Học TậpLớp 5Tiếng Việt lớp 5

Tập làm văn: Luyện tập văn tả cảnh trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1

Câu 1

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.

a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

Bạn đang xem: Tập làm văn: Luyện tập văn tả cảnh trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1

b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường – con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ 2 đoạn và nhận xét. Chú ý:

– Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc hoặc giới thiệu ngay đối tượng định tả.

– Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định tả.

Lời giải:

Đoạn

Mở bài trực tiếp

Mở bài gián tiếp

a) Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

+

 

b) Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường – con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

 

+

Giải thích :

– Đoạn a) là cách mở bài trực tiếp vì kể ngay (nói ngay) đến đối tượng được tả.

– Đoạn b) là cách Mmở bài gián tiếp vì nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định tả.

Câu 2

Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).

a) Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b) Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ hai đoạn văn và nhận xét.

Lời giải:

Giống nhau

Khác nhau

Không mở rộng

Mở rộng

– Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.

– Khẳng định con đường rất thân thiết với học sinh.

– Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.

Câu 3

Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.

Hướng dẫn giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

– Mở bài kiểu gián tiếp:

     Đất nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Mỗi miền của Tổ quốc đều có những bức tranh thiên nhiên kiệt tác. Lạng Sơn với động Tam Thanh, sông Kì Cùng. Bắc Cạn có hồ Ba Bể nên thơ, hùng vĩ. Quảng Bình với động Phong Nha – đệ nhất kì quan. Còn với Quảng Ngãi, hình ảnh núi Thiên Ấn đã cùng dòng sông Trà Khúc đã làm nên một cảnh quan tươi đẹp ở quê hương em.

– Kết bài kiểu mở rộng:

   Đối với em, thiên nhiên ở quê hương như một bức tranh đầy thơ mộng. Em yêu tha thiết những cảnh sắc nơi đây. Em mong sao quê hương của em sẽ ngày càng giàu đẹp hơn. Em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để trở thành một người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 5

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button