Soạn văn 9 bài Viếng lăng Bác
Ý nghĩa bài học
Nội dung chính: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác. Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Bạn đang xem: Soạn văn 9 bài Viếng lăng Bác |
Bố cục
Bố cục: 4 phần
– Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng
– Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
– Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác
– Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Cảm xúc bao trùm: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác.
– Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ.
– Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu.
=> Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
– Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.
– Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là thực nhưng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
– Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng “sáng dịu hiền”. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ “mặt trời”), Bác còn là một người Cha có “đôi mắt Mẹ hiền sao!”.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
– Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ tám chữ có xen một số câu thơ bảy chữ và chín chữ. Cách gieo vần linh hoạt. Nhịp thơ chậm rãi thể hiện sự trầm lắng, suy tư lắng đọng vào chiều sâu của tâm trạng của nhà thơ.
– Ngôn ngữ và hình ảnh thơ: Bài thơ có nhiều hình ảnh sáng tạo, vừa mang nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.
Luyện tập
Phân tích khổ thơ thứ hai:
Khi tác giả đứng ở ngoài nhìn cảnh vật đã thấy bồi hồi, xúc động nhưng khi càng tiến dần vào lăng Bác thì ta càng thấy tình cảm của tác giả được thể hiện rõ hơn qua khổ thơ thứ hai. “Mặt trời trên lăng” đó chính là vầng thái dương của vũ trụ, là mặt trời thực, còn “mặt trời trong lăng” đó là hình ảnh ẩn dụ cho Bác. Nếu như mặt trời thực chói lọi, bao la, rực rỡ mà vẫn phải người mộ trước vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ Hồ Chí Minh. Bằng cách so sánh Bác với “mặt trời” thì tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại vừa nhấn mạnh được tư tưởng ngời sáng của Bác, vừa bộc lộ được lòng tôn kính của người đối với nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ. Tác giả sử dụng điệp từ “ngày ngày” có nghĩa là ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng, vòng tuần hoàn vô tận của thời gian. Trong cái vòng tuần hoàn của thời gian ấy, thì đoàn người nối nhau để vào viếng lăng Bác. Với thể thơ 8 chữ được viết xuyên mạch thì ở câu cuối của khổ 2 tác giả đã viết thành 9 chữ làm cho câu thơ dài, khiến cho nhịp thơ chậm, lại kết hợp hình ảnh ẩn dụ và sáng tạo, từ ngữ giàu sức biểu cảm miêu tả cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc. Tình cảm nhớ thương của nhân dân sẽ không bao giờ dứt mà nó kéo dài bất tận như thời gian vậy. Một người là một bông hoa thì đoàn người là tràng hoa dâng lên Bác.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Viếng lăng Bác
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 9
- Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (25 mẫu)
- Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (5 mẫu)
- Bạo lực học đường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên (51 mẫu)
- Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán (25 mẫu)
- Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình (9 mẫu)
- Phân tích Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi lớp 9 hay nhất (17 mẫu)
- Ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người lớp 9 (20 Mẫu)
- Bài xã luận báo tường 20/11 hay nhất
- Báo cáo tổng kết công tác Đoàn mới nhất (Cách viết + 7 Mẫu)
- Cảm hứng nhân đạo trong bài Độc Tiểu Thanh kí ngắn gọn, hay nhất (5 Mẫu)
- Cảm nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (14 mẫu)
- Cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí ngắn gọn, hay nhất (10 Mẫu)
- Cảm nhận của em về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất (15 bài mẫu)