Học TậpLớp 12Soạn văn 12

Soạn bài Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (trích) ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Hướng dẫn soạn bài Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (trích) Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (trích) để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Bạn đang xem: Soạn bài Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (trích) ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Soạn bài Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (trích) – Ngữ văn 12

A. Soạn bài Đô-xtôi-ép-xki (trích) ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

– Số phận:

+ Chịu nhiều nỗi đau khổ về vật chất lẫn tinh thần.

+ Từng có thời điểm sống lưu vong, cầm cố, quỳ gối trước nhiều kẻ thấp hèn, tiền nợ.

– Tính cách:

+ Giàu nghị lực: dù số phận vùi dập nhưng ông vẫn không ngừng làm việc và nghĩ về nước Nga.

+ Là người luôn giàu niềm tin, đam mê nghệ thuật, yêu thương con người.

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

– Hiệu quả cấu trúc tương phản: Thể hiện sự đối lập giữa một bên là đời sống vật chất và tinh thần khốn khổ, với một bên là sự vĩ đại trong những đóng góp to lớn của ông cho đất nước. Sự tôn sùng của nhân dân.

=> Nổi bật cả hai đặc điểm trong cuộc đời ông: người bị hành khổ và người đạt đến đỉnh vinh quang.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Hiệu quả của các hình ảnh so sánh, biện pháp ẩn dụ: Tác phẩm… là rượu ngọt đếm cả ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam – quả đã được cứu thoát vỏ khô rụng xuống.

→ Tác dụng: Đây đều là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh thuộc lĩnh vực tôn giáo. Mục đích muốn nâng lên thành hình ảnh vị thánh, một con người siêu phàm.

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Việc Xvai–cơ luôn gắn Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng:

– Một nhà văn vĩ đại không thể tồn tại riêng lẻ mà phải đặt trong quan hệ gắn bó với bối cảnh của dân tộc, đất nước.

→ Biện pháp tô đậm chân dung nhân vật: gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn.

– Thiên tài có thể bị đè nén bởi số phận, nhưng cũng có thể tác động trở lại xã hội.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đô-xtôi-ép-xki (trích):

I. Tác giả

a. Cuộc đời

– Xte-phan Xvai-gơ (1981 – 1942) là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và nhà viết tiểu sử người Áo nổi tiếng trên thế giới. 

– Cha ông là Moritz Zweig (1845–1926), nhà sản xuất dệt may giàu có người Do Thái; mẹ là Ida Brettauer (1854–1938), con gái một chủ ngân hàng người Do Thái.

– Không tìm thấy động lực rõ ràng, ông bỏ học sớm. Việc học của ông chỉ bắt đầu khi ông đi qua nhiều nước ở châu Âu và kết giao với nhiều nhân vật quan trọng vào thời đại của ông.

– Ông có nhiều chuyến đi đến Ấn Độ, châu Phi, Bắc và Trung Mỹ, cũng như Nga.

– Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì lý do sức khỏe yếu, ông không phải ra mặt trận mà được làm thủ thư, phụ trách quản lý tư liệu chiến tranh.

– Nhưng chỉ đến khi sống một thời gian ngắn gần trận tuyến, ông mới nhận ra sự điên rồ của chiến tranh, và từ đó trở thành người cổ vũ mạnh mẽ cho hoà bình.

– Ngày 22 tháng 8 năm 1940, Xte-phan Xvai-gơ và vợ di cư tới Brazil, định cư ở Petropolis.

– Tháng 2 năm 1942, trong thời gian lễ hội ở Rio de Janeiro (Brasil), vì tâm trạng cô đơn và mệt mỏi, Xte-phan Xvai-gơ và vợ Lotte cùng nhau tự tử.

Soạn bài Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (trích) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

– 1901: Khởi đầu sự nghiệp sáng tác văn học bằng tập thơ Những sợi dây đàn bằng bạc

– Ngoài làm thơ, ông còn viết kịch, sáng tác truyện ngắn và đặc biệt nổi tiếng khi viết về chân dung những nhà văn. 

– Là một nhà văn có sức làm việc mạnh, ông đã viết nhiều tập tiểu sử (như Ba bậc thầy bàn về Honoré de BalzacCharles Dickens và Fyodor Dostoyevsky, xuất bản năm 1920), thêm truyện dài và truyện ngắn.

– Ông được ca ngợi là có óc phân tích tâm lý độc đáo và có tài chắt lọc, loại bỏ những tiểu tiết không cần thiết khiến những cuốn tiểu sử của ông hấp dẫn như một cuốn tiểu thuyết.

– Đến thập niên 1930, ông là tác giả có tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất. 

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Tiểu luận về Đô-xtôi-ép-xki trích trong cuốn Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki – Ban-dắc – Đích-ken. Phần về Đô-xtôi-ép-xki gồm 10 mục, trong đó đoạn trích nằm ở cuối phần Bi kịch cuộc đời.

2. Thể loại: Tiểu luận

3. Bố cục:

– Phần 1: Từ đầu đến “…hàng thế kỉ dằn vặt” => Số phận nghiệt ngã của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.

– Phần 2: “… Cuối cùng…” đến “…cái đầu của người bị hành khổ này.” => Nghị lực lao động không mệt mỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật.

– Phần 3: Còn lại => Cái chết của ông và sự thương xót, yêu mến, khâm phục mà nhân dân dành cho ông, tác dụng to lớn tỏa ra từ cuộc đời và văn chương của ông đối với nước Nga.

4. Tóm tắt:

Bài viết tập trung làm nổi bật số phận nghiệt ngã của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki. Nghị lực lao động không mệt mỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật của ông. Cái chết của ông và sự thương xót, yêu mến, khâm phục mà nhân dân dành cho ông, tác dụng to lớn tỏa ra từ cuộc đời và văn chương của ông đối với nước Nga.

Soạn bài Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki (trích) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

– Cuộc đời đầy cay đắng, tủi nhục, nghiệt ngã và khổ đau của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.

– Ca ngợi nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.

6. Giá trị nghệ thuật:

– Xvai-gơ đã tái hiện cuộc đời đại thi hào Nga Đô-xtôi-ép-xki bằng những chi tiết đắt giá, sinh động.

– Nghệ thuật đối lập: nghiệt ngã/vĩ đại đã làm nổi bật được con người và tính cách của nhà văn.

– Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Trả bài làm văn số 1

Viết bài văn số 2: Nghị luận xã hội

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 12

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button