Soạn Sinh 10 Bài 15 Cánh Diều: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, dộng vật | Soạn Sinh 10 Cánh diều
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Sinh học 10 Bài 15: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, động vật
Báo cáo thực hành trang 92 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thực hành theo gợi ý ở bài 6 hoặc theo gợi ý báo cáo bảng 15.1.
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên thí nghiệm: Làm tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát quá trình nguyên phân.
Các thành viên trong nhóm:…………………………………………………………..
1. Câu hỏi nghiên cứu
– Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể có những hoạt động nào?
2. Chuẩn bị
– Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, đĩa đồng hồ, giấy thấm, kéo, kim mũi mác, cốc thủy tinh 100 mL, bút lông dầu đã hết mực hoặc bút chì, ống nhỏ giọt, khăn lau, găng tay y tế, mắt kính bảo hộ.
– Hóa chất: Dung dịch nhuộm nhiễm sắc thể carmine acetic 2% hoặc orcein acetic 2%, HCl 1,5 N, CH3COOH 5%, nước cất.
– Chuẩn bị mẫu: Ngâm củ hành trong nước khoảng 24 giờ; trồng hành trong đất ẩm hoặc bông ẩm khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy hành mọc nhiều rễ dài khoảng 0,5 – 2 cm (khi trồng nên tưới ẩm cho hành 1 – 2 lần trong ngày).
3. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
Họ và tên |
Nhiệm vụ |
………………… |
………………………………… |
………………… |
………………………………… |
………………… |
………………………………… |
4. Các bước tiến hành
Bước 1: Chọn củ hành có rễ dài khoảng 0,5 – 2 cm rửa sạch, mỗi nhóm cắt 5 – 10 đầu rễ (dài khoảng 2 – 3 mm) để trong đĩa đồng hồ có sẵn nước.
Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt hút hết nước trong đĩa đồng hồ, nhỏ khoảng 1 mL HCl 1,5 N và để yên khoảng 5 phút ở nhiệt độ khoảng 60oC (acid HCl giúp thủy phân thành tế bào làm đầu rễ mềm giúp dàn đều tế bào trên lam kính).
Bước 3: Hút bỏ HCl trong đĩa đồng hồ; nhỏ thêm 1 mL dung dịch nhuộm carmine acetic 2% hoặc orcein acetic 2% nhuộm nhiễm sắc thể khoảng 10 phút.
Bước 4: Dùng kim mũi mác lấy 1 – 2 mm đầu rễ đặt lên lam kính có nhỏ sẵn một giọt acetic acid 5%, đậy lamen. Sử dụng đầu bút lông (đã hết mực) ép lên đầu rễ theo hình tròn giúp dàn đều tế bào trên lam kính, dùng giấy thấm hút bớt nước còn thừa trên tiêu bản. Tiêu bản sau khi ép được quan sát trên kính hiển vi quang học ở vật kính 10× để phát hiện các tế bào và chọn tế bào quan sát rõ. Sau đó chuyển sang vật kính 40× để nhận dạng các kì nguyên phân qua quan sát hình thái nhiễm sắc thể.
5. Kết quả
– Vẽ hình quan sát được trên tiêu bản đã làm của nhóm:
– Dấu hiệu nhận biết các kì của quá trình nguyên phân:
+ Kì đầu: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến.
+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
+ Kì sau: Các nhiễm sắc thể đang phân li về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối: Các nhiễm sắc thể nằm gọn trong nhân, màng nhân xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.
6. Nhận xét, đánh giá
Học sinh tự đánh giá chéo việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên ở trong nhóm.
Họ và tên |
Nhiệm vụ |
Nhận xét, đánh giá |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
Báo cáo thực hành trang 93 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thực hành theo bảng 15.1.
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên thí nghiệm: Làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật.
Các thành viên trong nhóm:…………………………………………………………..
1. Câu hỏi nghiên cứu
– Ở tế bào động vật, trong giảm phân, nhiễm sắc thể đã có những hoạt động nào?
2. Chuẩn bị
– Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, giấy thấm, kéo, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
– Hóa chất: dung dịch nhuộm nhiễm sắc thể carmine acetic 2% hoặc orcein acetic 2%.
– Mẫu vật: Chọn châu chấu đực trưởng thành (thường nhỏ hơn con cái).
3. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
Họ và tên |
Nhiệm vụ |
………………… |
………………………………… |
………………… |
………………………………… |
………………… |
………………………………… |
4. Các bước tiến hành
Bước 1: Dùng kéo cắt ngang phần bụng và ngực của châu chấu đực, lấy kim mũi mác gạt nhẹ phần bụng sẽ thấy khối màu vàng cam có chứa tinh hoàn, đặt tinh hoàn lên lam kính có chứa sẵn 1 giọt nước; tách bỏ thể mỡ màu vàng cam; giữ lại tinh hoàn có hình dạng nải chuối màu trắng gồm nhiều túi tinh.
Bước 2: Đặt các túi tinh lên trên lam kính có sẵn 1 – 2 giọt carmine acetic 2%, dùng kim mũi mác dầm nhẹ để xé rách túi tinh, nhuộm trong 10 phút.
Bước 3: Đậy lamen, đặt giấy thấm lên tiêu bản, dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên lamen để dàn đều tế bào trên lam kính.
Bước 4: Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, lúc đầu dùng vật kính 10× để xác định các tế bào và chọn tế bào quan sát rõ. Sau đó chuyển sang dùng vật kính 40× để quan sát chi tiết. Đếm số lượng và quan sát hình thái của nhiễm sắc thể. Vẽ hình quan sát được.
5. Kết quả
– Vẽ hình quan sát được trên tiêu bản đã làm của nhóm:
– Dấu hiệu nhận biết các kì của quá trình giảm phân:
+ Kì đầu I: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo, màng nhân tiêu biến.
+ Kì giữa I: Các nhiễm sắc thể tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau I: Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối I: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia.
+ Kì đầu II: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì đầu I).
+ Kì giữa II: Các nhiễm sắc thể tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau II: Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì sau I).
+ Kì cuối II: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì cuối I).
6. Nhận xét, đánh giá
Học sinh tự đánh giá chéo việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên ở trong nhóm.
Họ và tên |
Nhiệm vụ |
Nhận xét, đánh giá |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
Báo cáo thực hành trang 94 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thực hành theo bảng 15.1.
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên thí nghiệm: Làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật.
Các thành viên trong nhóm:…………………………………………………………..
1. Câu hỏi nghiên cứu
– Ở tế bào thực vật, trong giảm phân, nhiễm sắc thể đã có những hoạt động nào?
2. Chuẩn bị
– Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, giấy thấm, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
– Hóa chất: dung dịch nhuộm nhiễm sắc thể carmine acetic 2% hoặc orcein acetic 2%, HCl 1,5 N.
– Mẫu vật: Hoa hẹ (hoặc hoa hành).
3. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
Họ và tên |
Nhiệm vụ |
………………… |
………………………………… |
………………… |
………………………………… |
………………… |
………………………………… |
4. Các bước tiến hành
Bước 1: Chọn cụm hoa hẹ (hoặc hoa hành) chưa nở, tách lấy 2 – 3 nụ hoa kích thước trung bình trong cụm, dùng kim mũi mác tách lấy 5 – 6 túi phấn đặt lên lam kính có sẵn 1 giọt HCl 1,5 N, ngâm trong 1 phút.
Bước 2: Dùng giấy thấm hút hết HCl, dầm nát bao phấn bằng kim mũi mác, nhỏ 1 – 2 giọt carmine acetic 2% để nhuộm trong 10 phút.
Bước 3: Đậy lamen, dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên lamen để dàn đều tế bào trên lam kính.
Bước 4: Khi đưa tiêu bản lên kính để quan sát, lúc đầu dùng vật kính 10× để xác định các tế bào, chọn tế bào quan sát rõ. Sau đó chuyển sang dùng vật kính 40× để quan sát chi tiết. Vẽ hình quan sát được.
5. Kết quả
Vẽ hình quan sát được trên tiêu bản đã làm của nhóm:
– Dấu hiệu nhận biết các kì của quá trình giảm phân:
+ Kì đầu I: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo, màng nhân tiêu biến.
+ Kì giữa I: Các nhiễm sắc thể tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
+ Kì sau I: Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối I: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia.
+ Kì đầu II: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì đầu I).
+ Kì giữa II: Các nhiễm sắc thể tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
+ Kì sau II: Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì sau I).
+ Kì cuối II: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì cuối I).
6. Nhận xét, đánh giá
Học sinh tự đánh giá chéo việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên ở trong nhóm.
Họ và tên |
Nhiệm vụ |
Nhận xét, đánh giá |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
………………… |
………………………………… |
……………………… |
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 16: Công nghệ tế bào
Ôn tập Phần 2
Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Bài 19: Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Sinh học 10 Cánh Diều
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)