Tin học 7 Bài 2 Cánh diều: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
bài tập Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Bạn đang xem: Tin học 7 Bài 2 Cánh diều: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Khởi động
Khởi động trang 33 Tin học lớp 7: Em hãy trả lời hai câu hỏi sau:
1. Nghiện game, hay nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả gì?
2. Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiệm game, nghiện mạng xã hội không?
Trả lời:
1. Nghiện game, hay nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả như:
– Ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Trộm cắp lấy tiền để chơi game.
– Sống khép kín rụt rè, thiếu tự tin vì quen sống ảo, không có kĩ năng và trải nghiệm thực tế tối thiểu.
2. Em tự đánh giá thấy mình không có nguy cơ bị nghiệm game, nghiện mạng xã hội. Em tuân theo quy định của bố mẹ đặt và tự đặt ra một khung giờ hạn chế mỗi ngày dành cho chơi game hay lên mạng rồi tự giác thực hiện.
2. Phòng tranh rủi ro từ Internet
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 34 Tin học lớp 7: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?
2. Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt như thế nào?
3. Em sẽ làm gì khi bị đe dọa trên mạng?
Trả lời:
1. Dụ dỗ và bắt nạt trên mạng: Kẻ dụ dỗ trên mạng thường nhắm đến đối tượng học sinh. Lợi dụng sự cả tin của tuổi trẻ, chúng hiểu tâm lý của trẻ em. Tiếp theo chúng lôi kéo trẻ em làm những việc chúng muốn, hẹn gặp tặng quà, tâm sự… Sau đó chúng khống chế, hăm dọa, buộc em phải làm theo yêu cầu của chúng.
2. Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt: Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.
3. Khi bị đe dọa trên mạng: Nếu kẻ dụ dỗ muốn gặp riêng, hãy đề phòng và phải nói cho người thân mà em tin tưởng biết được. Hãy dũng cảm nói ra và nhờ bố mẹ, thầy cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ mỗi khi em bị đe dọa trên không gian mạng. Hãy cảnh giác với kẻ dụ dỗ trên mạng.
Luyện tập
Luyện tập trang 35 Tin học lớp 7: Hãy nêu cách phòng tránh tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật vừa kể trên?
Trả lời:
Nêu cách phòng tránh tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật vừa kể trên:
– Không bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
– Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sai sự thật, hình ảnh đồi trụy.
– Đừng vô tình “ăn cắp” không gian trên mạng như: mật khẩu, hình ảnh, văn bản nguyên mẫu …
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 35 Tin học lớp 7: Em cần làm gì khi bị đe dọa tung hình ảnh lên mạng Internet?
Trả lời:
Khi bị đe dọa tung hình ảnh lên mạng Internet em cần làm:
– Chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyết đối không giấu diếm xử lý một mình.
Vận dụng 2 trang 35 Tin học lớp 7: Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?
Trả lời:
Khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet: trước tiên không được dùng nó vào mục đích xấu. Khi muốn dùng phải liên hệ với tác giả, xem có được sự đồng ý không. Nếu không liên hệ được với tác giả thì có thể sử dụng tác phẩm (tấm ảnh, đoạn văn) ở mức độ trích dẫn hoặc đưa tin. Ở một số quốc gia còn cho phép sử dụng tác phẩm cho các mục đích cá nhân, phi thương mại. Tuy nhiên việc sử dụng này phải đảm bảo không được tổn hại đến thanh danh của tác giả và tác phẩm.
Câu hỏi tự kiểm tra
Câu 1 trang 35 Tin học lớp 7: Internet có thể gây tác hại gì?
Trả lời:
Internet có thể gây tác hại sau:
– Ảnh hưởng đến sức khỏe: bộ não không có thời gian nghỉ ngơi, dễ mất ngủ, tự ti.
– Giảm đi tương tác trực tiếp.
– Bắt nạt qua mạng.
– Tác hại của mạng xã hội khiến bạn suy nghĩ tiêu cực.
– Dễ bị mạo danh.
– Internet khiến bạn lơ là mục tiêu.
Câu 2 trang 35 Tin học lớp 7: Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet là gì?
Trả lời:
Khi dùng Internet có thể xảy ra các rủi ro sau:
– Dễ bị dụ dỗ hoặc bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
– Nghiện mạng xã hội, nghiện các trò chơi trên mạng.
– Máy tính bị hỏng do nhiễm virus.
– Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp.
Câu 3 trang 35 Tin học lớp 7: Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?
Trả lời:
– Bắt nạt hoặc tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
– Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.
– Ăn cắp thông tin trên mang (vi phạm bản quyền tác giả).
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử
Bài 2: Làm quen với trang tính
Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)
Bài 4: Định dạng hiển thị dữ liệu số
Bài 5: Định dạng số tiền và ngày tháng
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Tin học 7 Cánh Diều
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống