Mời các em theo dõi nội dung bài học về Tác giả Thép Mới là ai? Sự nghiệp văn học tác giả Thép Mới do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Tác giả Thép Mới là ai?
Hà Văn Lộc (1925-1991) một nhà văn, một trong những nhà báo nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Một số bút danh của ông được biết đến là Phượng Kim, Hồng Châu, và Thép Mới.
Xuất thân
Bạn đang xem: Tác giả Thép Mới là ai? Sự nghiệp văn học tác giả Thép Mới
Ông tên thật là Hà Văn Lộc, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1925, mất ngày 28 tháng 8 năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh. Quê quán của ông ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ông có một người em trai tên là Hà Văn Trường, về sau được nhiều người biết đến với tư cách nhà báo Hồng Hà.
Thuở nhỏ, ông cùng em trai học ở Nam Định đến trung học. Ngay lúc còn là học sinh, ông đã tham gia các hoạt động xã hội, phong trào học sinh yêu nước. Tại đây, ông làm quen với các bạn học Đặng Xuân Khu, Phan Đình Đống, Phạm Văn Cương… những người về sau là các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1938, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Thời gian này, ông bắt đầu viết bài cộng tác với báo với bút danh Phượng Kim.
Hoạt động cách mạng
Năm 1943, ông lên Hà Nội học đại học ngành Luật khoa. Được sự giới thiệu của các bạn học cũ, ông tham gia hoạt động trong Kỳ bộ Bắc Kỳ của Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, trường tạm ngưng hoạt động, ông trở về Nam Định hoạt động bí mật trong Hội văn hóa cứu quốc tỉnh Nam Định, tham gia viết cho tờ “Tự trị” của phong trào sinh viên yêu nước chống Nhật.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông được người bạn cũ Đặng Xuân Khu, lúc này mang bí danh Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, mời ra Hà Nội cộng tác, viết bài cho báo “Cờ giải phóng”. Cũng chính tại đây, bút danh Thép Mới xuất hiện lần đầu tiên với bài “Trung thu độc lập”. Và cũng trong năm 1945, với bí danh “Hồng”, ông được kết nạp Đảng Cộng sản, lúc này đang rút vào bí mật dưới tên gọi công khai là “Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”. Đây cũng là nguồn gốc của bút danh Hồng Châu và của em ông là Hồng Hà.
Tháng 12 năm 1946, ông chuyển sang công tác ở báo “Cứu quốc”, bấy giờ do Xuân Thủy làm Chủ nhiệm. Em trai Hà Văn Trường của ông cũng công tác tại đây với vai trò phóng viên thời sự.
Năm 1947, ông một lần nữa chuyển cơ quan, trở thành biên tập viên, phóng viên báo “Sự thật”. Từ tháng 2 năm 1951, ông công tác ở báo “Nhân dân”. Từ năm 1962, ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam liên tục 2 nhiệm kỳ 2 và 3. Năm 1964, ông là đặc phái viên của báo “Nhân dân” ở chiến trường Miền Nam. Từ 1968 đến 1971, ông được cử là Ủy viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam, kiêm Tổng biên tập báo “Giải phóng”. Năm 1972, ông là Phó Tổng biên tập báo “Nhân dân”. Ông giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1988. Ông cũng từng là chuyên viên trong tổ giúp việc cho Bí thư Thành ủy Sài Gòn Võ Văn Kiệt.
Sau khi nghỉ hưu, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và vẫn tiếp tục công tác với báo “Nhân dân” với cương vị bình luận viên cao cấp cho đến lúc qua đời vào ngày 28 tháng 8 năm 1991.
Sự nghiệp văn học tác giả Thép Mới
Tác phẩm tiêu biểu
– Thép đã tôi thế đấy, tiểu thuyết của Nikolai Ostrovsky (dịch, năm 1955)
– Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (bút ký, năm 1947)
– Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin (thuyết minh phim, năm 1980)
– Trách nhiệm (bút ký, năm 1951)
– Hữu nghị (bút ký, năm 1955)
– Ý nghĩ người phóng viên kháng chiến (bút ký, năm 1948)…
– Cây tre Việt Nam
Giải thưởng
– Huân chương Kháng chiến hạng Nhất,
– Huân chương Độc lập hạng Nhất,
– Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
Tác phẩm Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới
1. Thể loại:
Thể kí có tính chất tùy bút
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Sáng tác năm 1955.
– Là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.
3. Phương thức biểu đạt:
Thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm
4. Tóm tắt:
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
5. Bố cục:
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”:Sự gắn bó của tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống con người Việt Nam.
