Mời các em theo dõi nội dung bài học về Thành phần tình thái là gì? Các thành phần tình thái lớp 9 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Thành phần tình thái là gì?
Thành phần biệt lập tình thái (hay còn gọi là thành phần tình thái) là thành phần câu dùng với mục đích chính nhằm để thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe. Thành phần tình thái cũng rất đa dạng, có nhiều loại thành phần tình thái khác nhau cũng như nhiều cách sử dụng khác nhau tuỳ thuộc vào các dùng của người viết.
Các thành phần tình thái lớp 9
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ mức độ chắc chắn của câu như: chắc, có lẽ, hình như…
Bạn đang xem: Thành phần tình thái là gì? Các thành phần tình thái lớp 9
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ quan điểm riêng của người khác như: theo tôi, ý anh, theo quan điểm của anh…
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe, thường dùng ở kết thúc câu như: à, nhỉ, nhé, ơi…
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện sự lịch sự, lễ phép với người lớn, người trên nên thêm từ “ạ” vào cuối câu nói.
Thành phần biệt lập là gì?
Thành phần biệt lập là thành phần nằm trong cấu trúc câu nhưng lại không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu. Thành phần này nằm hoàn toàn tách biệt để chỉ ý riêng, góp phần làm cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn, đồng thời cũng diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng và gây chú ý với người nghe. Trong tiếng Việt, đa phần chúng ta thường rất hay sử dụng câu có thành phần biệt lập.
Tác dụng của thành phần tình thái và chức năng của tình thái từ trong câu
Tác dụng của thành phần tình thái
Thành phần tình thái thường được sử dụng với mục đích để thể hiện cách nhìn nhận của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu. Thành phần này thường sẽ không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu nhưng nó góp phần cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn cũng như sẽ giúp diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng, mạch lạc hơn.
Chức năng của tình thái từ trong câu
Tình thái từ mặc dù không trực tiếp diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng chúng cũng có chức năng trong câu đó, cụ thể:
– Chức năng của tình thái từ đó là để tạo ra một câu theo mục đích nói
– Chức năng của tình thái từ để biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói cụ thể như:
+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ
+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên, bất ngờ
+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ
Dấu hiệu để nhận biết thành phần tình thái trong câu
Để nhận biết được thành phần biệt lập tình thái trong câu, chúng ta sẽ dựa vào các yếu tố sau đây:
– Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu. Các từ để nhận biết yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc trong cau thường sẽ là: chắc chắn, chắc hẳn, chắc vậy rồi… Những từ này thường được sử dụng khi nói về độ tin cậy cao của người nói. Ngược lại, các từ như: có lẽ, có vẻ như, dường như, hẳn là… dùng để chỉ độ tin cậy thấp.
– Các yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu sẽ có các từ như: theo tôi, theo ý tôi, ý mình là…
– Các yếu tố tình thái chỉ thái độ hay là mối quan hệ của người nói và người nghe sẽ có các từ cụ thể: à, á, nhé, nhỉ, hả…
Đặt câu ví dụ về thành phần tình thái
Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn phần lý thuyết ở trên, dưới đây sẽ là một số ví dụ mẫu về việc đặt câu có chứa thành phần tình thái.
– Hình như bão sắp về. –> “Hình như” thể hiện sự không chắc chắn về việc cơn bão sẽ về.
– Hôm nay chắc chắn tôi phải làm xong bài tập về nhà. –> Từ “chắc chắn” thể hiện sự khẳng định của người nói về việc sẽ làm xong bài tập về nhà ngày hôm nay
– Theo dự báo thời tiết, cuối tháng này gió mùa Đông Bắc sẽ tràn về. – –> “Theo dự báo của đài” thể hiện ý kiến của người nói với sự việc ở trong câu
Một số các thành phần biệt lập khác
Bên cạnh thành phần biệt lập tình thái, trong tiếng Việt vẫn còn có một số các thành phần biệt lập khác. Đó là:
– Thành phần gọi đáp: đây là thành phần biệt lập được dùng trong các câu gọi đáp, giúp duy trì mối quan hệ của chủ thể được đề cập đến trong câu. Thành phần gọi đáp có thể được đứng ở đầu câu hoặc cuối câu. Khi dùng để gọi – đáp, có thể sử dụng câu riêng biệt.
Ví dụ:
+ “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”
+ “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
– Thành phần phụ chú: đây là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, bổ sung thông tin, liệt kê và chú giải để câu rõ nghĩa hơn. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Trong một số trường hợp, thành phần phụ chú còn được đặt ở sau dấu hai chấm.
Ví dụ:
+ “Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.”
+ Hoa Tulip (một loài hoa xuất xứ Trung Đông) luôn được coi là biểu tượng của đất nước Hà Lan.
+ Bạn Linh, con bác Huyền, là học sinh giỏi nhất lớp em.
+ Trong khu vườn, ngàn hoa đua sắc thắm báo hiệu mùa xuân đang cận kề: hoa hồng, hoa đào, hoa mai, hoa lan…
– Thành phần cảm thán: là thành phần được thêm vào câu giúp người nói, người viết bộc lộ tâm trạng, trạng thái cảm xúc của mình với sự vật, hiện tượng được đề cập tới. Thành phần này cũng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu nên nó là thành phần biệt lập.
Ví dụ:
+ Chà, cái bánh to quá.
+ Trời ơi, con chó cắn nát chiếc dép mới mua rồi.
+ Chao ôi, thời tiết hôm nay mới mát mẻ làm sao.
Phân biệt thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán
Thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán có nhiều nét tương đồng với nhau, chính vì vậy mọi người thường hay có sự nhầm lần hai thành phần này với nhau. Dưới đây sẽ là một số những điểm để phân biệt hai thành phần này.
– Điểm giống nhau
Thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu và cả hai thành phần này đều không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.
– Điểm khác nhau
+ Thành phần biệt lập tình thái được sử dụng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu
+ Thành phần biệt lập cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ở trong câu.
Cách nhận biết thành phần biệt lập trong câu
Để nhận biết được thành phần biệt lập, chúng ta có thể chú ý đến một số dấu hiệu như sau:
– Thành phần tình thái: dựa trên thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận vấn đề của người nói ở trong câu
– Thành phần cảm thán: dựa vào thái độ, tâm lý của người nói
– Thành phần phụ chú: nhận biết qua các dấu câu, xem nội dung đó có phải giúp câi bổ sung thêm thông tin hay không, khi bỏ đi nếu không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thì là thành phần phụ chú
– Thành phần gọi đáp: dựa vào mối quan hệ giao tiếp ở trong câu
Bài tập về thành phần tình thái
Bài 1: Xác định các từ là thành phần tình thái và tác dụng trong các câu sau:
a, Chắc chắn, hôm nay trời sẽ nắng.
b, Dường như, cậu béo lên trông xinh hơn ấy.
c, Chắc là, cô ấy cũng thích mình.
Trả lời:
Câu a: Từ tình thái là: Chắc chắn. Nó là lời khẳng định hôm nay trời sẽ nắng.
Câu b: Từ tình thái là: Dường như. Nó thể hiện mức độ tin cậy thấp, vì người nói chỉ phỏng đoán.
Câu c: Từ tình thái: Chắc là. Nó chỉ mức độ tin cậy trung bình của người nói.
Bài 2: Chỉ ra yếu tố tình thái trong câu văn dưới đây. Thử thay thế bằng từ tình thái không giống xem mức độ chắc chắn sự việc refresh thế nào? đánh giá hướng dẫn dùng từ tình thái đó của tác giả?
“Anh quay lại Nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi k khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Trả lời:
– thành phần tình thái trong câu văn trên là từ “có lẽ”.
– có thể thay thế bằng các từ không giống như: dường như, có vẻ như, chắc, chắc hẳn…
– Các từ tình thái trên đều có thể thay thế được từ “có lẽ”, không sử dụng cải thiện nghĩa của câu. ngoài ra từ “dường như”, “có vẻ như” thể hiện cấp độ tin cậy thấp hơn “có lẽ” còn “chắc” và “chắc chắn” lại có độ tin cậy cao hơn “có lẽ”
=> Việc tác giả dùng từ “có lẽ” là phù hợp vì sự việc được nhắc tới trong câu – việc anh Sáu cười biểu hiện ra là nỗi khổ tâm chỉ là phỏng đoán của tác giả, cấp độ tin cậy k thể quá cao nhưng cũng chẳng phải thấp vì trước đó anh Sáu vừa mới bị con mình phớt lờ rất nhiều và anh đã rất buồn.
Bài 3: Tác dụng của thành phần tình thái
A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Chọn đáp án: C
Bài 4: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?
A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người
C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: A
Bài 5: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?
A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.
B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.
Chọn đáp án: B
Bài 6: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?
A. Giận dữ
B. Buồn chán
C. Thất vọng
D. Đau xót
Chọn đáp án: D
Bài 7: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tân cậy cao nhất?
A. Chắc là
B. Có vẻ như
C. Chắn hẳn
D. Chắc chắn
Chọn đáp án: D
Bài 8: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
Chọn đáp án: A
Bài 9: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá
B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi
C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic
D. Kìa, trời mưa
Chọn đáp án: C
Giải thích: Câu C có thành phần tình thái.
Bài 10: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:
1. Có vẻ như cơn bão đã đi qua
2. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con
3. Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết.
4. Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.
Chọn đáp án:
1. Thành phần tình thái (có lẽ)
2. thành phần tình thái (hình như)
3. Thành phần cảm thán (trời ơi
4. Thành phần cảm thán (không thể nào)
***
Trên đây là nội dung bài học Thành phần tình thái là gì? Các thành phần tình thái lớp 9 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (25 mẫu)
- Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (5 mẫu)
- Bạo lực học đường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên (51 mẫu)
- Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán (25 mẫu)
- Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình (9 mẫu)
- Phân tích Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi lớp 9 hay nhất (17 mẫu)