Tin học 10 Bài 18 Kết nối tri thức: Các lệnh vào ra đơn giản | Soạn Tin học 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Tin học lớp 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
Khởi động
Bạn đang xem: Tin học 10 Bài 18 Kết nối tri thức: Các lệnh vào ra đơn giản | Soạn Tin học 10
Khởi động trang 97 Tin học 10: Để tương tác với người sử dụng trong khi thực hiện chương trình, các ngôn ngữ lập trình có các câu lệnh để đưa dữ liệu ra màn hình hay nhập dữ liệu vào từ bàn phím. Em đã biết Python có lệnh print() dùng để đưa dữ liệu ra màn hình. Để nhập dữ liệu từ bàn phím khi thực hiện chương trình, Python sử dụng câu lệnh input().
Em dự đoán lệnh nhập dữ liệu input() có cú pháp và chức năng như thế nào?
Trả lời:
Lệnh input( ) có chức năng nhập dữ liệu từ bàn phím.
1. Các lệnh vào ra đơn giản
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 97 Tin học 10: Tìm hiểu chức năng của lệnh input ()
Quan sát lệnh sau và trả lời các câu hỏi: Lệnh input() cho phép nhập dữ liệu từ đâu? Giá trí được nhập sẽ là số hay xâu?
>>> input(“Nhập một số: ”)
Nhập một số: 12
‘12’
Trả lời:
Input( ) cho phép nhập dữ liệu chủ yếu từ bàn phím.
2. Chuyển đổi kiểu dữ liệu cơ bản của Python
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 98 Tin học 10: Nhận biết kiểu dữ liệu của biến
Chúng ta đã biết một số kiểu dữ liệu cơ bản như số nguyên, số thực và xâu kí tự. Trong Python có cách nào để nhận biết được kiểu dữ liệu của biến không?
Trả lời:
Lệnh type( ) dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong Python.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 98 Tin học 10: Xác định kiểu và giá trị của các biểu thức sau:
a) “15 + 20 – 7”
b) 32 > 45
c) 13! = 8 + 5
d) 1 = = 2
Trả lời:
a) Kiểu xâu kí tự => giá trị của biểu thức là ’15 + 10 – 7’
b) Kiểu lôgic => kết quả là False
c) Kiểu lôgic => kết quả là False
d) Kiểu lôgic => kết quả là False
Hoạt động 3 trang 98 Tin học 10: Tìm hiểu cách chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu
1. Có chuyển đổi dữ liệu kiểu này sang kiểu khác được không?
2. Giả sử có biến s với giá trị “123”. Nếu muốn biến s có giá trị là số nguyên 123 chứ không phải là xâu “123” thì em phải làm gì?
Trả lời:
1. Có chuyển đổi dữ liệu kiểu khác bằng các lệnh int ( ), float ( ), str ( ) về kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự.
2. Nếu muốn biến s có giá trị là số nguyên 123 chứ không phải là xâu “123” thì gõ lệnh int (“123”)
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 99 Tin học 10: Mỗi lệnh sau sẽ trả lại các giá trị nào?
a) str (150)
b) int (“1110”)
c) float (“15.0”)
Trả lời:
a) ‘150’
b) 1110
c) 15.0
Câu hỏi 2 trang 99 Tin học 10: Lệnh nào sau đây sẽ báo lỗi?
a) int (“12.0”)
b) float (13+1)
c) str (17.001)
Trả lời:
Lệnh int (“12.0”) sẽ báo lỗi vì lệnh int không thể chuyển xâu chứa số thực.
Hoạt động 4 trang 99 Tin học 10: Nhập dữ liệu kiểu số nguyên hoặc số thực từ bàn phím
Dữ liệu nhập từ bàn phím bằng lệnh input () luôn là xâu kí tự nên muốn nhập dữ liệu đầu vào là số nguyên hay số thực thì phải làm thế nào?
Trả lời:
– Nếu nhập số nguyên sau khi nhập giá trị số cần dùng lệnh int( ) để chuyển đổi sang kiểu số nguyên.
– Nếu nhập số thực sau khi nhập giá trị số cần dùng lệnh float( ) để chuyển đổi sang kiểu số thực.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 100 Tin học 10: Dùng lệnh x = input (“Nhập số x:”) để nhập số cho biến x là đúng hay sai?
Trả lời:
Dùng lệnh trên nhập số cho biến x là sai vì muốn nhập số cho biến phải thêm các lệnh int, float để chuyển đổi sang kiểu số thực, số nguyên.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 100 Tin học 10: Những lệnh nào trong các lệnh sau sẽ báo lỗi?
a) int (“12+45”)
b) float (123.56)
c) float (“123,5.5”)
Trả lời:
a) Lệnh này sẽ báo lỗi vì xâu có công thức.
b) Lệnh này sẽ báo lỗi vì lệnh float chỉ chuyển số nguyên, xâu.
c) Lệnh này sẽ báo lỗi vì số 123,5.5 biểu diễn sai.
Luyện tập 2 trang 100 Tin học 10: Vì sao khi nhập một số thực cần viết lệnh float (input())?
Trả lời:
Vì lệnh float (input()) để chuyển đổi xâu kí tự sang kiểu số thực.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 100 Tin học 10: Viết chương trình nhập giá trị ss là số giây từ bàn phím. Thông báo ra màn hình thời gian ss giây này sau khi đổi thành thời gian tính bằng ngày, giờ, phút, giây.
Trả lời:
Các em tham khảo chương trình sau:
giay = int (input(“nhập số giây: “))
Ngay = giay//86400
Gio = (giay – (Ngay*86400))//3600
Phut = (giay – (Ngay*86400+Gio*3600)) //60
Giay = giay – (Ngay*86400+Gio*3600+Phut*60)
print (Ngay, ‘Ngay’, Gio, ‘Gio’, Phut, ‘Phut’, Giay, ‘Giay’)
Hình 1. Chương trình minh họa
Hình 2. Kết quả chạy thử
Vận dụng 2 trang 100 Tin học 10: Viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, c và tính chu vi, diện tích của tam giác có độ dài các cạnh là a, b, c (a, b, c > 0 và thoả mãn bất đẳng thức tam giác).
Gợi ý: Công thức Heron tính diện tích tam giác: với p là nửa chu vi tam giác.
Trả lời:
Các em tham khảo chương trình sau:
import math
a = float (input(“nhập độ dài cạnh a :”))
b = float (input(“nhập độ dài cạnh b :”))
c = float (input(“nhập độ dài cạnh c :”))
cv = a + b + c
p = (a + b + c) / 2
dt=math.sqrt(p * (p – a) * (p – b) * (p – c))
print (“Chu vi: “,cv)
print (“Dien tich: “,dt)
Hình 1. Chương trình minh họa
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if
Bài 20: Câu lệnh lặp for
Bài 21: Câu lệnh lặp while
Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Tin học 10 Kết nối tri thức
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)