ Tứ, người “vợ nhặt” và Mị – cô “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra.

Nội dung tác phẩm Vợ nhặt kể về cuộc sống bức bối, ngột ngạt của nhân dân ta năm 1945 với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người. Đó chính là hậu quả chính sách cai trị dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam. Cũng như một số tác phẩm khác viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời, nhất là đối với phụ nữ. Nhân vật bà cụ Tứ mẹ anh Tràng và chị “vợ nhặt” được tác giả miêu tả bằng sự thương cảm chân thành đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Tội nghiệp thay cho người con gái mà anh Tràng “nhặt” về làm “vợ”. Sinh ra làm người, ai cũng có một cái tên dù đẹp hay xấu. Thế nhưng chị ta không có đến một cái tên để gọi. Không tên, không tuổi, không cha mẹ, anh em. Không ai biết gốc gác quê hương, nhà cửa của chị ta ở đâu. Về hình thức, chị ta giống như bao kẻ đói khát khác: …áo quần tả tơi như tổ đỉa… trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt… Chị là hiện thân của hàng triệu nông dân bần cùng, tha phương cầu thực kiếm sống qua ngày, để rồi gục chết bất cứ lúc nào nơi đầu đường xó chợ.

Chị nhận lời làm vợ anh Tràng giống như một trò đùa, hay nói như tác giả là chuyện tầm phơ tầm phào đâu có hai bận giữa chị với Tràng, người đàn ông nghèo khổ làm nghề kéo xe thuê. Gặp lại Tràng, chị ta đang đói lắm nên sỗ sàng vòi anh đãi ăn bánh đúc. Chị cặm cụi ăn liền một chập bốn bát bánh đúc. Ăn không kịp thở, ăn mà không nói tiếng nào. Ăn như thế là đói đã lâu rồi nên quên cả ý tứ, sĩ diện, thẹn thùng. Nhìn cảnh ấy, Tràng động lòng thương, bèn bảo: Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tưởng nói giỡn chơi, ai dè chị ta theo về thật khiến anh chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Một người đàn ông mới quen sơ sơ đôi lần, nay hào phóng đãi một bữa no nê, ngoài ra chẳng biết tí gì về anh ta; chỉ nghe nói là chưa có vợ, ai biết thật giả thế nào, ấy thế mà chị ta dám đi theo mà không hề đắn đo, sợ hãi. Có liều lĩnh, nhẹ dạ quá chăng? Mặc kệ! Trước mắt, cứ theo anh ta để được ăn cái đã, mọi chuyện tính sau. Vợ chồng là chuyện lâu dài, trong tình cảnh sống nay chết mai, biết thế nào mà nói trước. Có lẽ chị ta chỉ nghĩ đơn giản như vậy. Thế là Tràng đã “nhặt” được “vợ”, giống như nhặt được một vật gì đó rơi trên đường. Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người “vợ nhặt” ấy, vì xã hội phong kiến khinh bỉ và không chấp nhận loại “vợ” theo không như vậy.

Chị ta theo Tràng về cái xóm ngụ cư: Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Quả là một khung cảnh ngập tràn tử khí! Con người đang mấp mé bên vực thẳm của cái chết.

Về đến nhà Tràng, chị “vợ nhặt” cứ ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Tràng mời ngồi, sao chị ta lại không dám ngồi cho đàng hoàng, ngay ngắn? Thì ra cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy là cái thế của lòng chị, đời chị. Chị băn khoăn không biết chỗ này có phải là chỗ của chị hay không? Mái nhà xa lạ này liệu có phải là chỗ dung thân của chị? Căn nhà xơ xác, dúm dó của mẹ con Tràng chắc cũng không khỏi làm cho chị thất vọng. Đúng là cảnh “đồ nát đụng nhau”, không biết được mấy ngày?! Mặt chị bần thần vì mải nghĩ đến chuyện thành vợ bỗng dưng của mình. Nó là thực mà cứ như không phải thực. Làm vợ, làm dâu mà thảm hại đến thế này ư?! Lấy chồng, hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái, chị có được hưởng chút nào đâu? Buồn lắm! Tủi lắm! Nỗi buồn tủi không thể nói thành lời. Trăm mối ngổn ngang trong lòng. Nỗi đau không trào ra theo nước mắt mà chảy ngược vào tim nên càng đau, càng tủi. Nhà văn Kim Lân viết về người “vợ nhặt” với ngòi bút chan chứa xót thương. Trong chế độ phong kiến thực dân thời ấy, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu thân phận bất hạnh như thế? Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội, ý nghĩa nhân đạo sâu xa của tác phẩm ẩn chứa trong số phận của nhân vật đáng thương này.

Hình ảnh bà cụ Tứ bổ sung cho hình ảnh chị “vợ nhặt” để hoàn chỉnh số phận tăm tối của phụ nữ nói chung trong xã hội đương thời. Có thể nói nhân vật này tuy là phụ nhưng lại chiếm được cảm tình của người đọc bởi nét chân phương của một bà mẹ nghèo rất đỗi thương con, bởi lòng nhân hậu rất đáng quý trọng. Khi thấy người con gái lạ mặt ngồi ở giường con trai mình, bà cụ Tứ ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu ra làm sao cả. Nhưng đến lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u… thì bà vỡ lẽ ngay: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình… Hóa ra là thằng con trai mình cũng đã kiếm được một cô vợ, dù là trông dở người dở ma. Bà tủi phận làm cha làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con. Trăm sự cũng tại cái nghèo mà ra cả: Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà vừa vui mừng, vừa lo lắng: Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Nhưng ngẫm tới thân phận nghèo khó của mình, bà lại tự an ủi: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…

Nghĩ thế nên bà vui vẻ chấp nhận nàng dâu mới. Bà cư xử với chị dịu dàng, gọi chị là con, xưng là u và nhìn cô con dâu mới bằng ánh mắt xót thương, thông cảm.

Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi hàng dâu chỉ có món cháo loãng với muối hột và chè cám, ấy thế nhưng bà cụ Tứ cố tỏ ra vồn vã, tươi cười, chỉ toàn nói tới chuyện vui. Bà khen cháo cám ngon đáo để, nhà khác chẳng có mà ăn. Chao ôi! Đói đến mức nào thì ăn cám thấy ngon?! Bà từ tốn nói với con trai và con dâu: Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thể nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau… Bà cảm động bày tỏ ý muốn và nỗi khổ tâm của mình: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đẩy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá… Hình ảnh bà mẹ già nua cố bấu víu, hi vọng vào tương tai thật đáng thương và cũng đáng quý biết bao!

Nội dung truyện ngắn vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn lang đạo chúa đất và thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là Mị. Vì nghèo khổ, bố mẹ Mị phải vay tiền của thống lí Pá Tra để làm đám cưới. Mãi cho tới năm mẹ Mị qua đời vì bệnh tật và Mị cũng đã lớn khôn mà bố Mị vẫn không có tiền trả nợ. Mị là cô gái đẹp người đẹp nết, được nhiều chàng trai trong vùng đem lòng yêu mến. Lẽ ra Mị phải được sống trong tình yêu và hạnh phúc, thế nhưng chỉ vì món nợ không thể trả nổi của gia đình nên Mị bị bố con tên thống lí Pá Tra gian tham và tàn bạo bắt về làm “con dâu trừ nợ”. Từ cuộc đời của người con gái xinh đẹp mà bất hạnh này, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh chân thực và sinh động kiếp sống đau thương, tủi nhục của người phụ nữ vùng cao thuở trước.

Từ ngày bị bắt về làm vợ A Sử, sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị đã rơi vào cảnh đọa đày của địa ngục trần gian. Cô đau đớn đến tuyệt vọng: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái:

Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!

Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mị đành trở lại nhà thống lí.

Mị buồn tủi, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, buông xuôi cuộc đời cho số phận. Những năm tháng Mị sống với cha con tên thống lí Pá Tra là chuỗi dài đọa đày, đau khổ. Danh nghĩa là con dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị là đầy tớ không công, là nô lệ mãn đời, bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ngựa. Suốt ngày, Mị phải làm việc quần quật không lúc nào ngơi; đến đêm lại phải thức để hầu hạ thằng chồng vũ phu, tàn ác. Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi thanh xuân của Mị, biến cô thành người nhẫn nhịn và cam chịu. Mọi cảm xúc dường như đã nguội lạnh. Cô gái Mông xinh đẹp, hồn nhiên đa tình đa cảm thuở nào giờ đây ủ rũ, héo hắt, sống âm thầm như chiếc bóng, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

Người đọc không thể quên hình ảnh tội nghiệp của Mị ở phần mở đầu tác phẩm: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A sử, con trai thống lí Pá Tra.

Dần dần, Mị cũng quen với nỗi khổ: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi… Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

Không những bị đọa đày về thể xác, Mị còn bị đè nén, áp bức về tinh thần. Cô chán sống nhưng không được chết, vì Mị chết thì món nợ truyền kiếp kia vẫn còn và người cha già càng thêm đau khổ. Bắt buộc phải sống nhưng Mị lại bị tước đoạt quyền sống tự do của một con người. Cuộc đời Mị bị trói buộc bằng quyền lực, bằng tập tục mê tín dị đoan lâu đời của các dân tộc thiểu số vùng cao. Mị cho rằng mình đã bị bắt về làm vợ A Sử, bị con ma nhà thống lí nhận mặt:… nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi.

Cách đối xử tàn tệ, bất công của cha con tên thống lí làm cho Mị phải sống triền miên trong đau khổ. Cô lặng lẽ ra vào như chiếc bóng, không có ai để chia sẻ tâm tình. Trong những đêm đông dài và buồn, cô chỉ biết làm bạn với ngọn lửa;… nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo.

Ngọn lửa giúp Mị xua bớt phần nào bóng tối u ám, lạnh lẽo đang bao phủ lên số phận bất hạnh của cô. Không có người cảm thông với nỗi tủi nhục của mình, Mị phải tìm đến ngọn lửa và coi nó là người bạn duy nhất, khổ sở biết chừng nào. Tác giả giúp người đọc hình dung rõ hơn về cuộc đời bế tắc của Mị qua hình ảnh căn buồng kín mít, chỉ có một lỗ cửa sổ bé bằng bàn tay. Ngồi ờ trong nhìn ra không biết là đêm hay ngày, là sương hay là nắng.

Tất cả những ước muốn chính đáng dù là nhỏ nhoi của Mị đều bị thằng chồng tàn bạo ngăn cấm và dập tắt một cách phũ phàng. Đêm xuân, Mị uống rượu, lòng bồi hồi nhớ tới những đêm xuân thuở còn con gái. Mị thả hồn về ngày trước. Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường khiến Mị muốn đi chơi. Mị định thay váy áo đẹp để đi chơi. A Sử đi đâu về, thấy thế liền bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nối cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Hắn để mặc Mị trong đau đớn, tủi hờn giữa bóng đêm đen kịt.

Sau bao năm bị đọa đày trong nhà thống lí, mọi cảm xúc và tinh thần phản kháng của Mị hầu như bị tê liệt. Cuộc sống của Mị không còn ý nghĩa bởi cô cho rằng mình sống mà như đã chết. Tội ác của bọn lang đạo, trong chế độ phong kiến thực dân chính là ở chỗ đã nhẫn tâm tước đoạt quyền sống chính đáng của con người, nhất là đối với phụ nữ. Cuộc đời Mị sẽ cứ thế trôi đi trong vô vọng nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra: cô đã cắt dây trói cứu A Phủ và cùng anh chạy trốn khỏi nhà thống lí, sang tới tận Phiềng Sa. Cuối cùng, nhờ gặp được cán bộ cách mạng, được giác ngộ, Mị và A Phủ đã trở thành những nhân tố tích cực ở khu du kích Phiềng Sa. Cô đã thực sự được sống, được làm người.

Trong xã hội phong kiến thực dân trước đây, người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường, bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do. Những ràng buộc bất công, phi lí đã kìm hãm phụ nữ về mọi mặt. Họ hầu như bị lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông. Không gian sống của người phụ nữ xưa chỉ quanh quẩn trong phạm vi gia đình với công việc nội trợ, chăm sóc chồng con; vì thế mà họ không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn của mình để đóng góp cho xã hội..

Ngày nay, quan niệm trọng nam khinh nữ tuy chưa thay đổi hoàn toàn nhưng người phụ nữ cũng đã được hưởng những quyền lợi như nam giới và được xã hội tôn trọng. Phụ nữ được học tập, làm việc, cống hiến trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị hay nghiên cứu khoa học tưởng chừng chỉ dành riêng cho nam giới, ở nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã vươn tới những địa vị tối cao như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng,… còn ở nước ta cũng đã có Phó Chủ tịch nước và nhiều phụ nữ là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân… xuất sắc, mang lại vinh quang cho đất nước.

Được hưởng quyền bình đẳng với nam giới không có nghĩa là người phụ nữ coi nhẹ thiên chức làm vợ, làm mẹ. Ở ngoài xã hội, phụ nữ là những người tài giỏi, nhưng trong gia đình, họ vẫn là vợ hiền, con thảo, là người mẹ tận tụy và giàu tình yêu thương đối với các con.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trong thời đại mới, họ xứng đáng với lời khen: Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có sự thay đổi lớn lao như vậy trong số phận của người phụ nữ là nhờ sự nghiệp cách mạng giải phóng giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho dân tộc và đất nước, Điều đặc biệt quan trọng là nhận thức về vai trò của phụ nữ ngày càng đúng đắn, tiến bộ. Do đó mà đóng góp của phụ nữ cho xã hội cũng ngày càng to lớn hơn.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 3

Từ xưa đến nay, con người vẫn luôn là đề tài được khai thác chính trong văn học, nhất là người phụ nữ. Phái yếu luôn được mô tả là những người có số phận lênh đênh, trôi nổi, hẩm hiu. Nhất là người phụ nữ trong xã hội phong kiến như Thúy Kiều, Vũ Nương,… Tuy không phải là tác phẩm hoàn toàn bóc trần cuộc sống của một người phụ nữ nhưng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, ta cũng thấy hình bóng của người con gái bị dòng đời xô đẩy, bị hoàn cảnh trói buộc, khác hẳn với những người phụ nữ hiện đại ngày nay.

Đầu tiên, xét về số phận hai người phụ nữ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Tác giả đã chọn bối cảnh chính là những năm xảy ra nạn đói. Nhân dân ta bị thực dân Pháp và phát xít Nhật bóc lột vô cùng dã man. Con người phải sống trong cảnh lay lắt, đói khổ lầm than. Nhân vật thị là một con người lạc giữa bức tranh đầy hỗn loạn đó. Thị không được nhà văn giới thiệu gì về quê quán, xuất thân hay tên tuổi. Tất cả những gì người đọc biết là một danh xưng “thị” dùng để chỉ người phụ nữ nói chung. Cô không có việc làm, chỉ sống lay lắt qua ngày cho đến khi được anh cu Tràng “nhặt” về làm vợ. Từ “nhặt” đã gợi cho ta số phận rẻ rúng, giống như cọng rơm, mảnh rác bị vứt bừa ngoài đường, được người khác nhặt về. Tuy có phần nghiệt ngã, nhưng đó chính là cuộc sống của thị. Cái đói ám cả vào ngoại hình thị, khiến người cô “gầy sọp, quần áo tả tơi như tổ đỉa”, “Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt”. Chỉ qua một vài nét tả, người đọc cũng thấy được ngoại hình đầy ốm yếu, bi thảm, đáng thương của thị. Cái nghèo đói còn đeo bám cả vào trong tính cách của thị, nó khiến cô trở nên đanh đá, “chao chát”, “chỏng lỏn”. Thậm chí, chỉ vì bốn bát bánh đúc mà mà cô sẵn sàng đánh đổi cả cuộc đời, lấy người mình mới gặp hai lần. Thế nhưng, sâu trong con người thị, cô vẫn là một người phụ nữ hiền dịu, mẫu mực. Điều đó được bộc lộ khi cô theo Tràng về nhà. Lúc ra mắt mẹ chồng, cô trở nên e thẹn, rón rén, ngượng nghịu. Đến sáng hôm sau, thị đã dậy sớm cùng bà cụ Tứ quét tước dọn dẹp nhà cửa. Bản chất chăm chỉ, ngoan hiền của cô đã được thể hiện ra trong khung cảnh gia đình nghèo khó nhưng ấm áp. Thậm chí, khi biết gia cảnh nhà Tràng túng thiếu, nhìn thấy nồi cháo cám đắng ngắt, thị cũng chẳng than thở điều gì. Tuy có buồn nhưng cô vẫn chấp nhận cuộc sống đó, chỉ cần có người đèo bòng, cùng mình vượt qua khó khăn là được. Trong bữa ăn, thị còn kể lại chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang cho mọi người nghe. Điều này thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng, về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thị trong “Vợ nhặt” là người con gái bị tha hóa trở thành mụ đàn bà đanh đá, ghê gớm để có thể chống chọi với cơn đói, với cuộc sống khổ cực vất vả. Thế nhưng ẩn chứa trong cô vẫn là người phụ nữ hiền thục, mẫu mực, người tràn đầy hi vọng vào tương lai độc lập, hạnh phúc.

Ngoài nhân vật thị thì trong “Vợ nhặt” còn có hình ảnh của một người phụ nữ khác. Đó chính là bà cụ Tứ – mẹ của Tràng. Bà là người mẹ góa bụa sống cùng con trai ở xóm ngụ cư. Tuy đã già nhưng bà không được hưởng cuộc sống ấm no, an vui mà vẫn phải đi ra ngoài mưu sinh, chạy ăn từng bữa. Mặc dù sống trong cảnh nghèo khó, người phụ nữ này vẫn ánh lên những phẩm chất đáng quý. Bà cụ là người vô cùng yêu thương con cái và có tấm lòng nhân hậu. Điều đó được thể hiện ở những chi tiết như: “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”, “các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”, “Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót”. Người phụ nữ này còn có tinh thần lạc quan, có niềm tin vào tương lai tươi sáng. Bà động viên các con “ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”. Nhìn chung, bà cụ Tứ là  đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam khi xưa: tuy nghèo khó nhưng tần tảo, đảm đang, giàu lòng nhân hậu và luôn giữ hi vọng về tương lai hạnh phúc.

Sang đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, bối cảnh đã thay đổi đôi chút. Nhà văn đã chọn khung cảnh miền núi Tây Bắc, trong bản làng của người Mông để làm nền cho câu chuyện của mình, khi mà chế độ phong kiến miền núi còn hành hạ, đày đọa những người dân tộc Mèo, Mông, Thái. Mị là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Cô đã từng là người con gái xinh đẹp nhất vùng, có cuộc sống tự do, hạnh phúc bên cha mẹ. Nhưng vì đời cha vẫn còn nợ bạc nhà giàu nên Mị bị bắt về làm dâu cho nhà thống lí. Họ bắt cô một cách đột ngột rồi làm lễ cúng “trình ma” ngay khi cô còn chưa hiểu chuyện gì. Tuy đã từng muốn phản kháng bằng cách ăn lá ngón tự vẫn nhưng vì thương cha, Mị đành phải chấp nhận sống tại nhà thống lí. Trong những năm tháng làm dâu, cô bị bóc lột sức lao động còn hơn cả con trâu, con ngựa. Cô làm việc không ngơi nghỉ, “đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”. Cô thường xuyên bị A Sử đánh đập, đối xử tàn nhẫn. Không những thế, Mị còn không được thực hiện những quyền lợi cơ bản của con người, không được đi chơi đêm mùa xuân mà bị trói đứng vào cột nhà đầy đau đớn. Suốt những năm ở nhà thống lí, cuộc sống của Mị giống như địa ngục trần gian. Tuy đã bị hoàn cảnh làm cho chai lì nhưng trong cô vẫn có sức sống tiềm tàng luôn ủ sẵn chờ ngày bùng lên. Đó là khát vọng về cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, được ở bên cạnh người mình yêu thương.

Đọc những dòng văn trên, ta không khỏi thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong xã hội khi xưa. Họ không có bất cứ ai giúp đỡ, bị dòng đời xô đẩy, trói buộc. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, con người đều được đối xử bình đẳng như nhau, bất cứ ai đều được pháp luật bảo hộ. Người phụ nữ cũng vậy. Họ không còn bị đối xử bất công nữa mà đã có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Vị thế của người phụ nữ đã được nâng cao. Rất nhiều người có cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc, không phải phụ thuộc, dựa dẫm vào bất cứ ai. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó thông qua nghệ thuật và đời sống. Trong các tác phẩm văn học, người con gái đã có thể nói lên tiếng nói cá nhân của mình. Như nhân vật “em” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã được thể hiện nỗi khát vọng tình yêu, mưu cầu hạnh phúc một cách trực tiếp mà không cần giấu giếm, e ngại bất cứ điều gì. Hay trong thực tế, có rất nhiều người phụ nữ đã trở thành trụ cột gia đình, rường cột quốc gia. Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình – người phụ nữ hoạt động cách mạng sôi nổi, đã từng tham gia kí hiệp định Pa-ri lịch sử, trở thành người lãnh đạo bộ máy nhà nước ta trong thời kì đổi mới. Bà chính là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam với bốn chữ vàng “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”. Hay gần đây, chúng ta có hoa hậu H’Hen Niê. Cũng là một cô gái dân tộc thiểu số xuất thân từ miền đất cằn cỗi, nghèo khó nhưng cô không còn bị những hủ tục, bị cường quyền thần quyền trói buộc như Mị nữa. H’Hen Niê cũng được đi học như tất cả mọi người và bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, cô đã lọt vào top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018, truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ.

Những người phụ nữ ở thời kì trước như thị, bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” hay Mị trong “Vợ chồng A Phủ” tuy phải sống trong cuộc đời nghèo khó, tăm tối nhưng trong họ đều có cho mình niềm tin, hi vọng về tương lai tươi sáng. Ta có thể nhận thấy rằng, số phận của người phụ nữ trong các thời kì có sự khác biệt rất rõ rệt nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn luôn giữ gìn những bản chất tốt đẹp từ ngàn đời: nhân hậu, chăm chỉ, giỏi giang.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 4

Đề tài về người phụ nữ luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo các nhà văn, nhà thơ xưa và nay. Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn phải chịu những đau khổ, bất công, những định kiến lạc hậu mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Đồng cảm với thân phận và cuộc sống khổ đau của những người phụ nữ, các nhà văn, nhà thơ đã đi sâu khai thác không chỉ cuộc đời, số phận mà cả đời sống nội tâm vô cùng phức tạp của những người phụ nữ trong nghịch cảnh. Viết về những người phụ nữ, cả nhà văn Kim Lân và Tô Hoài đều thể hiện sự trân trọng đối với những người phụ nữ trong tác phẩm của mình.

Số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa vô cùng đau khổ và bất hạnh, sinh ra là phụ nữ đã thiệt thòi, sống trong xã hội phong kiến đầy bất công càng làm cho số phận của những người phụ nữ trở nên nhỏ bé, bọt bèo hơn. Những người phụ nữ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình, tất cả cuộc đời và số phận đều phụ thuộc vào người khác. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã cất lên những tiếng nói đấu tranh, nỗi lòng đồng cảm với thân phận của những người phụ nữ. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua bài thơ Bánh trôi nước:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại cũng có hai tác phẩm tiêu biểu viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội, đó chính là tác phẩm truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Hai truyện ngắn khai thác những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của những người phụ nữ. Nếu như Vợ nhặt nói về sự rẻ rúng của giá trị con người trong nạn đói cũng như hạnh phúc bình dị, ấm áp mà nhân vật vợ nhặt có được trong phần cuối của tác phẩm thì “Vợ chồng A Phủ” lại nói về sức sống tinh thần tiềm tàng của nhân vật Mị, sức sống ấy giúp cho Mị giải phóng mình khỏi những đau khổ nhà thống lí Pá Tra.

Trước hết, ta nói về truyện ngắn Vợ nhặt, truyện ngắn này nói về người vợ nhặt, người đàn bà này không có tên, không có quê quán cụ thể để làm nổi bật lên thân phận nhạt nhòa, rẻ rúng của con người trong nạn đói. Người vợ nhặt trong một lần đẩy xe thóc giúp anh Tràng đã tạo thành một mối nhân duyên vô cùng bất ngờ, tình cờ. Người đàn bà trở thành người vợ của anh Tràng, một người vợ nhặt được trong nạn đói. Ta cảm thấy xót xa vì người vợ là người gây dựng lên mái ấm gia đình mà trong nạn đói lại rẻ mạt đến mức nhặt được.

Người đàn bà khi gặp anh Tràng lần thứ hai đã tỏ ra chanh chua, chỏng lỏn, trực tiếp đòi ăn thứ gì khác chứ không ăn trầu. Khi được anh Tràng mời thì chị ta không hề ngần ngại mà ăn liền một chặp hết ba bát bánh đúc. Sau đó, bằng lời nói bâng quơ mà chị ta đã đồng ý về làm vợ anh Tràng, sự việc diễn ra bất ngờ khiến cho tất cả mọi người, người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và chín người trong cuộc là anh Tràng cũng cảm thấy ngỡ ngàng, không dám tin là sự thật.

Khi ở chợ, người đàn bà tỏ ra là một người đanh đá, chỏng lỏn có phần trơ trẽn nhưng đó không phải bản chất thật của chị ta, chỉ cần nhìn vào cách chị ta ăn ta có thể thấy được chị ta rất đói, đói lâu ngày. Chị ta cũng là người có lòng tự trọng, sau khi ăn nghĩa là cái đói tạm thời được giải quyết thì lòng tự trọng trỗi dậy, chị ta quẹt đũa vào miệng mà nói đùa: “Chà, ngon. Lần này chị ấy thấy hụt tiền thì nguy…”

Khi về nhà anh Tràng chị ta như trở thành một người khác hẳn, trở nên nhẹ nhàng, ý tứ hơn rất nhiều. Khi về nhà anh Tràng, thấy cái đói cái nghèo vẫn hiện ra trước mặt, dù thất vọng nhưng chị ta chỉ cố nén tiếng thở dài, ánh mắt thì tối lại. Khi bà cụ Tứ trở về chị ta đã chủ động cất tiếng chào u như một lời làm quen, như lời chào hỏi đầu tiên với người sau này sẽ trở thành gia đình của mình. Sáng sớm hôm sau chị ta cũng thức dậy từ sớm cùng bà cụ Tứ quét dọn nhà cửa, cùng chuẩn bị bữa cơm ngày đói.

Ta có thể thấy, người vợ nhặt trong truyện bên ngoài lớp vỏ ngụy trang xù xì là một con người khát khao hạnh phúc, là một con người có lòng tự trọng, có ý thức. Cái chao chát, chỏng lỏn mà chị ta thể hiện ra bên ngoài như một cách chị ta phản ứng đối với cái khắc nghiệt của cuộc sống, như một lời thách thức với cuộc sống đầy khắc nghiệt ấy.

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài lại xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Mị. Gia đình Mị vì vay tiền của thống lí Pá Tra, không có tiền trả mà phải trở thành con dâu trừ nợ cho nhà thống lí. Điều đáng nói ở đây là Mị đã có người mà mình yêu thương, đã sống hết lòng vì tình yêu nhưng cuối cùng lại bị bắt về làm vợ A Sử. Những ngày tháng sống trong gia đình thống lí Pá Tra khiến Mị vô cùng đau khổ, những ngày mới về ngày nào Mị cũng khóc.

Mị đã từng có ý định ăn lá ngón để kết thúc sự đau khổ của bản thân, Mị trốn khỏi nhà thống lí Pá Trá về chào tạm biệt bố để chết, nhưng nghe những lời tâm sự đầy đau khổ của bố thì cuối cùng Mị vẫn không đành lòng chết đi, để lại nỗi đau khổ cho cha. Mị chấp nhận cuộc sống như địa ngục trong gia đình thống lí Pá Trá, nhẫn nhục lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Từ khi trở thành người con dâu trừ nợ Mị bị đối xử bất công, phải làm việc như con trâu con ngựa, phải chung sống với người chồng độc ác, vũ phu.

Mọi phản ứng của Mị dường như bị tê liệt, Mị chết dần trong đau khổ, đáng sợ đến mức Mị dần quen với cái khổ của bản thân “Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. Khi bị A Sử trói chặt vào cột nhà suốt một đêm, cả người đau nhức nhưng vẫn phải ngồi xoa thuốc cho A Sử khi hắn ta bị thương, vì mệt mà thiếp đi Mị bị A sử dùng chân đạp thẳng vào mặt, Mị tỉnh lại và tiếp tục công việc thoa thuốc của mình mà không hề có bất cứ một phản ứng nào với hành động nhẫn tâm ấy.

Khi thấy A Phủ bị trói đứng giữa sân nhà thống lí, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm vì đó là cảnh tượng quen thuộc mà Mị thường xuyên bắt gặp trong nhà thống lí Pá Tra. Nhưng khi chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ lăn trên gò má sạm đen, Mị ý thức được rằng người kia rồi sẽ chết, chết đau chết đớn, chết đói, chết rét cũng phải chết. Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng cả đêm như thế, nước mắt rơi nhưng không thể tự lau được. Từ đồng cảnh sinh ra đồng cảm, Mị đã liều lĩnh cắt dây giải thoát cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi rồi Mị đối diện với một nỗi sợ hãi tột cùng, bản năng ham sống khiến cho MỊ vùng chạy theo A phủ để giải phóng mình.

Qua hai truyện ngắn “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” ta thấy được số phận đáng thương của những người đàn bà, là sự rẻ rúng mà hoàn cảnh khắc nghiệt mang lại, là sự chèn ép, bóc lột dã man của giai cấp cầm quyền. Nhưng cuối cùng nhờ sức sống tinh thần mạnh mẽ thì cả người vợ nhặt và nhân vật Mị đều tìm được hạnh phúc thực sự của cuộc đời mình.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 5

Thời đại nào số phận người phụ nữ cũng là điều khiến người cầm bút trăn trở nhiều nhất. Những trang văn viết về họ bao giờ cũng là những trang viết ám ảnh, để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở hơn cả đã. Qua rất lâu thời của những cô Mị, thời của những người vợ nhặt, bà cụ Tứ. Nhưng câu chuyện về mỗi thân phận mỗi cảnh đời của người xưa vẫn làm ta khôn nguôi.

Mị, người vợ nhặt hai con người ấy là hai số phận có thể nói là cùng khổ trong xã hội cũ. Mỗi người một cảnh ngộ riêng nhưng số phận của họ đều chung một màu đen.

Là một cô gái lao động miền núi ở Mị hội tụ tất cả những nét đẹp của một thiếu nữ xinh đẹp, tài giỏi, đảm đang, hiếu thảo.Chỉ bằng vài chi tiết nhỏ Tô Hoài đã khiến chúng ta phải say mê vẻ đẹp của bông hoa núi rừng, huống gì những thanh niên trai bản đã bị bị hút hồn ngày đêm thổi sáo cho Mị. nhưng điều cay đắng nhất là đóa hoa bản Mèo lại không được ném pao chọn người yêu, không được tìm người yêu trong phiên chợ tình. Mị sớm chịu cảnh làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ. Nay đứa con gái phải gánh trả bằng cả hạnh phúc, tuổi trẻ của mình. Mị về làm dâu nhưng thực chất là làm người ở cho nhà Thống Lý, lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi gánh nước dưới khe suối lên cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Câu văn của Tô Hoài vừa giúp chúng ta hình dung sự vất vả, vừa cho thấy được những tâm trạng của nhân vật. Công việc cực nhọc không làm Mị nguôi đi những cay đắng. Trong cuộc đời Mị nín nặng, mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Bao nhiêu ngày ở nhà thống lý là bấy nhiêu ngày Mị cam chịu sống trong địa ngục trần gian. Điều đáng thương nhất là sự áp bức của chế độ phong kiến và thần quyền miền núi đã làm Mị tê liệt đi sức phản kháng, sự tồn tại của Mị được đánh dấu bằng các công việc lặp đi lặp lại. Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp và dù lúc đi hái củi, lúc bưng ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.

Người vợ nhặt trong câu chuyện của Kim Lân không phải chịu cảnh áp bức bóc lột của chế độ phong kiến và thần quyền miền núi nhưng kiếp sống ấy bị chính bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật chà đạp. Trong chuyện không thể xuất hiện bóng dáng của những tên đế quốc đó, nhưng sự hoành hành của nạn đói là bằng chứng tố cáo đanh thép nhất về tội ác của chúng. Cái đói làm người chết như ngả rạ, người sống xanh xám như những bóng ma. Cái đói làm chị vợ nhặt gầy đét. Trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn đôi mắt trũng hoáy. Cái đói làm chị tối mắt trước cái ăn, chấp nhận bỏ lại thể diện khi ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Khủng khiếp hơn cái đói khiến chị liều lĩnh chấp nhận theo không anh cu Tràng, chẳng biết anh Tràng là người như thế nào. Thân phận con người tưởng chừng như không thể lẻ rúng hơn được nữa. Có lẽ Thị là hình ảnh thê thảm nhất của người phụ nữ trong văn học Việt Nam hiện đại.

Hai nhân vật với hai số phận, hai hoàn cảnh, hai thời đại khác nhau nhưng ở họ luôn hiện lên là những người phụ nữ cam chịu, khổ cực, chịu thương, chịu khó. Người Vợ Nhặt dù cái đói đã làm mờ nhạt đi những vẻ đẹp trong tâm hồn chị nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là những nét đẹp, những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đối với Mị, dù sống trong hoàn cảnh cùng cực, bị chà đạp bởi thể xác và tâm hồn tưởng chừng như mất hết ý thức làm người, không còn thiết tha với cuộc sống. Nhưng ẩn sâu trong tâm hồn cô gái ấy chính là sức sống tiềm tàng luôn được khơi dậy lên bất kỳ lúc nào.

Qua hai tác phẩm, ta thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ hiện lên trong các trang văn luôn khổ cực, cam chịu, nhẫn nhục. Nhưng ẩn sâu trong họ vẫn là những nét đẹp mang đậm đà bản sắc người phụ nữ Việt Nam, chịu thương, chịu khó, hiền hậu, thủy chung, chăm chỉ, những ước mơ, khát vọng luôn hiện hữu trong họ.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 6

Số phận người phụ nữ xưa luôn là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà văn nhà thơ. Nó trở thành đề tài nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc, tạo ra nhiều tác phẩm hay bất hủ như tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

Trong hai tác phẩm này ta thấy Mị và bà cụ Tứ, cũng như vợ cu Tràng đều là những người phụ nữ khốn khổ, chịu nhiều tai ương trong cuộc sống.

Hoàn cảnh sống khó khăn đã khiến cho những người phụ nữ sống thu mình, chịu đựng tới mức chai lì và mất dần cảm xúc trong của con người.

Trong tác phẩm vợ nhặt hình ảnh vợ cu Tràng hiện lên chanh chua, là người không có lòng tự trọng, chỉ vì sự đói khổ mà cô có thể gạ gẫm người khác mời ăn, rồi ngồi xuống húp hết một chập bốn bát bánh đúc một cách ngon lành. Rồi những lời nói bông đùa mà theo người ta về nhà làm vợ. Không cần cưới xin, hai họ làm chứng…

Chính sự đói khổ đã khiến con người trở nên không còn lòng tự trọng, không còn sự lựa chọn nào khác, nên người phụ nữ trở nên như vậy. Họ bị tước đoạt mọi quyền sống, quyền hạnh phúc, sự lạc hậu nghèo đói đã khiến cho người phụ nữ thay đổi, không còn giữ được phẩm hạnh, lòng tự trọng của mình. Nhưng tự trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc. Một gia đình, đúng nghĩa quây quần sớm tối bên nhau.

Thân phận người phụ nữ xưa dù bị dòng đời xô đẩy nghiệt ngã tới mức nào thì vẫn luôn giữ cho mình một tấm lòng thủy chung son sắt. Đúng như bài thơ của Hồ Xuân Hương đã viết:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Vợ cu Tràng tuy có vẻ ngoài “chỏng lỏm”, chua ngoa, đanh đá nhưng thực chất bên trong cô lại là người vô cùng hiền thục. Từ khi trở thành vợ cu Tràng cô đã thay đổi hoàn toàn, dù thấy cái nghèo đói nhà chồng hiện ra trước mặt nhưng vẫn điềm nhiên chấp nhận, nén lại tiếng thở dài.

Cô biết cùng mẹ chồng chăm lo vun vén nhà cửa, biết chuẩn bị bữa sáng trong gia đình chồng. Trở thành người phụ nữ đúng nghĩa.

Nội tâm cô gái này là người yêu hạnh phúc gia đình và mong ước cô một gia đình, một tổ ấm thật sự. Chính vì vậy khi được Tràng và bà cụ Tứ chấp nhận cô đã biến đổi hoàn toàn gỡ bỏ lớp da xù xì của mình để trở thành người con dâu đảm đang hiền lành

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” Mị là nhân vật vô cùng đáng thương, cô vì món nợ của gia đình với nhà thống lí Pá Tra mà trở thành con dâu bắt nợ của họ. Phải sống cuộc sống câm lặng như con rùa rúc đầu trong xó cửa hết ngày này qua tháng khác, cam chịu cảnh bị đè nén, đánh đập làm việc như con trâu con bò trong nhà họ. Tới con trâu khi làm việc còn có buổi tối được nghỉ ngơi, nhưng số phận Mị sống trong nhà thống lí thì không có giây phút nào được nghỉ.

Mị nhiều lần định ăn lá ngón để kết thúc số phận mình nhưng cô lại nghĩ tới những người thân của mình. Nếu cô chết đi thì gia đình nhà thống lí sẽ ép cha mẹ cô không thể nào sống nổi trong bản này. Chính vì thương gia đình mà Mị cam chịu cuộc sống nô lệ bị đày đọa cả về thể xác lẫn tâm hồn trong gia đình quyền hành đó.

Mị sống mà như đã chết, cuộc sống chẳng khác nào địa ngục trần gian cô thường bị chồng mình là A Sử trói vào đánh đập khi không làm theo ý nó. Những khi nó chán đời hay buồn bực việc gì nó cũng sẵn sàng mang cơn tức giận trút lên thân thể cô. Sống lâu trong cái khổ Mị quen dần Mị coi như mình là người đã chết tâm hồn cô đã chết, chỉ có thể xác là lay lắt sống qua ngày mà thôi.

Nhưng rồi mọi chuyện đã thay đổi khi Mị nghe tiếng sáo gọi bạn ở chợ tình mùa xuân. Tiếng nhạc đó đã thức tỉnh tâm hồn tưởng như đã chết trong Mị từ lâu khiến Mị cảm thấy mình còn trẻ lắm.

Mị muốn đi chơi, nhiều người phụ nữ có chồng có con vẫn đi chơi chợ tình trong mùa xuân có sao đâu. Mị muốn đi chơi, chính sự chuyển biến tâm lí đó của Mị đã khiến cô bị trả giá. Cô bị A Sử trói vào cột nhà đánh tới tấp, nhưng chính trận đòn đó đã thức tỉnh ý thức làm người trong Mị thôi thúc Mị vùng lên đấu tranh đòi quyền sống.

Hành động Mị cởi trói cho A Phủ và giải phóng mình khỏi nhà thống lí là một hành động đòi quyền làm người vô cùng chính đáng. Nó thể hiện chân lí “Con giun xéo mãi cũng quằn”.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 7

Có thể nói “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ phản ánh chân thực về xã hội Việt Nam trong giai đoạn chế độ thực dân và phong kiến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bức tranh này mang đến những hình ảnh nhỏ bé về cuộc sống đầy khó khăn và đau khổ của tầng lớp người nghèo ở cả miền Nam và miền Bắc. Kim Lân và Tô Hoài tập trung tạo dựng số phận bi thảm của đa số phụ nữ – những nạn nhân đáng thương – thông qua hình ảnh của bà cụ Tứ, người “nhặt vợ”, và Mị – cô “con dâu trả nợ” trong gia đình thống lí Pá Tra. Cả hai tác giả đều đã sử dụng gam màu xám lạnh để bao phủ lên những bức tranh này, tạo ra một cảm giác buồn bã, tuyệt vọng từ cuộc sống khốn khổ của người dân nghèo ở cả miền xuôi và miền ngược.

Tác phẩm “Vợ nhặt” mang nội dung kể về cuộc sống khốn khổ, áp bức của nhân dân Việt Nam vào năm 1945, khi nạn đói kinh hoàng đã cướp đi hơn hai triệu mạng người. Điều đó là hậu quả của chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật tại Việt Nam. Tương tự như nhiều tác phẩm khác viết về đề tài nạn đói, Kim Lân truyền đạt sự đau đớn, cảm thông trước số phận bất hạnh của những người nghèo khổ trong xã hội đương thời, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Chính sự thương cảm chân thành ấy đã giúp tác giả miêu tả các nhân vật bà cụ Tứ và chị “vợ nhặt” tạo nên một ấn tượng sâu sắc trong lòng của người đọc.

Thật đáng thương thay cho người con gái mà anh Tràng “nhặt” về làm “vợ”. Mỗi người sinh ra đều có một cái tên, dẫu là đẹp hay xấu, nhưng chị ta thì không có lấy một cái tên để gọi. Không tên, không tuổi, không cha mẹ, không anh em họ hàng thân thích. Nguồn gốc quê hương và nơi chị ta trú ngụ cũng không một ai biết cả. Bề ngoài, chị ta giống như những kẻ bần cùng khác: …áo quần rách nát như tổ ong… trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt… Chị ta là hiện thân của hàng triệu nông dân nghèo khổ, xa xứ tìm kiếm miếng cơm sống qua ngày, rồi cuối cùng gục ngã bất kể lúc nào nơi đầu đường xó chợ.

Việc chị đồng ý trở thành vợ của anh Tràng giống như một trò đùa, hoặc như tác giả nói như một chuyện tầm phơ tầm phào đâu có hai bận giữa chị và anh Tràng, người đàn ông nghèo kéo xe thuê. Khi gặp lại Tràng, chị đang đói khát, nên rất sỗ sàng vòi anh đãi ăn bánh đúc. Chị ăn nhanh hết một tô bánh đúc đến nỗi không kịp thở, ăn mà không dừng, không nói một câu. Điều này chứng tỏ chị đã đói lâu rồi nên quên cả lịch sự, ngại ngùng. Chứng kiến cảnh ấy, Tràng cảm thấy thương xót và nói: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Anh đơn giản nghĩ đó chỉ là một lời nói đùa nhưng ai ngờ chị đi theo anh về thật làm anh kinh ngạc rồi nghĩ: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.

Đó chỉ là một người đàn ông mới quen biết một chút, gặp nhau vài lần, nay anh đãi một bữa ăn no, còn lại thì chị không biết gì về anh ta nữa, chỉ biết rằng anh ta chưa có vợ, chẳng biết sự thật là thế nào, nhưng chị dám theo anh mà không có sự do dự hay sợ hãi. Có chăng đó là một sự liều lĩnh, nhẹ dạ quá không? Chị không quan tâm, trước mắt, chỉ cần đi theo anh để được no một bữa, mọi chuyện tính sau. Hôn nhân là chuyện lâu dài, trong tình thế sống nay chết mai, không thể nói trước được điều gì. Chị có lẽ chỉ nghĩ đơn giản như vậy. Vậy là Tràng đã “nhặt” được “vợ”, giống như nhặt được một vật gì đó rơi trên đường. Đáng thương cho người “vợ nhặt” ấy vì xã hội phong kiến khinh thường và không chấp nhận một loại “vợ” theo không như vậy.

Chị ta thực sự đi theo Tràng về nhà, về cái xóm ngụ cư nơi ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Những cơn gió từ cánh đồng thổi vào, làm rối tung cả hai bên phố, âm u, tối tăm, không một ngôi nhà nào có ánh đèn hay ngọn lửa. Dưới bóng của các cây đa, cây gạo tàn tạ, những hình hài của những người đói khát đi qua im lìm như những hồn ma. Tiếng quạ kêu từ những cây gạo ở ngoại ô chợ vang lên một cách thê thiết. Thật là một cảnh tượng tràn đầy bầu không khí chết chóc! Con người đang mấp mé bên bờ vực của cái chết.

Khi chị “vợ nhặt” về đến nhà Tràng, chị ngồi mớm bên mép giường, hai tay ôm chặt cái thúng, khuôn mặt bần thần. Tràng mời chị ngồi nhưng không hiểu sao chị lại không dám ngồi thẳng, ngay ngắn? Thì ra cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy là cái thế của lòng chị, đời chị. Chị đang băn khoăn không biết đây có phải nơi của chị không, mái nhà xa lạ này có phải là nơi mà chị sẽ dung thân? Căn nhà xơ xác, dúm dó của mẹ con Tràng chắc cũng không khỏi làm cho chị thất vọng. Thật là tình cảnh “đồ nát đụng nhau”, không biết được bao lâu? Khuôn mặt chị bần thần vì mải nghĩ đến chuyện thành vợ bỗng dưng của mình. Nó là thực mà cứ như không phải thực. Làm vợ, làm dâu mà thảm hại đến thế này ư?! Lấy chồng, hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái, chị có được hưởng chút nào đâu? Buồn lắm! Tủi lắm! Nỗi buồn tủi không thể nói thành lời. Trăm mối ngổn ngang trong lòng. Nỗi đau không trào ra theo nước mắt mà chảy ngược vào tim nên càng đau, càng tủi. Nhà văn Kim Lân viết về người “vợ nhặt” với ngòi bút chan chứa xót thương. Trong chế độ phong kiến thực dân thời ấy, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu thân phận bất hạnh như thế ? Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội, ý nghĩa nhân đạo sâu xa của tác phẩm ẩn chửa trong sổ phận của nhân vật đáng thường này.

Hình ảnh bà cụ Tứ bổ sung cho hình ảnh chị “vợ nhặt” để hoàn chỉnh số phận tăm tối của phụ nữ nói chung trong xã hội đương thời. Nhân vật này dù chỉ là nhân vật phụ nhưng lại thu hút cảm tình của độc giả bởi sự chân thành, chân phương của một bà mẹ nghèo đầy lòng thương yêu con cái và lòng nhân hậu đáng trân trọng. Khi bà cụ Tứ nhìn thấy một người phụ nữ lạ ngồi trên giường con trai, bà ngạc nhiên lắm, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng khi nghe Tràng nói “Kìa nhà tôi nó chào u…” thì bà hiểu ngay, bà lão cúi đầu im lặng. Bà lão đã hiểu rồi, trái tim của người mẹ nghèo khó ấy đã hiểu được bao nhiêu điều đắng cay, vừa ai đoán vừa thương xót cho số phận của đứa con của mình… Hóa ra, đứa con trai của bà cũng đã tìm được một người vợ, dù có vẻ ngoại hình không được tốt đẹp. Bà cảm thấy buồn tủi làm sao khi không thể tìm được một người vợ cho con. Mọi chuyện đều bắt nguồn từ sự nghèo khó này: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cải mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Trong những giọt nước mắt chảy từ kẽ mắt bà, bà cùng lúc vui mừng và lo lắng: không biết rằng liệu chúng có thể cùng nhau vượt qua cơn đói khát này không? Nhưng khi suy nghĩ về tình cảnh nghèo khó của mình, bà tự an ủi: Người ta chỉ đến với con khi gặp khó khăn và nghèo khó. Và con mình mới có thể có được người vợ…

Nghĩ thế nên bà vui vẻ chấp nhận nàng dâu mới. Bà cư xử với chị dịu dàng, gọi chị là con, xưng là u và nhìn cô con dâu mới bằng ánh mắt xót thương, thông cảm.

Bữa ăn đầu tiên mẹ chồng đãi nàng dâu chỉ có món cháo loãng với muối hột và chè cám, dù vậy bà cụ Tứ vẫn cố gắng tỏ ra hân hoan, tươi cười và chỉ nói về những chuyện vui vẻ. Bà khen ngợi cháo cám ngon đáo để, nhà khác không có mà ăn. Ôi chao! Đói đến mức nào mới có thể thấy chè cám ngon? Bà nhẫn nại nói với con trai và con dâu: “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mậy liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khả… Biết thể nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau…”. Bà xúc động bày tỏ ý muốn và nỗi khổ tâm của mình “Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đẩy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…”. Hình ảnh bà mẹ già yếu đuối, cố bấu víu, hi vọng vào tương lai thật đáng thương và đáng quý không thể diễn tả bằng lời.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ với nội dung mô tả cuộc đời đầy biến cố của cặp vợ chồng trẻ người Mông sinh sống tại vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn lang đạo chúa đất và thực dân Pháp. Mị là nhân vật chính trong truyện. Vì hoàn cảnh nghèo khó, bố mẹ Mị đã phải vay tiền từ thống lí Pá Tra để tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, sau khi mẹ Mị qua đời vì bệnh tật và Mị trưởng thành, bố Mị vẫn không thể trả nợ. Mị là một cô gái xinh đẹp và tốt bụng, được nhiều chàng trai trong vùng yêu mến. Mị đáng ra phải có cuộc sống đầy tình yêu và hạnh phúc, nhưng do nợ nần gia đình không thể trả, Mị bị bố con tên thống lí Pá Tra, những kẻ tham lam và tàn bạo, ép buộc trở thành “con dâu trừ nợ”. Qua cuộc sống đau thương này của người con gái xinh đẹp, tác giả Tô Hoài đã tái hiện một cách trung thực và sống động những khổ đau, sự tủi nhục của phụ nữ vùng cao trong quá khứ.

Từ ngày bị bắt về làm vợ A Sử, sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị đã rơi vào cảnh đoạ đày của địa ngục trần gian. Cô đau đớn đến tuyệt vọng: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái: “Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!”.

Mọi ước muốn chính đáng, cho dù nhỏ nhặt của Mị đều bị người chồng tàn bạo ngăn cản và đàn áp một cách thô bạo. Vào một đêm xuân, Mị uống rượu, trong lòng tràn đầy nhớ về những đêm xuân thời còn con gái. Mị tha hồ hồi tưởng về những âm vang của tiếng sáo mời gọi người yêu bay lượn đầy lơ đãng trên con đường, khiến Mị thèm muốn đi chơi. Mị quyết định thay váy áo đẹp để ra ngoài. Tuy nhiên, khi A Sử quay trở lại và nhìn thấy điều đó, hắn tiến lại gần, nắm lấy Mị và dùng dây thắt lưng buộc hai tay Mị. Hắn mang cả một thúng sợi đay ra và trói Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc Mị vào cột khiến Mị không thể cúi đầu hay gật đầu được nữa. Sau khi trói vợ, A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo, tắt đèn và đóng cửa phòng. Hắn để mặc Mị đau đớn, cô đơn giữa bóng đêm tối tăm.

Tất cả những cảm xúc và ý chí chống cự của Mị dường như đã bị tê liệt sau ngần ấy năm bị giam cầm trong nhà thống lí. Cuộc sống của Mị đã không còn ý nghĩa bởi Mị cảm thấy như đang sống trong cái chết. Tội ác của bọn lang đạo và chế độ phong kiến thực dân nằm ở việc tàn ác cướp đi cuộc sống chính đáng của con người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Cuộc đời Mị lẽ ra đã trôi vào tuyệt vọng nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra: cô đã cắt dây trói và cứu A Phủ, sau đó cùng anh chạy trốn khỏi nhà thống lí, đến vùng đất Phiềng Sa. Cuối cùng, nhờ gặp được một cán bộ cách mạng và nhận được sự giúp đỡ, Mị và A Phủ trở thành những người mang tính chất tích cực tại khu du kích Phiềng Sa. Cô thật sự được sống, được trở thành một con người thực thụ.

Trên thực tế, trong xã hội phong kiến thực dân xưa, vai trò của phụ nữ bị coi thường, rẻ rúng và họ bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do. Những ràng buộc bất công và phi lý đã hạn chế kìm hãm phụ nữ ở mọi mặt, họ gần như hoàn toàn bị lệ thuộc vào đàn ông. Phạm vi hoạt động của phụ nữ ngày xưa chỉ giới hạn trong gia đình, chịu trách nhiệm với công việc nội trợ và chăm sóc chồng con. Do đó, họ không thể phát huy tiềm năng của mình để góp phần đóng góp cho xã hội…

Hiện nay, mặc dù quan niệm phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ vẫn chưa hoàn toàn thay đổi, nhưng phụ nữ đã được công nhận, tôn trọng cùng với quyền lợi tương đương với nam giới. Phụ nữ được cơ hội học tập, làm việc và đóng góp trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực chính trị và nghiên cứu khoa học, mà trước đây thường được xem là thuộc về nam giới. Trên khắp thế giới, phụ nữ đã đạt được các vị trí cao như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng,… và ở nước ta cũng đã có Phó Chủ tịch nước và nhiều phụ nữ xuất sắc là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân,… góp phần vào sự phát triển của đất nước và mang lại niềm tự hào cho cả quốc gia.

Được coi trọng và có quyền bình đẳng với nam giới không có nghĩa là phụ nữ coi thường thiên chức làm vợ và làm mẹ. Khi ở bên ngoài xã hội, phụ nữ là những người tài giỏi, nhưng trong gia đình, họ vẫn là những người vợ hiền, mẹ chu đáo, dành tình yêu thương cho con cái.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trong thời đại mới hiện nay, những người phụ nữ xứng đáng nhận được lời khen: Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Nhờ vào cuộc cách mạng giải phóng, dân tộc đã đoạt lại chủ quyền độc lập và tự do, số phận của phụ nữ đã có sự thay đổi đáng kể. Điều quan trọng đặc biệt là nhận thức về vai trò của phụ nữ ngày càng chính xác và tiến bộ. Do đó, đóng góp của phụ nữ cho xã hội ngày càng trở nên quan trọng hơn và to lớn hơn.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 8

Trong văn học, ở thời đại nào, số phận người phụ nữ cũng là điều khiến những người cầm bút trăn trở nhiều nhất.

Những trang viết về họ bao giờ cũng là những trang viết ám ảnh, để lại trong người đọc nhiều trăn trở hơn cả. Đã qua rất lâu rồi thời của những cô Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài), thời của những người “vợ nhặt”, của bà cụ Tứ (Vợ nhặt- Kim Lân), nhưng câu chuyện về cuộc đời của họ vẫn làm ta khôn nguôi nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay.

Từ chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) đến Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao), đến Mị, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ, và cả người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu những năm sau này, văn học đã cho chúng ta chứng kiến bao nỗi cơ khổ, nhọc nhằn của người phụ nữ. Mỗi người một cảnh ngộ riêng nhưng bao phủ lên cuộc đời họ đều là màu đen hắc ám. Đè nén, áp bức, thống trị họ không chỉ là gông cùm, xiềng xích của chế độ mà có khi là sự tàn bạo của những người chồng. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ mãi mãi yếu thế. Cuộc đời nhiều thăng trầm đã tiếp thêm cho học sức để kháng mạnh mẽ. Trong nước mắt, tủi hờn, họ vẫn không ngừng hướng về sự sống, về tương lai sáng lạn.

Là cô gái lao động miền núi, ở Mị hội tụ tất cả những nét đẹp của một thiếu nữ miền sơn cước: xinh đẹp, giỏi giang, đảm đang, hiếu thảo. Chỉ vài chi tiết rất nhỏ, Tô Hoài đã khiến chúng ta phải say mê bông hoa rừng này, huống gì những thanh niên trai bản đã bị Mị hút hồn, ngày đêm thổi sáo theo Mị. Mị sinh ra trong một gia đình nghèo. Đó không phải là điều bất hạnh đối với cô gái trẻ trung, yêu đời. Nhưng cha Mị không được thách cưới cho con gái. Mị không được ném pao chọn người yêu, không được tìm người yêu trong phiên chợ tình. Mị cay đắng vô cùng khi sớm phải chịu cảnh làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ nay cô gái phải gánh trả bằng cả hạnh phúc tuổi trẻ của mình. Tiếng nhạc sinh tiền cúng ma buổi sáng hôm Mị bị bắt đã trói chặt cuộc đời Mị vào nhà thống lí. Mị đã làm dâu nhà nó thì có chết cũng làm ma nhà nó. Số phận người con gái miền núi đã được an bài. Không ai chống lại được và không ai dám chống lại thần quyền cả. Thân phận đàn bà như Mị lại càng không thể vùng lên được, huống hồ, Mị còn cha nữa.

Mị về làm dâu nhưng thực chất là làm người ở cho nhà thống lí. Không ai nghĩ rằng được làm dâu nhà giàu mà Mị lại cơ khổ đến vậy. Về làm dâu nhà Pá Tra, Mị đã biết: “đàn hà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày”. Mị đâu được ăn sung mặc sướng, đâu được “ăn trên ngồi trốc” như bà Ba – vợ Bá Kiến (Chí phèo -Nam Cao), hay như Thị Mịch (Giông tố – Vũ Trọng Phụng). Sự tồn tại của Mị được đánh dấu bằng các công việc lặp đi lặp lại, vất vả, buồn tẻ: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi, Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Tô Hoài như vô tình kể lại cho chúng ta công việc thường nhật của cô con dâu nhà Pá Tra, nhưng thực chất chúng ta lại được chứng kiến sự thật đau lòng. Công việc nhọc nhằn đày ải thân xác và những tủi hờn, khốn khổ trong sâu thẳm tâm hồn lúc nào cũng phảng phất trên nét mặt cô gái. Nếu không phải nhà thống lí tham tiền, đày ải dâu con trong nhà, lẽ nào bao việc cực nhọc, triền miên như thế phải đến tay Mị? Bản chất thống trị, bóc lột của bọn cường quyền miền núi không được trực tiếp miêu tả nhưng ít nhiều lộ hiện trong câu chuyện cuộc đời Mị. Mị cay đắng nhận ra cuộc sống của mình không bằng con trâu, con ngựa.

Thân phận của Mị làm ta không khỏi nhớ đến nhân vật “em” yêu trong truyện thơ dân gian Xống chụ xon xao của dân tộc Tày. Ở thời đại nào, những cô gái nông dân miền núi cũng không thoát được sự áp chế hà khắc, thậm chí tàn bạo của cường quyền và thần quyền nơi mình sống. Họ không được tự do lựa chọn người yêu và một khi bị cưỡng bức lấy chồng thì muôn đời phải làm trâu ngựa cho nhà chồng. Sống với chồng, nhưng người con gái ấy cũng chỉ giữ được phận tôi đòi hèn mọn. Hành động A Sử bắt Mị về làm vợ thực chất hành động cưỡng bức chiếm đoạt của tên con trai nhà quan, hồng thể hiện uy lực của cường quyền. Vậy nên, sau Mị, hắn vẫn tiếp tục đi lùng bắt những cô gái khác.

Càng sống trong nhà giàu, tâm hồn Mị càng héo hon, tàn lụi. Bao nhiêu ngày ở nhà thống lí là bấy nhiêu ngày Mị cam chịu sống trong địa ngục trần gian. Sự đè nén của chế độ phong kiến và thần quyền miền núi đã làm Mị mất dần sức phản kháng, gần như tê liệt hoàn toàn. Mị không khóc như tháng đầu mới về nhà A Sử, cũng không nghĩ đến chuyện tự tử nữa. “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Chính Mị cũng nghĩ “mình cứ chỉ ngồi mãi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Cô gái vốn trẻ trung, yêu đời, khát khao được yêu, khát khao cuộc sống tự do lại phải sống trong cảnh giam hãm, tù túng tất nhiên không thể trông đợi tương lai tươi sáng được.

Nhưng im lặng không có nghĩa là thỏa hiệp, cam chịu chấp nhận hoàn toàn. Tiếng sáo gọi bạn tình và men rượu ngày xuân đã thức dậy nơi Mị niềm khát khao sống. Hành động cởi trói cho A Phủ mặc dù tự phát nhưng là đỉnh điểm của sự bộc phát một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Mị giải thoát cho A Phủ cũng chính là giải thoát cho chính mình. Số phận của Mị dù thế nào đi chăng nữa cũng đã rẽ một bước ngoặt và chắc chắn cuộc sống mới sẽ không u ám như cuộc sống trước đây.

Nếu như vây hãm cuộc đời cô gái lao động người Mèo trong câu chuyện của Tô Hoài là cường quyên và thần quyền miền núi, thì thế lực đè nén, áp bức người đàn bà không tên trong Vợ nhặt của Kim Lân là chế độ thực dân, phát xít. Thế lực thống trị này có đẳng cấp cao hơn, tinh vi hơn, xảo quyệt hơn rất nhiều. Câu chuyện của Kim Lân không xuất hiện bóng dáng những tên đế quốc đó, nhưng sự hoành hành của nạn đói là bằng chứng tố cáo đanh thép nhất về tội ác của chúng, Cái đói làm “người chết như ngả rạ” người sống “xanh xám như những bóng ma”.

Người “vợ nhặt” trong truyện ngắn được miêu tả với thân hình gầy đét, trên “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” chỉ còn “đôi mắt trũng hoáy”. Cuộc đời cô gái kém nhan sắc này lại không được đảm bảo bởi thứ vật chất có giá trị nào khác. Không gia đình, không nhà cửa, thị sống cù bơ cù bất, ngày nào cũng ngồi ở cửa nhà kho nhặt hạt rơi hạt vãi, hay đợi ai có việc gì gọi đến thì làm. Cuộc sống nghèo đói không chỉ đẩy thị vào thế phụ thuộc mà còn làm phai đi ở thị những phẩm chất vốn có ở người con gái. Cái đói làm thị tối mắt trước miếng ăn, không ngại ngần, xấu hổ nên thị mới dễ dàng chấp nhận lời mời xã giao của anh cu Tràng: “Ăn thật nhá, ừ ăn thì ăn sợ gì” sau lời tự động viên mình là hành động “ăn thật” của thị. Thị “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc nên chẳng chuyện trò gì”. Chỉ chi tiết này cũng đủ để Kim Lân khắc sâu bao nỗi cơ nhục trong số kiếp người đàn bà ấy.

Thị trở thành người đói nhất trong đám người đói, người đáng thương nhất trong đám người khốn khổ. Khủng khiếp hơn, thị đã là người đàn bà mang thân phận rẻ rúng nhất khi liều lĩnh chấp nhận theo không anh cu Tràng, bất biết anh chàng là người như thế nào. Nhân vật Đào trong Mùa lạc (Nguyễn Khải) sau này dẫu không có nhan sắc, dẫu cuộc đời đã qua nhiều rủi ro nhưng không khi nào chị tự hạ thấp mình, bán rẻ mình. Có lẽ người “vợ nhặt” là hình ảnh đại diện cho sự thê thảm, đáng thương của người phụ nữ dưới ách áp bức của chế độ thực dân, phát xít. Đám bạn gái cùng ngồi trước cửa nhà kho với thị, chắc có ai đã khá hơn thị.

Nói đến cuộc đời người phụ nữ trong truyện ngắn của Kim Lân không thể bỏ qua cuộc đời của bà cụ Tứ. Nếu ghép hai mảnh đời của hai người đàn bà khốn khổ trong câu chuyện cũng chỉ được một cuộc đời khốn khổ. Người đàn bà ấy đã đi qua những tháng ngày cay cực nhất, đã chịu đựng nỗi đau mất đi hai người thân trong gia đình, và đến cuối đời, những giọt nước mắt cuối cùng cũng phải nhỏ xuống khi không thể lo cho con trai một đám cưới tươm tất. Cay cực, tủi hờn là tất cả những gì đã kết đọng trong cuộc đời người mẹ khốn khổ ấy.

Từ “vợ nhặt” đến bà cụ Tứ, chúng ta đã bắt gặp hai thế hệ phụ nữ khốn cùng nhất trong xã hội. Họ là nạn nhân thảm hại của nạn đói khủng khiếp những năm trước Cách mạng. Dẫu mỗi người có mang trong mình giấc mơ một tương lai tươi sáng, mỗi người đều cố quên đi cuộc sống thực tại của mình, đều cố gắng vun đắp cho gia đình bé nhỏ mới gây dựng nhưng chắc chắn những ám ảnh về cuộc đời tăm tối của họ sẽ không thể nguôi ngoai trong mỗi chúng ta.

Đọc Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt, chúng ta đều được chứng kiến cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỉ. Nếu để khái quát về số phận người phụ nữ xưa, chúng ta chỉ có thể nói rằng họ quá bị động, phụ thuộc, đáng thương. Họ không yếu đuối nhưng sức phản kháng của họ chưa đủ để chống lại các thế lực thống trị. Hơn nữa, tinh thần đấu tranh của những con người này chưa được vũ trang bởi sức mạnh tập thể nên chưa mang tính chất tự giác.

Đất nước sạch bóng quân thù, con người không phải đối mặt với các thế lực áp chế tàn tệ nữa. Dân tộc độc lập và người phụ nữ cũng đã được giải phóng, tất nhiên, đâu đó trong kẽ ngách xa xôi nào của cuộc sống sẽ vẫn còn những có gái như Mị. Nhiều phụ nữ vẫn bị người chồng vũ phu đánh đập tàn tệ, nhiều bé gái vẫn bị chính cha đẻ, cha dượng của mình cưỡng bức, nhiều em gái đi ở vẫn bị nhà chủ đánh đập tàn tệ. Chung ta có thể tin điều đó khi đọc Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, khi chứng kiến những thước phim mà các phóng viên quay được về tấm lưng đầy sẹo của em gái đi ở thuê.,. Điều đó không tránh khỏi bởi tàn dư của chế độ phu quyền vẫn còn bởi những tư tưởng hủ lậu vẫn chưa hoàn toàn mất hẳn… Song, tôi tin, không còn bất kì cô gái nào phải tự hạ thấp mình vì miếng ăn như người “vợ nhặt”, không còn người mẹ già nào phải rơi lệ khi không thể cưới vợ cho con nữa.

Người phụ nữ ngày nay không còn chịu ách áp bức của bất kì chế độ bất công nào cả. Họ được tự do hoàn toàn, tự do trong tình yêu, tự do trong công việc, tự do trong mọi hoạt động sống. Cuộc đời họ do chính họ làm chủ. Họ bình đẳng với nam giới. Họ được tôn vinh trong các ngày lễ của giới mình. Họ được học tập, được làm việc, được hưởng thụ những thành quả lao động do mình làm ra. Trên xe buýt, phụ nữ có bầu được nhường chỗ. Càng ngày càng có nhiều người phụ nữ thành danh trong công việc của mình. Có những nữ nhà văn nổi tiếng như Phạm Tin Hoài, Thuận, Võ Thị Hảo…, có những nữ bác sĩ xuất sắc như Nguyễn Thị Minh Phượng, có những nữ chính trị gia tài giỏi như Nguyễn Thị Bình, Trương Mĩ Hoa, Hà Thị Khiết… Họ vẫn là người vợ, người mẹ hoàn hảo, vẫn làm tròn trách nhiệm trong công việc của mình. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp của sự chủ động, năng động, của ý thức sâu sắc về giá trị và vị trí của mình trong xã hội.

Phụ nữ thời nay may mắn hơn phụ nữ thời xưa bởi họ được sống trong xã hội văn minh, bình ổn. Cuộc đời của họ có dịp được nở hoa, đơm trái. Họ đã bước lên nấc thang cao hơn, xa hơn so với những người của thế hệ trước.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn có nhiều phụ nữ không làm chủ được bản thân. Họ sa đọa vào những trò vô bổ, những tệ nạn như cờ bạc, ma tuý, mại dâm… Họ lạm dụng chức quyền của mình để tham tán tài sản của Nhà nước. Bản án cho Lã Thị Kim Oanh cách đây không lâu là bài học cho những người phụ nữ có quá nhiều tham vọng trong cuộc sống – Chính họ đã tự huỷ hoại mình, tự dìm cuộc sống của mình trong đó. Và lúc này, xã hội lại phải vực họ dậy, kéo họ thoát khỏi cảnh sống lầm lạc.

Một trong những vấn nạn của xã hội hiện nay là nạn hành hung và bắt cóc phụ nữ bán qua biên giới. Hàng năm, số phụ nữ bị bắt cóc bán qua biên giới vẫn không ngừng gia tăng. Đây là một trong những điều bất cập của xã hội hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ nông thôn ra thành thị lao động kiếm sống…

Làm thế nào để một nửa thế giới luôn được sống hạnh phúc và ngày càng được hạnh phúc hơn? Làm thế nào để tất cả phụ nữ Việt Nam luôn ngập tràn trong tiếng cười?… Đó là những câu hỏi không dành riêng cho bất cứ ai, không dành riêng cho phái nam mà chính những người phụ nữ cũng phải trả lời chúng.

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ – Mẫu 9

Trước Cách mạng tháng Tám, đã có nhiều tác phẩm xuất sắc về đề tài con người, ghi lại cuộc sống và số phận của những người dân. Trong số đó, tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài đã đạt được thành công vượt trội. Cả hai tác phẩm này đều đã tái hiện hình ảnh con người trong thời kỳ thực dân Pháp áp bức trước sự chuyển biến mạnh mẽ của Cách mạng. Dù viết về những người dân ở miền xuôi và người dân trên vùng cao Tây Bắc, cả hai tác giả đều khắc họa số phận bi thương của những người phụ nữ trong xã hội đó. Mị – cô dâu gạt nợ và thị – cô vợ nhặt, cùng với bà cụ Tứ, trở thành những hình ảnh sắc nét, gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ về những người phụ nữ dễ bị tổn thương nhất trong xã hội đó. So sánh số phận của họ với phụ nữ ngày nay, chúng ta thấy sự thay đổi đáng kể.

Trong xã hội từ xưa đến nay, phụ nữ vẫn là người gánh chịu nhiều bất công và thiệt thòi nhất, vì vậy nhiều nhà văn và nhà thơ đã đưa hình ảnh của phụ nữ vào tác phẩm của họ để bày tỏ lòng cảm thương cho số phận của những người phụ nữ. Hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” càng làm nổi bật hình ảnh của phụ nữ thông qua tài năng và sự yêu mến mà các tác giả dành cho họ. Trên tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đặt cảnh trong một vùng quê đang trải qua nạn đói năm 1945. Nạn đói khủng khiếp đã cướp đi hàng triệu người dân, để lại quá khứ đau đớn và kinh hoàng khi mỗi ngày người ta thấy “người chết như ngả rạ” trên đường phố. Đây là hậu quả của sự cai trị bạo lực từ bọn phát xít Nhật.

Chính vào thời điểm đó, tình cảnh của phụ nữ trở nên cực kỳ đáng thương và một ví dụ điển hình đó là thị. Thị – cái tên này không phải là tên riêng của thị mà chỉ là một danh xưng, vì thực ra không ai biết tên tuổi hay người thân của thị. Trong tác phẩm, thị hiện lên như một con người vô danh của xã hội, giữa thời kỳ nạn đói khốn khổ. Nếu không có nạn đói kia, có lẽ chẳng ai quan tâm đến người như thị trong cuộc đời. Đáng tiếc, thị không được cuộc đời ưu ái về nhan sắc và phải sống trong cảnh đói khát, biến thị thành một kẻ thảm thương mặc cho số phận định đoạt: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ còn thấy hai con mắt”. Nếu không có nạn đói, thị chẳng bao giờ phải chịu đựng sự cùng cực như vậy! Thị là biểu tượng của những người nông dân, những con người đang gặp khó khăn, đấu tranh để kiếm sống và đứng trước ranh giới của cái chết.

Nếu không có nạn đói đó, có lẽ thị vẫn có thể tự lập, như lúc thị ngồi nhặt nhạnh những hạt thóc rơi vãi mà nuôi sống bản thân. Nhưng khi nạn đói khủng khiếp đến, nó đã biến thị trở thành một người rẻ rúng, trở thành một người phụ nữ khốn khổ. Thị đã đồng ý trở thành vợ của một người đàn ông xa lạ mới chỉ gặp mặt hai lần và lần thứ hai ấy cũng là lúc thị tuyệt vọng sỗ sàng đòi hỏi người ta đãi mình bánh đúc – một món ăn xa xỉ với thị lúc đó. “Bốn bát bánh đúc” là cái giá mà thị dùng để đánh đổi bản thân lấy một người đàn ông xấu xí, thô kệch và nghèo khó, sống ở xóm ngụ cư. Cái giá đó có thể nói là quá rẻ rúng đối với thân phận của một người phụ nữ!

Khi trở về nhà, thị nhìn căn nhà bé tẹo, vắng teo, rúm ró rồi “nén một tiếng thở dài”. Trong cuộc đời, người phụ nữ luôn mong ước có một người chồng để hạnh phúc và yên bình suốt đời, nhưng với ngôi nhà này và người đàn ông này, liệu thị có thể tìm thấy hạnh phúc không? Có lẽ thị đã tự đặt câu hỏi đó trong lòng khi bước vào ngôi nhà và ngồi trên chiếc ghế tre ọp ẹp. Thị đi làm dâu, làm vợ mà sao chỉ thấy lo lắng, chỉ thấy những nỗi buồn thảm hại thế này? Lấy chồng là chuyện hạnh phúc, ấy vậy mà thị có thể được hạnh phúc hay không khi mà đến cả lễ vật để thị theo chồng cũng không có. Chắc hẳn thị tủi buồn lắm nhưng ngày vui của mình có ai lại khóc cơ chứ? Và tiếng khóc ấy đã được nén lại trong cái thở dài não nề của thị!

Số phận của phụ nữ trong tình huống này thực sự quá rẻ rúng, quá đỗi tầm thường và hạnh phúc của họ dường như chỉ là một điều xa xôi, không thể đạt được! Nếu trước kia, lễ vật cho việc cưới vợ của đàn ông là ba bò và chín trâu thì ngày nay chỉ còn lại một bữa ăn no cho người phụ nữ. Số phận đó thật đau đớn biết bao nhiêu, người phụ nữ thậm chí không có quyền lựa chọn, vì ranh giới giữa cái chết và sự sống chỉ mong manh như sợi chỉ. Kim Lân đã viết về số phận phụ nữ với tình cảm xót xa vô cùng. Và ở đây, Kim Lân không đặt cho thị một cái tên, liệu ông có ý muốn thị đại diện cho hàng trăm, hàng nghìn phụ nữ Việt Nam trong hoàn cảnh tối tăm ấy khi họ phải đau lòng biến mình thành một thứ đồ rẻ rúng để có thể tồn tại?

Hình ảnh người phụ nữ thứ hai trong tác phẩm Vợ nhặt, đó là hình ảnh của bà cụ Tứ. Bà là mảnh ghép bổ sung hoàn chỉnh cho bức tranh về số phận người phụ nữ trước Cách mạng. Bà là người phụ nữ nông dân điển hình của nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc, hiền lành, chất phác và rất thương người.

Bà cụ Tứ hiện lên là hình ảnh của người mẹ già, góa bụa, sống với đứa con trai trong căn nhà rách nát. Có thể với nhiều người ngày nay, ở cái tuổi ấy, bà nên được sống vui vầy cùng cháu con, an hưởng tuổi già, nhưng với hoàn cảnh khi ấy, bà chẳng thể có lựa chọn nào khi phải đối mặt với cái đói, cái chết bủa vây từng giờ. Cái số phận của bà có lẽ nghiệt ngã từ khi bà mất đi người chồng, chịu cảnh góa bụa mà nuôi đứa con trai trưởng thành. Số phận ấy thật vất vả, khó nhọc, như thân cò lặn lội bờ sông:

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

Thế nhưng, số phận có cay đắng là thế, bà vẫn là một người mẹ yêu thương con vô cùng, là một người phụ nữ hồn hậu và chất phác. Khi bắt gặp thị ở nhà mình và được con trai giới thiệu “nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!”, bà đã chợt “nín lặng”. Bà buồn bởi không thể lo nổi cho con trai một đám cưới, lo cho con dâu được một lễ cưới đàng hoàng. Thế nên, khi đối xử với thị, bà đối xử bằng sự chân tình, thân thiết, bằng sự yêu thương và cảm thông. Trong cái nạn đói ấy, tất cả mọi số phận đều như nhau, thế nhưng, bà cụ Tứ lại cho rằng, con trai bà không hề xứng với thị chứ không phải điều ngược lại, bà nghĩ rằng: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ được”. Mấy ai trong hoàn cảnh cái chết cận kề lại có thể nhân hậu, giàu yêu thương được nhường ấy?

Đó là số phận những người phụ nữ trong tác phẩm Vợ nhặt, họ là nạn nhân của cái đói, cái nghèo, đôi khi còn là sự rẻ rúng, tầm thường của một số phận khi cái chết cứ rình rập, bủa vây lấy họ. Còn ở tác phẩm Vợ chồng A Phủ, với Mị, số phận của cô lại ở một khía cạnh khác.

Lấy bối cảnh là ở một vùng cao của Tây Bắc, nơi có bản làng của người Mông, Tô Hoài dựng lên bức tranh về cuộc sống của những con người nơi đây dưới ách thống trị của bọn chúa đất, của bè lũ thực dân. Đặc biệt, nó khắc họa cuộc sống của Mị, một cuộc sống đầy những biến cố thăng trầm.

Mị là người con gái xinh đẹp nhất bản làng người Mông. Cô sống với cha mẹ và có một tình yêu đẹp với một thanh niên trong bản. Thế nhưng, đuổi theo cuộc sống của cô là cái khổ, cái nghèo. Bố mẹ cô lấy nhau không có tiền phải đi vay thống lý Pá Tra, rồi đến khi mẹ cô mất, cô thay mẹ cùng cha làm rẫy, làm nương, chăm chỉ cũng không trả nổi món nợ ấy. Thế rồi, biến cố ập đến, biến đổi hoàn toàn cuộc đời của Mị, mà tất cả đều do cái hủ tục bắt vợ của người Mông.

Cuộc sống của những người phụ nữ vùng cao còn khó khăn, còn gian nan hơn nhiều những người phụ nữ dưới xuôi. Ở đây, người phụ nữ phải tuân theo những luật lệ của bản làng, những hủ tục lạc hậu, đôi khi cướp đi của họ cả một tương lai, cả một cuộc đời. Và Mị chính là nạn nhân của hủ tục ấy, bởi vào đêm chơi tết năm ấy, trong tiếng sáo vi vu, Mị bị bắt về nhà thống lý Pá Tra, trở thành vợ của A Sử, trở thành một “cô dâu trừ nợ”, và cũng từ đó, trở thành một con người vô hồn. Cuộc hôn nhân với con trai kẻ giàu nhất bản, nhưng lại chẳng hề có tình yêu, Mị vật vờ sống qua ngày, không tương lai, không hạnh phúc “đêm nào Mị cũng khóc”.

Ở trong cái cuộc sống ấy, Mị muốn chết đi, để được giải thoát, để được làm lại cuộc đời ở bên kia thế giới, ở một cuộc đời khác. Thế nhưng, với Mị, cái chết cũng nào đâu dễ dàng khi cha Mị còn đó, món nợ còn đó “mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt trả nợ. mày chết rồi, không có ai làm nương ngô, trả được nợ, tao thì ốm yếu quá rồi”. Lời nói động đến tâm can của Mị, không đành lòng, Mị lại lần lần trở về nhà thống lý sống cuộc sống của một bóng ma vật vờ.

Về ở nhà thống lý, danh là con dâu, nhưng thực chất Mị chỉ là kiếp nô lệ, là kẻ đầy tớ hết đời cho cái nhà đó. Suốt năm suốt tháng, Mị quần quật làm lụng, “Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế”. Tô Hoài đã làm nổi bật nên cái nỗi cực nhọc của Mị chỉ với một câu so sánh “Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày”. Rõ ràng ở đây, người ta nhận thấy số phận của Mị hay của những cô gái ở gia đình thống lý đều bị khinh thường, đều trở thành những kẻ mạt hạng, không bằng những con vật nuôi trong nhà. Đây là tư tưởng trọng nam khinh nữ, cái tư tưởng đã ăn sâu, làm khổ bao nhiêu người phụ nữ từ xưa đến nay.

Không chỉ bị đày đọa về thể xác, tinh thần Mị cũng chịu những khổ ải vô cùng. Đáng ra một người con gái xinh đẹp, nết na, hiền dịu như cô phải nên có một cuộc sống hạnh phúc với người mình thương yêu, thế nhưng không, cuộc đời của cô là chuỗi những ngày tháng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị không hề còn biết đến tình yêu, không hề được nếm mùi hạnh phúc. Ai đọc tác phẩm mà không ấn tượng với hình ảnh “ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra, thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cái hình ảnh ấy khắc vào tâm can người đọc, khiến người ta cũng phải đau đáu cái nỗi buồn sâu kín trong tâm hồn Mị.

Ở nhà giàu mà Mị tưởng mình là con trâu, cái ngựa, làm suốt năm suốt tháng, cái buồng nằm thì “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Bao giờ chết thì thôi”. Cô muốn chết nhưng lại chẳng thể chết, Mị bị tước đoạt tự do bằng hủ tục, cái sự mê tín rằng “ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”. Chính Mị còn cảm thấy thân đàn bà của mình chẳng có ý nghĩa nữa, thì liệu còn ai trong cái nhà ấy coi trọng Mị?

Không chỉ thế, đến ngày Tết, khi mà mọi người trong bản làng ùa nhau ra ngoài, cùng nhau thổi sáo, chơi quay, thì Mị lại phải ở nhà bởi “chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết”. Mị cũng muốn được tham gia vào cuộc vui ấy, nhưng A Sử không cho Mị đi bằng cách “lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa”. Một người phụ nữ bị đày ải bởi cả chồng, cả gia đình nhà chồng, tước đoạt hết mọi quyền tự do, quyền được hạnh phúc của cô. A Sử bước đi trong quần áo là lượt, đi bắt thêm vợ về, còn bỏ mặc Mị trong tủi hờn, đau đớn khôn xiết!

Có lẽ khi sống quá lâu trong bóng tối, con người ta thường không nhận ra ánh sáng. Mị cũng vậy, sống trong xiềng xích, trong tù đày quá lâu, mọi phản kháng trong Mị dường như đã lu mờ. Mị chỉ nghĩ cứ thế cho đến khi chết đi, bởi cuộc sống của cô quá rẻ rúng, quá bị khinh thường, cuộc sống không có chút ý nghĩa nào. Cô sống chỉ như một bóng ma tồn tại nơi mặt đất, cho đến cái đêm trong ngọn lửa, cô nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ và nghĩ lại số phận của mình. “Người kia việc gì mà phải chết”, Mị đã nghĩ như vậy rồi cắt dây cho A Phủ, cùng anh trốn sang tận Phiềng Sa – nơi có ánh sáng Cách mạng và ở nơi đây, cùng A Phủ, cô đã thực sự được trở thành một con người, một người vợ đúng nghĩa.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chưa bao giờ được hưởng một chút công bằng, bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Họ luôn phải sống dưới cái bóng của đàn ông, bị rẻ rúng, khinh thường, bị tước đoạt quyền được tự do, được hạnh phúc. Không gian của họ chỉ là gian bếp, là cái nhà nơi mà họ dành trọn cuộc đời cho chồng, cho con. Số phận ấy thật quá ư đau khổ, quá ư mệt mỏi và tủi cùng như Mị, như thị, như nhiều người phụ nữ khác. Nhiều người phụ nữ có tài, muốn đem điều đó cống hiến cho xã hội, nhưng lại bị những tục lệ lạc hậu xua đuổi một cách tàn nhẫn.

Ngày nay, người phụ nữ đã được hưởng quyền bình đẳng so với nam giới, mặc dù vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Thế nhưng, một phần nào đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã và đang dần biến mất, và người phụ nữ được quyền khẳng định tài năng và giá trị của mình như Đào, như Duệ, … trong tác phẩm Mùa lạc của nhà văn Nguyễn Khải. Trong chính trị, những người phụ nữ tài ba như thủ tướng Đức Angela Merkel, nữ ngoại giao Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hồi, … đều được cả thế giới công nhận về những đóng góp của họ cho thế giới, cho đất nước Việt Nam. Các nhà kinh doanh cũng thêm nhiều người phụ nữ, những giáo sư, tiến sĩ cũng được gọi tên bởi những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng. Không còn ai dám rẻ rúng, khinh thường họ nữa, và những số phận như Mị, như thị, ở cuộc sống này hẳn sẽ khác, sẽ tốt đẹp hơn. Có được điều này, tất cả đều nhờ có sự chỉ đường của Bác, của Đảng, những cuộc giải phóng như Cách mạng tháng tám giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc.

Số phận của những người phụ nữ đang dần biến chuyển từng ngày, khác biệt rõ ràng với những người phụ nữ ở thời kì trước. Họ đang dần khẳng định vị thế của mình trên mọi khía cạnh của cuộc sống. Với Mị, với thị hay bà cụ Tứ, tất cả những nỗi đau, những rẻ rúng mà họ đã từng gánh chịu giờ đây đã và đang biến mất trong xã hội. Đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn bởi sự đóng góp của những người phụ nữ tài ba.

*****

Trên đây là 9 bài mẫu Số phận người phụ nữ xưa và nay qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ lớp 12 ngắn gọn hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (1 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button