Tính từ là gì? Phân loại và chức năng của tính từ
Mời các em theo dõi nội dung bài học về Tính từ là gì? Phân loại và chức năng của tính từ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Tính từ là gì?
Theo tác giả cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt, từ loại” đã phát hiện ra bản chất của tính từ trong mối liên hệ với danh từ và động từ. Theo đó, ông Đinh Văn Đức đã có những khái quát có giá trị, phát hiện được bản chất của tính từ tiếng Việt trong mối liên hệ với danh từ, động từ. Theo ông, tính từ được hiểu là từ loại chỉ đặc trưng của tất cả những khái niệm được biểu đạt bằng danh từ và động từ. Tuy nhiên, đây là mộ cách hiểu khá trừu tượng, nên hiện nay, chúng ta hiểu đơn giản. Tính từ là những từ dùng để chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc hành động. Sự kết hợp giữa tính từ và các từ ngữ khác tạo nên cụm tính từ.
Tính từ là những từ được sử dụng để miêu tả các đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc các hoạt động hay trạng thái,… Do vậy, thông qua tính từ, người đọc (hoặc người nghe) có được thêm thông tin liên quan đến đối tượng được đề cập trong ngữ cách cũng như dễ dàng hình dung ra các đặc điểm, tính chất hay trạng thái của đối tượng được nhắc tới trong câu.
Bạn đang xem: Tính từ là gì? Phân loại và chức năng của tính từ
Từ định nghĩa tính từ là gì ở trên, ta có thể nhận thấy nhờ có tính từ mà cách diễn đạt trong câu văn sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều, mang tính liên tưởng cao, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra đối tượng được đề cập tới. Cũng giống như tiếng Việt mà trong tiếng Anh, tính từ cũng là loại từ quan trọng với chức năng khá tương tự giống với tính từ trong tiếng việt.
- Các tính từ chỉ phẩm chất: tốt, hèn hạ, tốt bụng, xởi lởi,…
- Các tính từ chỉ màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,….
- Các tính từ chỉ kích thước: ngắn, dài, cao, thấp, rộng, hẹp,…
- Các tính từ chỉ hình dáng: chữ nhật, vuông, tròn, elip,….
- Các tính từ chỉ mức độ âm thanh: lí nhí, ồn ã, ồn ào,….
- Các tính từ chỉ hương vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng,…
- Các tính từ chỉ cách thức, mức độ: nhanh, chậm, xa, gần, kề
Phân loại tính từ
Thực tế, có nhiều cách để phân loại tính từ.
Thứ nhất, có thể chia tính từ thành hai loại: (1) Tính từ biểu thị phẩm chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng chuyển thành động từ chỉ hành động. Ví dụ: cố định, hoàn chỉnh, hoàn thiện, kiên định, bậy bạ, giản lược,… (2) Tính từ biểu thị phẩm chất, đặc điểm của người, sự vật, hiện tượng chuyển thành danh từ chỉ người, vật, hiện tượng có phẩm chất, đặc điểm đó. Ví dụ: xuân, già, trẻ, bí mật,…
Tuy nhiên, cách phân loại này khá khó hiểu nên thông thường, người ta chia tính từ thành các loại sau:
– Tính từ chỉ đặc điểm
Đây là loại tính từ dùng để mô tả nét đặc trưng riêng của sự vật, hiện tượng nào đó. Đặc điểm là nét riêng biệt vốn có của một một sự vật chẳng hạn người, con vật, đồ vật, cây cối,…. Bằng cách mô tả này người nghe có thể hình dung được sự khác biệt về hình dáng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác. Đó là các đặc điểm:
+ Đặc điểm bên ngoài: Nét riêng biệt của một sự vật, hiện tượng được nhận biết thông qua các giác quan (thị giác, xúc giác, vị giác,…) về màu sắc, hình dáng, âm thanh.
Ví dụ: cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ, tím, vàng,…
+ Đặc điểm bên trong (hay còn gọi là tính từ chỉ tính chất): Là những nét riêng biệt về đặc điểm mà bên cạnh việc quan sát, chúng ta cần suy luận, khái quát,… thì mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật…
Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư,…
– Tính từ chỉ trạng thái
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Vì vậy, tính từ chỉ trạng thái là tính từ nêu rõ nhất về tất cả các trạng thái của con người, sự vật, hiện tượng.
Một số tính từ ta thường gặp như: vui, buồn, đau, ốm, yên tĩnh, ồn ào… Đặc biệt, trong bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh đã sử dụng rất linh hoạt những tính từ thuộc loại này:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”.
