Mời các em theo dõi nội dung bài học về Tiếng cười trào phúng là gì? Định nghĩa văn học trào phúng do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Tiếng cười trào phúng là gì?
Tiếng cười trào phúng là dùng tiếng cười trong văn học trào phúng để đả kích, châm biếm những thói hư tật xấu, hủ tục và những điều lạc hậu trong cuộc sống.
Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng lớp 8
Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bạn đang xem: Tiếng cười trào phúng là gì? Định nghĩa văn học trào phúng
Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?
Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Lời giải chi tiết: Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống. Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích….
Câu 2 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.
Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Lời giải chi tiết: Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích…
Dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu:
– Hài hước: cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
– Mỉa mai – châm biếm: cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…
– Đả kích: thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả, có thể là những ngôn từ mang tính “mắng chửi”, có phần suồng sã, thô mộc.
Câu 3 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?
Phương pháp giải: Nêu lên giọng điệu mà em cảm thấy thích thú và lý giải nguyên do.
Lời giải chi tiết: Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu đả kích. Ví nó là sự phủ nhận gay gắt của đối tượng đồng thời cũng thể hiện được đạo đức và quan niệm về nhân sinh của người viết.
Câu 4 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.
Phương pháp giải: Đưa ra cách hiểu của em về nhận định đã cho.
Lời giải chi tiết: Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.
Qua việc vạch trần cái xấu và mỉa mai thói đời xấu xí, tiếng cười trào phúng có thể đẩy lùi cái xấu và hướng con người ta vươn tới những giá trị cao đẹp, nhân văn hơn.
Câu 5 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?
Phương pháp giải: Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: châm biếm, đả kích.
Định nghĩa văn học trào phúng
Văn học trào phúng (Satire literature) là từ mượn tiếng Hán, có nghĩa là phong trào văn học dùng tiếng cười để đả kích, châm biếm những thói hư tật xấu, hủ tục và những điều lạc hậu trong cuộc sống.
Để tìm hiểu kỹ hơn về văn học trào phúng là gì, trong văn học đại từ điển của Trung Quốc, văn học trào phúng được gọi là tiểu thuyết phúng thích, “sử dụng thủ pháp châm biếm, phơi bày những căn bệnh của xã hội và những hiện tượng phản động, hủ bại, tiêu cực, lạc hậu trong đời sống. Ngôn ngữ cay độc, vận dụng nhiều thủ pháp khoa trương làm nổi bật những chỗ bỉ lậu, đáng ghét, đáng cười của những sự vật bị châm biếm với mục đích giễu cợt và đả kích”.
Như vậy, cách hành văn của văn học trào phúng, không chỉ là sự kết hợp giữa thủ pháp châm biếm (phúng), đó còn là nơi tác giả tạo ra tiếng cười châm biếm, mỉa mai (trào), tạo nên một tác phẩm sâu cay nói về cuộc sống.
Ở phương Đông, văn học trào phúng không phải là một thể loại được người đọc ưa chuộng, thậm chí có đôi lúc văn học trào phúng còn bị xem là những tác phẩm dành cho tầng lớp hạ lưu. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khi nghiên cứu tiểu thuyết phúng thích đã loại bỏ yếu tố gây cười ra, khiến cho chúng ta không hiểu văn học trào phúng là gì, bởi yếu tố gây cười gắn liền với những mẩu chuyện cười dân gian được lưu truyền trong tầng lớp nhân dân, không phù hợp với những người có địa vị cao. Chính vì quá đề cao phong cách văn chương tao nhã, lấy trung hậu làm gốc, nhà nho Việt Nam nhìn chung không tán thành việc cười cợt, mỉa mai, dù là với mục đích phê phán chính trị, xã hội. Do đó, văn học trào phúng bị gạt ra khỏi dòng chảy của văn học trung đại.
Ngược lại, ở châu Âu và châu Mỹ, văn học trào phúng lại rất được lòng giới thượng lưu, bởi sự tinh tế, hài hước và lối hành văn cuốn hút của những cuốn tiểu thuyết, đã giúp người đọc khám phá ra thế giới giả tạo, thối nát của xã hội thượng lưu thời bấy giờ, từ đó nhận thấy đâu mới chính là giá trị tinh thần mà họ nên hướng đến. Sự hội nhập Đông Tây thông qua hình thức xâm lược đã giúp chúng ta có một cái nhìn nhận đúng đắn hơn về giá trị của văn học trào phúng là gì.
Hoàn cảnh ra đời của văn học trào phúng
Ở Việt Nam, nhìn chung văn học trào phúng đã tồn tại từ rất lâu trong đời sống tinh thần của người nông dân, với thể loại truyện cười dân gian, mang đến những tiếng cười sâu cay từ những tình huống tréo ngoe, từ đó lật tẩy bộ mặt tham quyền, độc ác và đời sống phong kiến mục nát có nhiều điều bất bình.
Sang đến thế kỷ XV, văn học chữ Nôm ra đời kéo theo sự ra đời của thể thơ lục bát, người bình dân ở các làng quê phương Bắc đã bắt đầu dùng thể thơ này để phổ vào những lời răn tiếng chửi hằng ngày, đem lại tiếng cười ý nhị cho người nghe.
Văn học trào phúng ra đời chính thức được xem là sau năm 1897, khi xã hội Việt Nam có những sự thay đổi lớn: sự mâu thuẫn giữa cái phong kiến và cái mới lạ, đương thời xung đột với nhau, và văn chương dần mở rộng phạm vi, trở thành món ăn quen thuộc của người dân nghèo. Đồng thời dưới sự ra đời của Đảng, văn học trào phúng Việt Nam bắt đầu phát triển rực rỡ, thôi thúc người dân tiến thân vào cuộc kháng chiến chống thực dân.
