Tin học 10 Bài 29 Kết nối tri thức: Nhận biết lỗi chương trình | Soạn Tin học 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Tin học lớp 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
Khởi động
Bạn đang xem: Tin học 10 Bài 29 Kết nối tri thức: Nhận biết lỗi chương trình | Soạn Tin học 10
Khởi động trang 141 Tin học 10: Một chương tình hoàn chỉnh được mô tả như Hình 29.1: Tiếp nhận các dữ liệu đầu vào, xử lí theo yêu cầu bài toán và đưa ra kết quả đúng theo yêu cầu. Theo em nếu chương trình có lỗi, thì các lỗi này sẽ như thế nào và có thể ở đâu?
Trả lời:
Chương trình khi có lỗi sẽ dừng lại và thông báo lỗi.
1. Nhận biết lỗi chương trình
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 141 Tin học 10: Nhận biết và phân biệt một số loại lỗi chương trình
Quan sát các trường hợp chương trình gặp lỗi như sau, từ đó nhận biết và phân biệt một số loại lỗi của chương trình.
Trả lời:
– Syntax Error: Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp hoặc sai cấu trúc ngôn ngữ python quy định. Chương trình sẽ lập tức dừng lại và thông báo lỗi Syntax Error
– Ngoại lệ: Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình có thể do người dùng nhập dữ liệu sai. Chương trình sẽ dừng lại và thông báo một mã lỗi. Lỗi ngoại lệ.
– Lỗi logic: Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác.
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 142 Tin học 10: Khi gõ sai cú pháp một lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là loại lỗi gì?
Trả lời:
Lỗi Syntax Error.
Câu hỏi 2 trang 142 Tin học 10: Bài toán yêu cầu sắp xếp dãy số ban đầu thàng dãy tăng dần. Giả sử dãy số ban đầu là [3, 1, 8, 10, 0]. Kết quả thu được dãy [1, 3, 8, 10, 0]. Chương trình có lỗi không? Nếu có thì lỗi đó thuộc loại gì?
Trả lời:
Chương trình có lỗi vì chưa sắp xếp đúng. Đây là lỗi lôgic.
2. Một số lỗi ngoại lệ thường gặp
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 143 Tin học 10: Đọc, thảo luận để nhận biết một số lỗi ngoại lệ thường gặp trong chương trình Python.
Trả lời:
Mã lỗi ngoại lệ |
Mô tả lỗi |
ZeroDivisionError |
Lỗi này xảy ra khi thực hiện phép chia cho giá trị 0 |
IndexError |
Lỗi xảy ra khi lệnh cố gắng truy cập phần tử của danh sách nhưng chỉ số vượt quá giới hạn |
NameError |
Lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy. Ví dụ khi lệnh gọi một hàm nhưng không có hàm đó |
TypeError |
Lỗi kiểu dữ liệu. Một số ví dụ loại lỗi này: – Lệnh truy cập một phần tử của danh sách nhưng chỉ số không là số nguyên – Lệnh tính biểu thức số nhưng lại có một toán hạng không phải là số |
ValueError |
Lỗi liên quan đến giá trị của đối tượng. Lỗi khi thực hiện lệnh chuyển đổi kiểu dữ liệu, đối số của hàm có giá trị mà hàm không hỗ trợ. Ví dụ khi thực hiện lệnh int(“1.55”) sẽ sinh loại lỗi này |
IndentationError |
Lỗi khi các dòng lệnh thụt vào không thẳng hàng hoặc không đúng vị trí |
SyntaxError |
Lỗi cú pháp |
Câu hỏi
Câu hỏi trang 143 Tin học 10: Hãy nêu mã lỗi ngoại lệ của mỗi lệnh sau nếu xảy ra lỗi.
a) A[1.5] b) int (“abc”)
c) “10” * 3.5 c) 12 + x(10)
Trả lời:
a) là lỗi TypeError
b) là lỗi ValueError
c) TypeError
d) Lỗi NameError
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 144 Tin học 10: Các lệnh sau có sinh lỗi chương trình không? Nếu có thì mã lỗi là gì?
>>> A = [1, 3, 5, 10, 0] >>> for k in range (1, len(A) + 1); print (A[k] ) |
>>> s1, s2 = “101010”, 1010101 >>> s = s1 + s2 |
Trả lời:
– Đoạn lệnh bên trái: Lỗi SyntaxError (lỗi cú pháp)
Giải thích: range(…) phải đặt cùng hàng với for.
– Đoạn lệnh bên phải: Lỗi TypeError (Lỗi kiểu dữ liệu)
Giải thích: Không thể ghép chuỗi và số nguyên bằng phép +
Luyện tập 2 trang 144 Tin học 10: Để tính giá trị trung bình của một danh sách số A, người lập trình đã dùng lệnh sau để tính:
gttb = sum(A)/len(A)
Lệnh này có thể sinh lỗi ngoại lệ không? Nếu có thì là những lỗi gì?
Trả lời:
Có thể sinh lỗi ngoại lệ:
– List A rỗng sẽ sinh lỗi: ZeroDivisionError: division by zero (Chia cho 0)
– List A chứa phần tử có kiểu xâu kí tự sẽ sinh lỗi: TypeError (Lỗi kiểu dữ liệu)
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 144 Tin học 10: Giả sử em được yêu cầu viết một chương trình nhập số tự nhiên n từ bàn phím, kết quả đưa ra là danh sách các ước số thực sự của n, tính cả 1 và không tính n. Hãy viết chương trình và kiểm tra các khả năng sinh lỗi khi thực hiện chương trình,
Trả lời:
n=int(input(“Nhập n:”))
for i in range(1,n):
if n%i==0: print(i,end=’ ‘)
Các khả năng sinh lỗi:
– Lỗi nhập n là kí tự
– Lỗi nhập n là số thực.
– Lỗi không xuất ra được kết quả nếu nhập n bằng 0 hoặc 1
Vận dụng 2 trang 144 Tin học 10: Em hãy viết một chương trình nhỏ để khi chạy sẽ sinh mã lỗi NameError.
Trả lời:
n=int(input(“Nhập n:”))
t=10+m
print(t)
Lỗi:
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32: Ôn tập lập trình Python
Bài 33: Nghề thiết kế đồ họa máy tính
Bài 34: Nghề phát triển phần mềm
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Tin học 10 Kết nối tri thức
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)