– Tính từ chỉ mức độ trong tiếng Việt
Là các từ ngữ mà chúng ta thể hiện mức độ diễn ra của một hành động, sự việc nào đó trong câu. Một số tính từ chỉ mức độ ta thường gặp như: nhanh, chậm, xa, gần, lề mề…
Bên cạnh 2 cách phân loại trên, vẫn còn một cách phân loại nữa có thể được nhắc đến, đó là chia tính từ thành: (1) Tính từ tự thân và (2) tính từ không tự thân.
– Tính từ tự thân
Đây là những từ ngữ biểu thị được màu sắc, quy mô hay phẩm chất, hình dáng hoặc âm thanh, mức độ….
Ví dụ:
Tính từ chỉ mùi vị như: ngọt, bùi, cay, đắng, thơm, thối, mặn, nhạt, chua, tanh, nồng, chát…
Tính từ chỉ màu sắc như: đỏ, vàng, cam, lục, chàm, tím, nâu, đen, trắng, xanh lơ, xanh, xanh xanh, xanh thắm, xanh lam, xanh ngắt, đỏ hoa, đỏ thẫm, nâu đen…
Tính từ chỉ âm thanh: lao xao, lác đác, ồn ào, trầm bổng, thánh thót, trong trẻo…
Tính từ chỉ kích thước: mỏng, dày, dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp…
Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, vắng vẻ, đông đúc, quạnh hiu, sầm uất…
Tính từ chỉ hình dáng: tròn, méo, vuông, cong, thẳng, …
Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, kiên cường, nhút nhát, hèn mọn, nhỏ mọn, hòa đồng, thân thiện…
– Tính từ không tự thân
Tính từ không tự thân là những từ không phải tính từ mà là từ thuộc từ loại khác như danh từ, động từ được chuyển loại và sử dụng như tính từ. Những tính từ không tự thân sẽ được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc các nhóm từ loại khác nên ý nghĩa của tính từ này sẽ chỉ được xác định khi đặt chúng vào mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ hoặc là trong câu. Nếu chúng được tách ra khỏi mối quan hệ đó thì chúng sẽ không được coi là tính từ mà sẽ thuộc từ loại khác.
Ví dụ: Tác phẩm ấy mang một hồn thơ rất Xuân Diệu (nhằm chỉ đến phong cách, cá tính và ngôn ngữ đặc trưng của tác giả). Như vậy, khi cả danh từ và động từ được sử dụng như tính từ thì ý nghĩa của nó sẽ mang nghĩa khái quát hơn so với nghĩa chúng thường được sử dụng.
Chức năng của tính từ
Trong giao tiếp hay văn học, tính từ vẫn luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Theo đó, tính từ thường được kết hợp với động từ và danh từ để bổ sung ý nghĩa về tính chất, đặc điểm và mức độ. Đồng thời, việc sử dụng tính từ khiến cho người nghe, người đọc hiểu rõ về sự vật, sự việc được nói đến và giúp cho cách diễn đạt trở nên linh hoạt hơn.Tính từ trong câu có các chức năng sau:
– Tính từ đóng vai trò là vị ngữ trong câu bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: “Chiếc váy này rất đẹp” tính từ đẹp bổ sung ý nghĩa cho danh từ chiếc váy.
Vị trí của tính từ trong câu
Thông thường, chúng ta có thể thấy trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ và động từ. Khi được sử dụng để làm chủ ngữ, tính từ đứng ở đầu câu. Trong trường hợp này, sau tính từ là vị ngữ.
Ví dụ:
– Đi rất nhanh. Trong đó, tính từ bổ sung ý nghĩa cho việc đi bộ
– Hoa tươi. Trong đó, tính từ “tươi” bổ sung ý nghĩa cho việc đi bộ
Không giống với động từ, tính từ sẽ không thể kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh (hãy, đừng,…) mà nó chỉ có thể kết hợp với các phó từ còn lại như: không, sẽ, đã, đang, chưa, chẳng, còn…
Ví dụ: đã từng xinh đẹp, không xấu, vẫn ồn ào.
Khả năng kết hợp của tính từ
Bạn có thể kết hợp tính từ với danh từ và động từ để thêm ý nghĩa đặc điểm, chất lượng và mức độ cho cả danh từ và động từ.
Ví dụ:
Đi rất nhanh
(động từ) (tính từ bổ sung ý nghĩa cho việc đi bộ)
Hoa tươi
(danh từ)(tính từ-bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoa)
Không giống với động từ, tính từ sẽ không thể kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh (hãy, đừng,…) mà nó chỉ có thể kết hợp với các phó từ còn lại như: không, sẽ, đã, đang, chưa, chẳng, còn…
VD: đã từng xinh đẹp, không xấu, vẫn ồn ào
Cụm tính từ là gì?
Khái niệm
Cụm tính từ chính là cụm từ mà có tính từ là trung tâm, cùng kết hợp với các phụ trước và phụ sau để tạo thành cụm tính từ.
Chức năng
Cũng giống như tính từ thì cụm tính từ sẽ có chức năng chính là vị ngữ, nhưng cũng có thể dùng để làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.
Cấu tạo của cụm tính từ
Phụ trước | Trung tâm | Phụ sau |
Từ chỉ quan hệ thời gian ( sẽ, đã, đang,…)Từ chỉ sự tiếp diễn (còn, vẫn, cứ,..)
Từ chỉ mức độ của các đặc điểm và tính chất (rất,lắm,hay…) Từ để khẳng định, phủ định (không, chưa, chẳng,…) |
Tính từ | Từ biểu thị cho vị tríTừ chỉ so sánh
Từ chỉ mức độ, phạm vi hoặc các nguyên nhân của đặc điểm và tính chất.
|
Tuy nhiên, một cụm tính từ không nhất thiết phải có cấu tạo đầy đủ, chúng có thể có phụ trước hoặc chỉ có phụ sau.
Ví dụ: Màu hồng nhạt. Hồng là tính từ chỉ màu sắc, nhạt là tính từ chỉ phẩm chất. Ở đây, “nhạt” vừa là tính từ vừa đóng vai trò bố túc từ cho “hồng”. Nếu chỉ màu hồng không thì chưa đủ để diễn tả cái thực chất của nó nên người ta mượn thêm tình từ nhạt.
– Bầu trời mùa thu trong xanh vời vợi
– Cô người mẫu mặc bộ váy xẻ tà đầy quyến rũ
Bài tập luyện tập về tính từ
Bài 1: Hãy sắp xếp các tính từ sau vào ô thích hợp: lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, trong suốt, chót vót, tí xíu, xanh biếc, đen kịt, cao lớn, mênh mông, chắc chắn, tròn xoe, kiên cường, thật thà.
Tính từ chỉ màu sắc |
Tính từ chỉ hình dáng |
Tính từ chỉ tính chất phẩm chất |
Bài 2: Dựa vào từ chỉ đồ vật, các em học sinh hãy thêm các tính từ thích hợp vào 2 cột
Từ chỉ sự vật |
Tính từ chỉ màu sắc của sự vật | Tính từ chỉ hình dáng của sự vật |
Cái nón | ||
Cái thước kẻ |
Bài 3: Hãy tìm những tính từchỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn và gạch chân các tính từ đó:
“Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc”.
Bài 4: Đánh dấu x vào chỗ ô thích hợp chỉ ra cách thể hiện mức độ tính chất đặc điểm của mỗi tính từ ở cột trái. Sau đó hãy lựa chọn 1 từ bất kỳ để đặt câu
Tính từ |
Thêm tiếng để tạo ra các TG hoặc TL | Thêm các từ chỉ mức độ (rất, lắm vào trước hoặc sau) | Dùng cách so sánh |
hơi nhanh |
x |
||
vội quá | |||
đỏ cờ | |||
tím biếc | |||
mềm vặt | |||
xanh lá cây | |||
chầm chậm | |||
khá xinh |
|||
thẳng tắp |
Bài 5: Hãy tìm các tính từ trong đoạn thơ sau:
“Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi”
Bài 6:
a. Hãy tìm tính từ (nếu có) trong đoạn trích sau:
“Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.”
b. Hãy đặt 1 câu có thành phần chủ ngữ là một tính từ
Bài 7:
Tìm 2 tính từ gần nghĩa, cùng nghĩa và 2 tính từ trái nghĩa với từ “chăm chỉ”. Sau đó, đặt câu với tính từ đã tìm được
Tìm 2 tính từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 tính từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”.
Bài 8: Hãy tìm các tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày”.
Bài 9:
“Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Theo các em học sinh, hình ảnh nào là đặc sắc và góp phần tạo nên sự nổi bật của đoạn thơ trên.
Trên đây là nội dung bài học Tính từ là gì? Phân loại và chức năng của tính từ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- 1 hải lý bằng bao nhiêu km? Một số quy đổi hải lý thường dùng
- 63 trò chơi dân gian ngày Tết hay nhất dành cho Thiếu nhi
- Abigail Western là ai? Câu chuyện về Abigail Western
- Ai là người sáng tạo ra tiếng Việt? Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?
- Ai là người thiết kế Djoser? Những điều chưa biết về kim tự tháp Djoser
- Ailurophile là gì? Tại sao chúng ta lại trở thành Ailurophile?
- Âm đệm là gì? Các âm đệm gồm những âm nào?
- Áp thấp nhiệt đới là gì? Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới