Học TậpLớp 5Toán lớp 5

Toán lớp 5 trang 143 Thời gian

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Toán lớp 5 trang 143 Thời gian

Bạn đang xem: Toán lớp 5 trang 143 Thời gian

Toán lớp 5 trang 143 Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:

s (km)

35

10,35

108,5

81

v (km/giờ)

14

4,6

62

36

t (giờ)

       

Lời giải

s (km)

35

10,35

108,5

81

v (km/giờ)

14

4,6

62

36

t (giờ)

2,5

2,25

1,75

2,25

Toán lớp 5 trang 143 Bài 2: a) Trên quãng đường 23,1 km, một người đi xe đạp với vận tốc 13,2 km/giờ. Tính thời gian đi của người đó.

b) Trên quãng đường 2,5km, một người chạy với vận tốc 10km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó.

Lời giải

a) Thời gian người đó đi là:

23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)

Đổi: 1,75 giờ = 1 giờ 45 phút

b) Thời gian chạy của người đó là:

2,5 : 10 = 0,25 (giờ)

Đổi: 0,25 giờ = 15 phút

Đáp số: a) 1 giờ 45 phút; b) 15 phút

Toán lớp 5 trang 143 Bài 3: Một máy bay bay với vận tốc 860 km/giờ được quãng đường 2150km. Hỏi máy bay đến nơi lúc mấy giờ, nếu nó khởi hành lúc 8 giờ 45 phút?

Lời giải

Thời gian máy bay bay là:

2150 : 860 = 2,5 (giờ)

Đổi: 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút

Máy bay đến nơi lúc:

8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút

Đáp số: 11 giờ 15 phút

Bài giảng Toán lớp 5 trang 143 Thời gian 

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:

Toán lớp 5 trang 143 Luyện tập

Toán lớp 5 trang 144 Luyện tập chung phần 1

Toán lớp 5 trang 144, 145 Luyện tập chung phần 2

Toán lớp 5 trang 145, 146 Luyện tập chung

Toán lớp 5 trang 130, 131 Bảng đơn vị đo thời gian

———————————————————————————-

Bài tập Thời gian 

Giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 66, 67 Thời gian

Giải Sách bài tập Toán lớp 5 Thời gian

Tính thời gian của một chuyển động đều lớp 5 và cách giải

Bài tập Luyện tập về chuyển động đều

—————————————————————————–

Lý thuyết Thời gian lớp 5

Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường 84km với vận tốc 42 km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.

Bài giải

Thời gian ô tô đi là:

84 : 42 = 2 (giờ)

Đáp số: 2 giờ

Nhận xét: Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô.

1. Cách tính thời gian

Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:

t = s : v

Chú ý:

– Đơn vị của thời gian sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và vận tốc, ví dụ quãng đường có đơn vị là km, vận tốc có đơn vị đo là km/giờ thì thời gian có đơn vị là giờ; …

– Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.

Ví dụ quãng đường có đơn vị làm, vận tốc có đơn vị là km/giờ, muốn tìm thời gian có đơn vị là giờ thì ta phải đổi quãng đường ra đơn vị làkm rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian; hoặc phải đổi vận tốc từ ra đơn vị km/giờ ra đơn vị là m/giây, hay m/phút, … từ đó áp dụng quy tắc sẽ tính được thời gian tương ứng có đơn vị giây hoặc phút .

– Một số công thức cần nhớ:

+) Thời gian đi = thời gian đến  – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).

Ví dụ 1: Một ca nô đi với vận tốc38 km/giờ trên quãng đường sông dài114km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.

Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

Bài giải

Thời gian đi của ca nô là:

114 : 38 = 3 (giờ)

Đáp số: 3 giờ

Ví dụ 2: Trên quãng đường dài 2 km, một người chạy với vận tốc 8 m/giây. Hỏi người đó chạy quãng đường đó hết bao nhiêu giây?

Phương pháp:

Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.

Theo đề bài quãng đường có đơn vịkm,vận tốc có đơn vị m/giây, muốn thời gian có đơn vị là giây thì quãng đường phải có đơn vị làm. Ta đổi quãng đường ra đơn vị làm rồi tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Bài giải

Đổi 2km = 2000m.

Thời gian chạy của người đó là:

2000 : 8 = 250 (giây)

Đáp số: 250 giây

2. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tìm thời gian khi biết quãng đường và vận tốc

Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian.

Dạng 2: Tìm thời gian xuất phát hoặc thời gian đến khi biết quãng đường, vận tốc, thời gian thời gian nghỉ (nếu có)

Phương pháp:

– Tìm thời gian đi ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

– Tìm thời gian đến hoặc thời gian xuất phát theo công thức:

+) Thời gian đến = Thời gian khởi hành + Thời gian đi + Thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian khởi hành = Thời gian đến – Thời gian đi – Thời gian nghỉ (nếu có).

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Toán lớp 5

5/5 - (3 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button