Học TậpLớp 7Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

Soạn bài Chuyện cơm hến SGK Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức

Nội dung chính

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Bạn đang xem: Soạn bài Chuyện cơm hến SGK Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức

Hướng dẫn giải:

Liên hệ bản thân và dựa vào sự hiểu biết em

Lời giải:

Mỗi quốc gia ở trên thế giới đều có tất cả những nền ẩm thực luôn mang đặc trưng riêng biệt không thể lẫn với bất kỳ một đất nước nào khác.

Những món ăn nổi tiếng như: Bún Thang (Việt Nam), Sushi (Nhật Bản); bibimbap (cơm trộn Hàn Quốc), hay somtam (gỏi đu đủ Thái Lan)…

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương em có món đặc sản nào có thể giới thiệu

Lời giải:

Em sẽ chọn cốm hoặc vì đó đều là những món ăn đặc trưng cho nét văn hóa ẩm thực Hà Nội

Đọc văn bản

(trang 112, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ đầu đến “Vậy thì cơm hến là gì?

Lời giải:

– Tác giả là người Huế.

– Chi tiết cho thấy điều đó: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui…

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Cơm hến là món ăn bình dân vì nó được làm từ những nguyên liệu bình dân, phù hợp với nhiều con người, chi tiết đó là: món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Lời giải:

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: ăn cay. Mặt khác, món cơm hến là kết quả của một nghệ thuật chế biến tỉ mỉ, cầu kì rất đặc trưng của người Huế.

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, nói về cơm” … “chỉ tạo nên những “đồ giả

Lời giải:

Vì vì nó phải giống ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”. Tác giả cho rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng để bảo toàn di sản.

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Tôi nhớ lần ấy…theo bước chân người…” và nêu cảm nhận về ý thức gìn gữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa

Lời giải:

– Hình ảnh chị bán hàng: hình ảnh của người bán hàng trên phố, nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Huế

– Hình ảnh bếp lửa: vừa thực vừa mang tính tượng trưng

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Những từ ngữ đó là: đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời!; bạn nhậu; né; “suớng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc ói,; Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui; Người “máu” cơm hến; kêu cái rốp; xúc động tận chân răng… 

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản và nêu cảm nhận của mình về cái tôi tác giả

Lời giải:

Là cái tôi công dân có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng những truyền thống văn hóa – lịch sử, yêu tha thiết quê hương, gắn bó với quê hương từ những điều nhỏ nhất.

Viết kết nối với đọc

(trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức của mình về một nét sinh hoạt truyền thống đặc sắc ở địa phương em

Gợi ý:

– Nét sinh hoạt truyền thống văn hóa đó là gì?

– Nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó có gì đặc biệt?

– Em có cảm nhận gì về nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó?

Lời giải:

Giữa lòng thủ đô Hà Nội đầy tấp nập thì đâu đó vẫn có những quán hàng bày bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.

Bài đọc

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn

>> Xem chi tiết: Văn bản Chuyện cơm hến

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button