Học TậpLớp 11Soạn Văn 11 Cánh diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –

Câu 1

Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn ở các trang 104 – 105. 

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –


Hướng dẫn giải:

Gợi nhớ các đặc điểm của ngôn ngữ nói (trực tiếp hay gián tiếp; các từ ngữ mang tính khẩu ngữ; cử chỉ điệu bộ…)


Lời giải:

– Đặc điểm ngôn ngữ nói:

+ Đối thoại trực tiếp giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt. 

+ Xưng hô: Ta; tôi với ông.

+ Từ tình thái: nhỉ, này, hà hà, nào, trời.

+ Kết hợp với cử chỉ điệu bộ: bịt tai lại, lắc đầu, buồn rầu, thì thầm, như tuyệt vọng


Câu 2

Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn. 


Hướng dẫn giải:

Gợi nhớ các đặc điểm của ngôn ngữ viết (trực tiếp hay gián tiếp; các từ ngữ được chọn lọc; các câu diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ…)


Lời giải:

a) 

– Được miêu tả gián tiếp: Có ý kiến của Hoài Thanh.

– Các câu được diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ về vấn đề sự tranh đấu gắt gao giữa thơ mới và thơ cũ. 

– Có các câu dài, nhiều thành phần: 

+ Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công của những người…công những nhà thơ mới.

+ Chưa bao giờ người ta thấy…băn khoăn như Xuân Diệu.

b) 

– Được miêu tả gián tiếp: Có ý kiến của nhiều người Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, Hoàng Hữu Yên. 

– Các câu được diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ về vấn đề Nguyễn Du sử dụng tiếng mẹ đẻ viết Truyện Kiều được mọi người đánh giá cao.  

– Có các câu dài, nhiều thành phần: 

+ Như con ong hút nhụy của muôn loài hoa…(Hoài Thanh), (Hoàng Hữu Yên). 


Câu 3

Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn.


Hướng dẫn giải:

Gợi nhớ các đặc điểm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói (trực tiếp hay gián tiếp; các từ ngữ được chọn lọc hay mang tính khẩu ngữ, tình thái; các câu diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ nhiều thành phần)


Lời giải:

– Ngôn ngữ viết: Lời nói được miêu tả gián tiếp của tác giả về lời nói, những tiếng chửi của Chí Phèo. 

– Ngôn ngữ nói: Lời nói được miêu tả trực tiếp về lời của dân làng khi nghe Chí Phèo chửi. 


Câu 4

Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Dựa vào nội dung truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao), hãy viết một đoạn kịch ngắn hoặc một đoạn đối thoại giữa các nhân vật thể hiện được ngôn ngữ nói.

Hướng dẫn giải:

Gợi nhớ các đặc điểm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói (trực tiếp hay gián tiếp; các từ ngữ được chọn lọc hay mang tính khẩu ngữ, tình thái; các câu diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ nhiều thành phần). Từ đó chuyển đổi từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói (đoạn kịch). 


Lời giải:

* Đoạn kịch về tiếng chửi của Chí Phèo: 

Ngày hôm đó, cũng như bao ngày khác, Chí Phèo say khướt và bắt đầu chửi:

– Này Ông Trời ơi, sao ông lại để tôi khổ thế này? Ông xuống đây tôi bảo ngay. (vừa uống rượu vừa chửi)

Người dân xung quanh bắt đầu quay vào nói chuyện với nhau vì tên Chí Phèo lại lên cơn:

– Gớm, ngày nào cũng say mà nó chửi trời làm gì không biết? (tức giận)

– Kệ bố nó, Trời có phải nhà mình đâu. (tặc lưỡi nói với sang)

– Nói bé bé thôi để nó không để ý đến mình. (Thì thầm)


Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 11 Cánh diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button