Học TậpLớp 7Toán 7 Kết nối tri thức

Toán 7 Bài 10 Kết nối tri thức: Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Toán 7 Bài 10:Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song

Bạn đang xem: Toán 7 Bài 10 Kết nối tri thức: Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song

Giải Toán 7 trang 51 Tập 1

Mở đầu

Mở đầu trang 51 Toán 7 Tập 1: Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, chúng ta đã biết cách vẽ một đường thẳng b đi qua điểm M và song song với a. Vậy có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng b như vậy?

Trong Bài 10, ta đã dùng cách đo đạc để kiểm nghiệm tính chất sau là đúng (ảnh 1)

 

Lời giải:

Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Theo Tiên đề Euclid ta có:

Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, chúng ta chỉ vẽ được một đường thẳng b đi qua điểm M và song song với đường thẳng a.

Trong Bài 10, ta đã dùng cách đo đạc để kiểm nghiệm tính chất sau là đúng (ảnh 1)

1. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song

HĐ 1 trang 51 Toán 7 Tập 1Cho trước đường thẳng a và một điểm M không nằm trên đường thẳng a (H.3.31).

• Dùng bút chì vẽ đường thẳng b đi qua M và song song với đường thẳng a.

• Dùng bút màu vẽ đường thẳng c đi qua M và song song với đường thẳng a.

Em có nhận xét gì về vị trí của hai đường thẳng b và c?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

• Dùng bút chì vẽ đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng a ta được đường thẳng b.

• Dùng bút màu xanh vẽ đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng a ta được đường thẳng c.

Tài liệu THCS Bình Chánh

– Quan sát hình vừa vẽ được ta thấy hai đường thẳng b và c là hai đường thẳng trùng nhau. 

Giải Toán 7 trang 52 Tập 1

Luyện tập 1 trang 52 Toán 7 Tập 1: Phát biểu nào sau đây diễn đạt đúng nội dung của Tiên đề Euclid?

(1) Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M và song song với a là duy nhất.

(2) Có duy nhất một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

(3) Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có ít nhất một đường thẳng song song với a.

Lời giải:

Phát biểu (1) diễn đạt đúng nội dung của Tiên đề Euclid.

Phát biểu (2) diễn đạt chưa đúng nội dung của Tiên đề Euclid do thiếu điều kiện đường thẳng này đi qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng cho trước.

Phát biểu (3) diễn đạt chưa đúng nội dung của Tiên đề Euclid do sai ở cụm từ “ít nhất”, theo Tiên đề Euclid thì qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

2. Tính chất của hai đường thẳng song song

HĐ 2 trang 52 Toán 7 Tập 1: Vẽ hai đường thẳng song song a, b. Kẻ đường thẳng c cắt đường thẳng a tại A và cắt đường thẳng b tại B. Trên Hình 3.34:

a) Em hãy đo một cặp góc so le trong rồi rút ra nhận xét;

b) Em hãy đo một cặp góc đồng vị rồi rút ra nhận xét.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Gọi tia Aa’ là tia đối của tia Aa, tia Bb’ là tia đối của tia Bb.

Sử dụng thước đo độ ta đo được:

a) Hai góc so le trong là: aAB^=53°;bBA^=53°.

Suy ra aAB^=bBA^=53°.

Nhận xét: Hai góc so le trong tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song có số đo bằng nhau.

b) Hai góc đồng vị là: aAB^=53°;bBc^=53°.

Suy ra aAB^=bBc^=53°.

Nhận xét: Hai góc đồng vị tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song có số đo bằng nhau.

Giải Toán 7 trang 53 Tập 1

Luyện tập 2 trang 53 Toán 7 Tập 1:

1. Cho Hình 3.36, biết MN // BC,ABC^=60°,MNC^=150°.

Hãy tính số đo các góc BMN và ACB.

Tài liệu THCS Bình Chánh

2. Cho Hình 3.37, biết rằng xx’ // yy’ và zzxx. Tính số đo góc ABy và cho biết zz’ có vuông góc với yy’ không.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải: 

1.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Trên Hình 3.36 ta có: MNC^=150°,ABC^=60°. 

+) Góc ANM và góc MNC là hai góc kề bù nên ANM^+MNC^=180° (tính chất hai góc kề bù).

Suy ra ANM^=180°MNC^

ANM^=180°150°

ANM^=30°

+) Từ MN // BC suy ra AMN^=ABC^ (hai góc đồng vị) và ANM^=ACB^ (hai góc đồng vị).

Mà ABC^=60° và ANM^=30°.

Do đó AMN^=60°;ACB^=30°. 

+) Ta lại có góc AMN và góc BMN là hai góc kề bù nên AMN^+BMN^=180° (tính chất hai góc kề bù)

Suy ra BMN^=180°AMN^

BMN^=180°60°

BMN^=120°

Vậy ACB^=30°;BMN^=120°.

2.