Khi này, những người tri thức đã dần hiểu văn học trào phúng là gì, cùng với ngòi bút châm biếm sẵn có, họ trở thành những người ngoài vòng pháp luật, thản nhiên cười đùa chế giễu bộ máy quan liêu mục ruỗng, có khi là cả chính quyền Sài Gòn nữa!
Những con người ở tầng lớp tri thức đã dùng ngòi bút của mình, nói lên tình yêu nước bằng nhiều hình thức khác nhau, từ thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết,… trong số đó, có những nhà văn dùng văn học trào phúng, lấy tiếng cười để an ủi, nhưng cũng là để châm biếm sự thối nát của xã hội.
Có thể nói, trong giai đoạn ngòi bút văn chương là vũ khí chống giặc, văn học trào phúng đã trở thành một phần trong sự hiện diện của văn học hiện đại Việt Nam, cổ vũ tinh thần và thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng người dân. Sự đại chúng và trào phúng mà dòng văn học này mang lại đã tiếp cận đến nhiều tầng lớp công chúng khác nhau nữa.
Nhân vật chính trong tác phẩm văn học trào phúng
Vậy nhân vật trong các tác phẩm văn học trào phúng là gì? Nhân vật chính xuất hiện thường nằm trong 2 dạng: nhân vật châm biếm hoặc nhân vật bị châm biếm. Đối với các thể loại truyện dài, tiểu thuyết, nhân vật châm biếm lại nổi tiếng hơn cả. Họ là những con người thông minh, lanh lợi bị đặt vào một xã hội dốt nát, suy đồi. Chính sự bất cân xứng đó đã giúp tác giả tạo ra tiếng cười trào phúng, châm biếm sâu cay.
Đối với văn học trào phúng Việt Nam, nhân vật chính trong tác phẩm văn học trào phúng là những người nông dân đói nghèo, phải sống lay lắt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Họ là hình tượng đại diện cho người Việt Nam: chân chất, hiền lương, kiên trì lam lũ… nhưng lại bị đặt vào một xã hội mục nát, nơi đồng tiền làm con người biến chất, số phận éo le. Tình cảnh trong truyện cũng chính là tình cảnh chung của nông dân cả nước, chính vì vậy văn học trào phúng Việt Nam được lòng người đọc, thu hút sự chú ý của đông đảo người Việt Nam.
Các tác giả văn học trào phúng nổi tiếng ở Việt Nam
Vũ Trọng Phụng
Nếu nói đến đại diện tiêu biểu của văn học trào phúng là gì, thì Vũ Trọng Phụng chính là nhà văn nổi tiếng nhất trong phong cách sáng tác này. Không chỉ là một nhà báo, ông còn là một nhà văn, chuyên viết những cuốn tiểu thuyết vạch trần xã hội thượng lưu thối nát, vạch trần chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đồng thời hóm hỉnh châm biếm cuộc tranh đấu giữa cái cũ (phong kiến) và cái mới (trào lưu phương Tây).
Với Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng vạch trần những thói hư tật xấu của con người, châm biếm sâu cay sự xung đột giữa cái cũ và cái mới: những con người muốn theo Tây (thể hiện qua lối sống phóng túng, khi dễ luật lệ) lại bị đặt vào xã hội còn quá khắt khe, giáo điều hủ tục, nên hành vi của họ không hề tự nhiên, những cuộc đối thoại sáo rỗng, nhằm phô bày cái ngu dốt đã được Vũ Trọng Phụng dựng lên trong xã hội đương thời của Số Đỏ.
Nam Cao
Khác với phong cách văn học trào phúng kiểu tả thực như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao xây dựng cốt truyện của mình theo hướng trữ tình, điểm thêm tiếng cười trào phúng để phê phán, châm biếm sự thanh cao giả tạo của con người. Họ thèm khát những dục vọng tầm thường, nhưng lại quá hèn hạ để thừa nhận chúng, trái lại còn che đậy một cách dở dang. Đấy là điểm gây cười trong văn học trào phúng của Nam Cao.
Tuy nhiên, với Nam Cao, tính nghệ thuật sân khấu nội tâm, sự giằng xé trong lòng con người đã tạo nên tiếng cười trào phúng khác hẳn Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan. Ở đó, tiếng cười trào phúng chua chát, bi thảm của nhân vật như tự cười chính mình, cười cho cái sự hèn hạ của bản thân vậy.
Nguyễn Công Hoan
Như một bước tiếp nối của Nguyễn Khuyến và Tú Xương, Nguyễn Công Hoan cũng nhìn đời như một trò đùa. Ông cười cợt và châm biếm thói me Tây lố lăng, xã hội Tây nửa vời kệch cỡm đang diễn ra ở Việt Nam đương thời: Tây Tàu lẫn lộn. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta mới thấm cái dửng dưng của văn học trào phúng là gì.
Không giống như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan khi viết truyện ngắn cũng đem xung đột thế hệ giữa phong kiến và hiện đại làm chủ đề chính của văn học trào phúng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ông, Nguyễn Công Hoan lại phê phán sự lên ngôi của 1 lối sống mới, coi trọng ý chí cá nhân hơn gia đình của mình. Bên cạnh đó, truyện ngắn trào phúng của ông cũng lợi dụng tình cảnh rối ren của cả nước, để từ đó tố cáo sự kệch cỡm của những phong trào nửa mùa, những sự mục nát của chế độ nửa phong kiến.
***
Trên đây là nội dung bài học Tiếng cười trào phúng là gì? Định nghĩa văn học trào phúng do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)