Học TậpLớp 10Tin học 10 Kết nối tri thức

Tin học 10 Bài 17 Kết nối tri thức: Biến và lệnh gán | Soạn Tin học 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Tin học lớp 10 Bài 17: Biến và lệnh gán

Khởi động

Bạn đang xem: Tin học 10 Bài 17 Kết nối tri thức: Biến và lệnh gán | Soạn Tin học 10

Khởi động trang 91 Tin học 10: Trong Đại số, người ta dùng chữ để thay thế cho số cụ thể, ví dụ hằng đẳng thức (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 đúng cho mọi giá trị a, b. Trong các ngôn ngữ lập trình, người ta cũng dùng các kí tự hoặc nhóm các kí tự (được gọi là biến (variable) hay biến nhớ) để thay cho việc phải chỉ ra các giá trị dữ liệu cụ thể.

Theo em, sử dụng biến có những lợi ích gì?

Trả lời:

Sử dụng biến có thể thay đổi giá trị khi thực hiện với các bộ số khác nhau.

1. Biến và lệnh gán

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 91 Tin học 10: Tìm hiểu khái niệm biến và lệnh gán

Quan sát các lệnh sau, n ở đây được hiểu là gì?

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

n là biến với giá trị số nguyên.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 93 Tin học 10: Các tên biến nào dưới đây là hợp lệ trong Python?

A. _name.

B. 12abc.

C. My country.

D. m123&b.

E. xyzABC

Trả lời:

Các tên biến hợp lệ là A, D, E

– Vì tên biến chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và dấu ”_ ”

– Không bắt đầu bằng chữ số

– Phân biệt chữ hoa và chữ thường

Câu hỏi 2 trang 93 Tin học 10: Sau các lệnh dưới đây, các biến x, y nhận giá trị bao nhiêu?

>>> × = 10

>>> y = x**2 – 1

>>> × = x/2 + y%2

Trả lời:

Các biến x, y nhận các giá trị lần lượt trong từng câu lệnh là:

x = 10

y = 99

x = 10/2 + 99%2 = 5 + 1 = 6

Câu hỏi 3 trang 93 Tin học 10: a, b nhận giá trị gì sau các lệnh sau?

>>> a, b = 2, 3

>>> a, b = a + b, a – b

Trả lời:

>>> a, b = 2, 3

a = 2; b = 3

>>> a, b = a + b, a – b

a = 2 + 3 = 5; b = 2 – 3 = -1

2. Các phép toán trên một số kiểu dữ liệu cơ bản

Hoạt động

Hoạt động 2 trang 93 Tin học 10: Các phép toán trên dữ liệu kiểu số và kiểu xâu kí tự

Tìm hiểu các phép toán trên dữ liệu kiểu số và kiểu xâu kí tự.

Trả lời:

– Các phép toán trên kiểu dữ liệu số: phép cộng “+”, phép trừ “-“, nhân “*”, chia “ /”, lấy thương nguyên “ //”, lấy số dư “ %”, phép lũy thừa “ **”

– Các phép toán trên kiểu dữ liệu xâu kí tự: + (nối xâu), * (lặp)

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 94 Tin học 10: Mỗi lệnh sau là đúng hay sai? Nếu đúng thì cho kết quả là bao nhiêu?

>>> (12 – 10//2)**2 – 1

>>> (13 + 45**2) (30//12 – 5/2)

Trả lời:

– Dòng lệnh 1 đúng. Có kết quả là (12 – 10//2)**2 – 1 = (12 – 5)2 – 1 = 48

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

– Dòng lệnh 2 sai vì giữa hai biểu thức trong ngoặc không có phép tính.

Câu hỏi 2 trang 94 Tin học 10: Mỗi lệnh sau cho kết quả là xâu kí tự như thế nào?

>>> ““*20 + “010”

>>> “10” + “0” * 5

Trả lời:

Kết quả dòng lệnh 1: ‘010’

Kết quả dòng lệnh 2: ‘1000000’

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

3. Từ khoá

Hoạt động

Hoạt động 3 trang 95 Tin học 10: Phân biệt biến và từ khoá

Quan sát các lệnh sau, tìm hiểu vì sao Python báo lỗi.

>>> if = 12

SyntaxError: invalid syntax

>>> with = “Độ rộng”

SyntaxError: invalid syntax

Trả lời:

Vì các tên biến trùng với các từ khóa của ngôn ngữ Python.

Câu hỏi

Câu hỏi trang 95 Tin học 10: Các tên biến sau có hợp lệ không?

a) _if.

b) global.

c) nolocal.

d) retun.

e) true.

Trả lời:           

Các tên biến trên không hợp lệ vì nó trùng với từ khóa của ngôn ngữ Python.

Bảng. Một số từ khóa trong Python phiên bản 3.x

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 96 Tin học 10: Lệnh sau có lỗi gì?

>>> x = 1

>>> 123a = x + 1

SyntaxError: invalid syntax

Trả lời:

Tên biến dòng lệnh thứ 2 (123a) đặt sai vì bắt đầu bằng số

Luyện tập 2 trang 96 Tin học 10: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì?

>>> print (“đồ rê mi ”*3 + “pha son la si đô ”*2)

Trả lời:

Kết quả dòng lệnh là: đồ rê mi đồ rê mi đồ rê mi pha son la si đô pha son la si đô

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 96 Tin học 10: Viết các lệnh để thực hiện việc đổi số giây ss cho trước sang số ngày, giờ, phút, giây, in kết quả ra màn hình.

Ví dụ, nếu ss = 684 500 thì kết quả in ra như sau:

684 500 giây = 7 ngày 22 giờ 8 phút 20 giây.

Gợi ý: Sử dụng các phép toán lấy thương nguyên, lấy số dư và các cách đổi sau:

1 ngày = 86 400 giây; 1 giờ = 3 600 giây; 1 phút = 60 giây.

Trả lời:

Các em tham khảo chương trình sau:

print(“Nhập số giây: “)

ss=int(input())

ngay = ss//86400

gio = (ss%86400)//3600

phut = (ss%86400%3600)//60

giay = ss%86400%3600%60

print(“ss = “,ss, “giây”, ” = “, ngay,” ngay “,gio,”gio”, phut,” phut “,giay, “

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 1. Chương trình tham khảo

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 2. Kết quả chạy thử chương trình

Vận dụng 2 trang 96 Tin học 10: Hãy cho biết trước và sau khi thực hiện các lệnh sau, giá trị các biến x, y là bao nhiêu? Em có nhận xét gì về kết quả nhận được?

>>> x, y = 10, 7

>>> x, y = y, x

Trả lời:

Lệnh đầu x = 10; y = 7

Lệnh sau: x = 7; y = 10

→ Kết quả lúc đầu và lúc sau có sự hoán đổi giá trị cho nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản

Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if

Bài 20: Câu lệnh lặp for

Bài 21: Câu lệnh lặp while

Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách

Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Biến và lệnh gán

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tin học 10 Kết nối tri thức

5/5 - (3 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button