Học TậpLớp 5Tiếng Việt lớp 5

Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít trang 58 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Bài đọc

Tác phẩm của Si-le và tên phát xít

   Trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, một lần có tên sĩ quan cao cấp của bọn phát xít lên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Hắn bước vào toa tàu, giơ thẳng tay và hô to: “Hít-le muôn năm!” Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ, tay cầm cuốn sách, ngẩng đầu, lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp: “Chào ngài”. Tên sĩ quan lừ mắt nhìn ông già người Pháp. Bỗng hắn nhìn vào cuốn sách ông cụ đang đọc và thấy đó là một tác phẩm của Si-le viết bằng tiếng Đức. Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức, hắn liền hỏi:

Bạn đang xem: Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít trang 58 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

– Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng?

– Sao ngài lại nói thế? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ ! – Ông già điềm đạm trả lời.

   Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp:

– Ngài thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào? Nhà văn đã viết Vin-hem Ten cho người Thụy Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho người I-ta-li-a, Cô gái Oóc-lê-ăng cho người Pháp,… 

   Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi:

– Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi hay sao?

Ông già mỉm cười trả lời:

– Có chứ, Si-le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp!

 NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH sưu tầm

– Si-le: (1759 – 1805) nhà văn Đức vĩ đại; các tác phẩm của ông phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền con người.

– Sĩ quan: Quân nhân có quân hàm thiếu úy trở lên.

– Hít-le: (1889 – 1945) quốc trưởng Đức từ 1934 đến 1945, kẻ gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945)

Bố cục

Bài đọc được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến Chào ngài

Đoạn 2: Từ Tên sĩ quan lừ mắt đến điềm đạm trả lời

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1

Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

Hướng dẫn giải:

Em hãy xem lại câu chuyện để biết ông cụ đã phản ứng như thế nào khi khi thấy hành động của tên phát xít:

– Ngẩng đầu, lạnh lùng -> Khiến tên phát xít cảm thấy như thế nào?

– Đọc sách của nhà văn Đức -> biết tiếng Đức trong khi lúc chào hắn lại chào bằng tiếng Pháp.

Lời giải:

Tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ vì:

– Vì cụ đáp lại lời của hắn một cách lạnh lùng.

Vì hắn phát hiện ra ông cụ biết tiếng Đức và thông thạo đến mức có thể đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng  lại không chịu đáp lời hắn bằng tiếng Đức.

Câu 2

Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?

Hướng dẫn giải:

Em hãy đọc đoạn sau: Lão thích nhà văn Đức… Oóc-lê-ăng cho người Pháp.

Lời giải:

Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá là một nhà văn quốc tế.

Câu 3

Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Không đáp lời tên sĩ quan phát xít bằng tiếng Đức, có phải ông cụ ghét tiếng Đức không?

Ông cụ có căm ghét người Đức không?

Lời giải:

Thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức:

– Ông cụ thông thạo tiếng Đức và ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le.

– Ông cụ không ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát-xít xâm lược đất nước ông.

Câu 4

Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?

Hướng dẫn giải:

Lời nói của cụ già nhắm vào ai? Những tên cướp so sánh với việc bọn phát-xít xâm lược nước Pháp có gì giống nhau không?

Lời giải:

Lời đáp của ông cụ cuối truyện:

–  Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp” ngụ ý: Chỉ những tên phát xít là kẻ cướp, không xứng đáng với Si-le chút nào.

Nội dung

Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức cuồng chiến. Đồng thời ca ngợi những người đi theo Đảng chân chính, có tài năng và tình cảm yêu thương nhân loại như nhà văn Si-le.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 5

5/5 - (3 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button