Tài liệu THCS Bình Chánh

+) Vì zzxx tại A nên xAB^=90°. 

Từ xx’ // yy’ ta có xAB^=ABy^ (hai góc so le trong).

Mà xAB^=90° suy ra ABy^=90°.

+) Do ABy^=90° suy ra zzyy.  

Bài tập

Bài 3.17 trang 53 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.39, biết rằng mn // pq. Tính số đo các góc mHK, vHn.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải: 

Trên Hình 3.39 quan sát thấy vKq^=70°.

Từ mn // pq ta có mHK^=vKq^ (hai góc so le trong) và vHn^=vKq^ (hai góc đồng vị).

Mà vKq^=70°.

Suy ra mHK^=70° và vHn^=70°.

Vậy mHK^=70° và vHn^=70°. 

Bài 3.18 trang 53 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.40.

a) Giải thích tại sao Am // By.

b) Tính CDm^.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải: 

a) Trên Hình 3.40 ta thấy xBA^=70°;BAm^=70°. 

Góc nBy và góc xBA là hai góc đối đỉnh nên nBy^=xBA^ (tính chất hai góc đối đỉnh).

Mà xBA^=70° do đó nBy^=70°.

Suy ra nBy^=BAm^=70°.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên Am // By (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

Vậy Am // By.

b) Trên Hình 3.40 ta thấy tCy^=120°. 

Theo câu a ta có Am // By suy ra Dm // Cy.

Từ Dm // Cy suy ra CDm^=tCy^ (hai góc đồng vị).

Mà tCy^=120° do đó CDm^=120°. 

Vậy CDm^=120°. 

Giải Toán 7 trang 54 Tập 1

Bài 3.19 trang 54 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.41.

a) Giải thích tại sao xx’ // yy’.

b) Tính số đo góc MNB.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải: 

a) Trên Hình 3.41 ta thấy tAx^=65°;ABy^=65°. 

Do đó tAx^=ABy^=65°.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên xx’ // yy’ (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

Vậy xx’ // yy’.

b) Trên Hình 3.41 ta thấy xMN^=70°. 

Theo câu a ta có xx’ // yy’ suy ra xMN^=MNB^ (hai góc so le trong).

Mà xMN^=70°.

Do đó MNB^=70°.

Vây MNB^=70°. 

Bài 3.20 trang 54 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.42, biết rằng Ax // Dy, A^=90°,BCy^=50°. Tính số đo các góc ADC và ABC.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải: 

+) Vì A^=90° nên ADAx tại A.

Mà Ax // Dy.

Suy ra ADDy (một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia).

Do đó ADC^=90°. 

+) Từ Ax // Dy suy ra ABC^=BCy^ (hai góc so le trong).

Mà BCy^=50°.

Suy ra ABC^=50°.

Vậy ADC^=90° và ABC^=50°. 

Bài 3.21 trang 54 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.43. Giải thích tại sao:

a) Ax’ // By;

b) ByHK.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải: 

a) Trên Hình 3.43 ta thấy xAB^=45°,ABy^=45°. 

Do đó xAB^=ABy^=45°.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong.

Suy ra Ax’ // By (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

Do đó Ax’ // By.

b) Trên Hình 3.43 ta thấy AxHK, mà Ax’ // By (theo câu a).

Do đó ByHK. 

Bài 3.22 trang 54 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC. Vẽ đường thẳng a đi qua A và song song với BC. Vẽ đường thẳng b đi qua B và song song với AC. Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng a, bao nhiêu đường thẳng b? Vì sao?

Lời giải: 

Tài liệu THCS Bình Chánh

Theo Tiên đề Euclid ta có:

+) Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng BC, chỉ có một đường thẳng a song song với đường thằng BC.

+) Qua điểm B nằm ngoài đường thẳng AC, chỉ có một đường thẳng b song song với đường thẳng AC.

Vậy chỉ vẽ được một đường thẳng a và một đường thẳng b thoả mãn yêu cầu đề bài.

Bài 3.23 trang 54 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.44. Giải thích tại sao:

a) MN // EF;

b) HK // EF;

c) HK // MN.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải: 

a) Trên Hình 3.44 ta thấy MNE^=30°,NEF^=30°. 

Do đó MNE^=NEF^=30°. 

Mà hai góc này ở vị trí so le trong.

Suy ra MN // EF (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

Vậy MN // EF.

b) Trên Hình 3.44 ta thấy DKH^=60°,DFE^=60°. 

Do đó DKH^=DFE^=60°.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị.

Suy ra HK // EF (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

Vậy HK // EF.

c) Từ MN // EF (theo câu a) và HK // EF (theo câu b) suy ra HK // MN (hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau). 

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Định lí và chứng minh định lí

Luyện tập chung trang 58

Bài tập cuối chương 3 trang 59

Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

Xem thêm tài liệu Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10. Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Giải Toán 7 Kết nối tri thức

5/5 - (4 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button