+ Phần 3: Đoạn còn lại: Cây tre là tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam.
6. Giá trị nội dung:
+ Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
7. Giá trị nghệ thuật:
+ Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc.
+ Phép tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ…
+ Lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu.
Câu hỏi vận dụng
Câu hỏi: Một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam nói đến cây tre?
Lời giải:
– Tục ngữ: tre già măng mọc.
– Ca dao: Ví cầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
– Thơ: Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ! (Nguyễn Duy)
– Truyện: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt.
Câu hỏi: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Lời giải:
– Tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp cây tre cả về hình dáng và phẩm chất:
+ Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;
+ Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;
+ Mầm măng non mọc thẳng;
+ Màu xanh của tre tươi nhũn nhặn.
+ Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc;
+ Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh;
+ Tre thẳng thắn, bất khuất cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước;
+ Tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre.
→ Cây tre được nhân hóa mang những phẩm chất của con người. Tre là biểu tượng cao quý cho vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi: Tìm một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”.
Lời giải:
Một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”: Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam”. Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.
Câu hỏi: Vì sao tác giả có thể khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”?
Lời giải:
Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó với thế hệ người Việt Nam từ khi kháng chiến đến hòa bình chính là sự kiên cường, bất khuất, gan dạ. Đó cũng chính là tính cách, nét đẹp cao quý của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi: Em đang sống ở thời điểm “ngày mai” mà tác giả nói đến trong văn bản, “khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa”. Theo em, vì sao cây tre vẫn là hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với đất nước, con người Việt Nam?
Lời giải:
Hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc”, tiếng sáo diều vi vút,… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người. Trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình… Cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị hoá, tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh.
Tác giả Thép Mới đôi điều nhớ lại
Lúc vui câu chuyện tôi hỏi: Tại sao anh lấy bút danh là Thép Mới. Anh trả lời: “Thép là “Thép đã tôi thế đấy!”. Cuốn sách ấy mình dịch ra tiếng Việt của nhà văn Xôviết N.A.Ôxtơropki; còn Mới là không cũ! Hà… hà!” – anh cười sảng khoái để lộ hàm răng ám khói thuốc lá.
Nhà báo, nhà văn Thép Mới tham gia cách mạng rất sớm từ phong trào sinh viên cứu quốc, văn hóa cứu quốc đến Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Cùng với Nguyễn Huy Tưởng, Thôi Hữu, Thép Mới trở thành nhà báo cách mạng chuyên nghiệp của Đảng. Ông là tác giả của hàng nghìn bài báo, trong đó nhiều bài nổi tiếng như “Cây tre Việt Nam”, “Hiên ngang Cuba” được Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Tôi là lớp thanh niên ngưỡng mộ Thép Mới từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Đọc những bài báo nóng hổi của anh mang tính thời sự và bình luận sâu sắc, nghe về anh nhiều nhưng được trực tiếp nói chuyện với anh phải kể đến khi vợ chồng anh vào nghỉ mát ở Khách sạn Sầm Sơn 10 ngày đầu năm 1960.
Được một dịp hiếm có nên dù bận trăm công nghìn việc cho vụ hè sắp mở, tôi vẫn dành các buổi tối lên gặp anh nói chuyện. Anh nói đủ các chuyện từ kinh tế chính trị đến các vấn đề xã hội trong và ngoài nước thật nhạy bén. Càng đi sâu tìm hiểu càng thấy anh sống như một chiến sĩ quan sát sự kiện, con người, ghi chép và suy ngẫm để tìm ra quy luật cuộc đời, khám phá ra những cái mới làm bật lên nhãn quan của một nhà báo cách mạng bẩm sinh vừa sinh động vừa thực tiễn.
Có lúc vui chuyện anh hỏi tôi: Thành phần gì? Rất ngạc nhiên với câu hỏi truy tìm lý lịch ấy, tôi chất vấn lại: Sao anh hỏi vậy? Anh trả lời: Vì thấy việc phục vụ của cậu ở đây mang đậm tính chất tiểu nông. Rồi anh giải thích: Cả Sầm Sơn chỉ có một khách sạn của cậu mà biết bao nhiêu cán bộ và khách các tỉnh về dưỡng sức nghỉ ngơi gồm cả những người có tiền, sao chỉ cho họ ăn có một loại cơm đĩa cho gọn như nhà ăn tập thể, có phải để dễ phục vụ cho mình và quay vòng vốn nhanh không? Tại sao không tách ra hai quầy, một quầy bình dân phục vụ đa số, một quầy cơm món hợp với túi tiền của loại khách thưởng thức theo sở thích cá nhân vừa hợp với quy luật cung cầu mà doanh thu chắc chắn sẽ cao gấp mấy lần.
Nghe anh, tôi sắp xếp lại kỹ thuật và phương thức phục vụ, quả nhiên doanh thu cao gấp bốn lần loại bình dân, lại được phóng viên Báo Nhân dân Chính Yên biểu dương là có sáng tạo.
Là khách sạn loại hai của Trung ương lúc ấy chỉ đứng sau khách sạn Metropol Hà Nội một bậc nên việc đầu tư và cung cấp nguyên liệu được ưu tiên. Có đủ các loại rượu Tây và hàng hóa đặc biệt để tiếp đón các đoàn ngoại giao. Tôi ưu tiên cho anh chị ăn uống theo yêu cầu nhưng anh không đòi hỏi gì hơn ngoài mỗi sáng một cốc cà phê ngon và một cút rượu tiết dê nút lá chuối.
Cũng từ đây anh lại phát hiện ra một loại khách có tiền thích chơi sang và lịch sự hơn. Họ không thích ăn uống ở chỗ xô bồ đông người. Anh bảo tôi dọn văn phòng vào nhà dân nhường chỗ cho quầy đặc biệt này lấy tên di tích Sầm Sơn là quầy Trống Mái. Anh nói ở Bắc Kinh (Trung Quốc), khách ăn gia đình rất thích những phòng nhỏ riêng biệt vừa tự do, không ồn ào làm cho bữa ăn thêm ấm cúng, không bị cái cảnh xô bồ xung quanh khuấy động. Đó là tâm lý chung ở đâu cũng vậy. Chỉ cần đánh vào tâm lý ấy đã đủ có khách hưởng ứng ngay.
Ý của anh có sức hút kỳ lạ, nhưng trang bị cho các phòng này khá tốn kém, tôi còn e ngại thì anh viết thư ngay cho Bộ trưởng Thương nghiệp Hoàng Quốc Thịnh đề nghị cấp kinh phí đột xuất. Tôi không hiểu uy tín của anh đến mức nào mà việc tác động này sắc hơn dao cạo là được đáp ứng tức thì, khác hẳn thông lệ phải chờ duyệt hàng tháng.
Quả nhiên khi quầy đặc biệt mở ra, nhiều đoàn khách các tỉnh đến đăng ký ngày một đông. Doanh thu từ đó cứ tăng dần rồi tăng đến mức đột xuất, vượt kế hoạch đến 200%. Anh em cứ xầm xì bàn tán ông này là nhà báo mà có tài cả kinh tế thế sao! Anh trả lời: Tớ làm báo cũng như các cậu làm khách sạn, phải biết phát hiện cái mới, suy ngẫm tìm ra quy luật phát triển của sự vật mà thay đổi cách làm ăn. Các cậu cứ tưởng tượng một khách sạn lớn của Trung ương đóng tại cửa bể nghỉ mát nổi tiếng này mà cứ cho khách ăn cơm đĩa tù tỳ tệ hơn ở quán chợ thì còn ra thể thống gì nữa. Cứ theo nếp cũ thì khách sạn giẫm chân tại chỗ mà doanh thu không tăng tiến lấy gì mà cải thiện đời sống cho anh em. Ý kiến ấy bây giờ ngẫm lại ở thời kỳ đổi mới ngày nay như còn nguyên giá trị.
Lúc vui câu chuyện tôi hỏi: Tại sao anh lấy bút danh là Thép Mới. Anh trả lời: “Thép là “Thép đã tôi thế đấy!”. Cuốn sách ấy mình dịch ra tiếng Việt của nhà văn Xôviết N.A.Ôxtơropki; còn Mới là không cũ! Hà… hà!” – anh cười sảng khoái để lộ hàm răng ám khói thuốc lá.
Những ngày giáp Tết Mậu Thân 1968, Thép Mới vào Sài Gòn giữa lòng địch. Hiện nay, ở TP Hồ Chí Minh có một đường phố mang tên Thép Mới gần ngã tư Bẩy Hiền, nơi Mậu Thân 1968 anh từng sống và chiến đấu như một người lính thực sự. Cả cuộc đời, nửa thế kỷ cầm bút, Thép Mới luôn gắn bó máu thịt với cách mạng, với nhân dân, buồn vui với số phận thăng trầm của cách mạng, của nhân dân.
***
Trên đây là nội dung bài học Tác giả Thép Mới là ai? Sự nghiệp văn học tác giả Thép Mới do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống