Tổng hợp

Trạng Quỳnh là ai? Tiểu sử chi tiết về Trạng Quỳnh

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Trạng Quỳnh là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Trạng Quỳnh là ai?

Trạng Quỳnh là một nhân vật hư cấu trong truyện văn học Việt Nam ở thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh. Những ghi chép sổ sách để lại về nhân vật Trạng Quỳnh được cho là có nhiều chi tiết giống với nhân vật Nguyễn Quỳnh (1677 – 1748) ở cùng giai đoạn lịch sử này.

Chi tiết tiểu sử về Trạng Quỳnh:

Bạn đang xem: Trạng Quỳnh là ai? Tiểu sử chi tiết về Trạng Quỳnh

  • Tên thật: Nguyễn Quỳnh
  • Tên gọi khác: Cống Quỳnh
  • Năm sinh – Năm mất: 1677 – 1748
  • Quê quán: Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa
  • Hiện nay còn đền thờ ông. Năm 1992 đền thờ Trạng Quỳnh còn được công nhận là di tích lịch sử văn háo cấp quốc gia.
  • Biệt hiệu: Cống Quỳnh vì ông từng thi đỗ Hương Cống
  • Cha sinh: Nguyễn Bổng
  • Mẹ đẻ: Nguyễn Thị Hương

Ông có tên là Thưởng, Hiệu của ông là Ôn Như, thụy Điệp Hiên. Quê tại Bột Thượng, Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Còn hiện tại thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, Tỉnh Thanh Hóa.

Nơi ghi dấu ấn nhân vật dân gian Trạng Quỳnh
Nơi ghi dấu ấn nhân vật dân gian Trạng Quỳnh

Vợ của Trạng Quỳnh tên gì?

Vợ trang quỳnh đồng thời là mẹ nuôi của quỷnh và mắm. Sau khoảng thời gian Trạng Quỳnh qua đời, bà đã về kinh đô phú Xuân cùng quỳnh và mở một tiệm nem để sinh sống. Theo như mô tả, bà rất hiền lành và thương người. Đặc biệt rất nghiêm khắc trong việc dạy con.

Một số giai thoại điển hình về Trạng Quỳnh

Dưới đây là một số giai thoại điển hình, được biết đến nhiều như các điển tích dân gian. Nội dung có thể có những dị biệt tuỳ theo phiên bản.

Thừa giấy vẽ voi

Trong kỳ thi Hương cống, Quỳnh làm bài rất nhanh, xong sớm trước nhiều thí sinh khác. Lẽ ra phải nộp quyển, nhưng vì Quỳnh chẳng thiết chuyện đỗ đạt, nên táy máy dở bài ra xem lại. Thấy còn một đoạn giấy trắng bên dưới, Quỳnh liền chấm bút vẽ một bầy voi, rồi tiện tay đề luôn bên cạnh mấy câu thơ ngẫu hứng:

Văn chương phú lục đã xong rồi
Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi?
Tớ có một điều xin bảo thật
Thằng nào cười tớ, nó ăn bòi.

Lúc ấy, có viên quan giám thị liếc thấy bài thơ tứ tuyệt ngạo mạn của Quỳnh, liền chạy đi báo với quan giám khảo. Quan sơ khảo và quan phúc khảo rón rén đến dòm thử thì quả đúng như vậy. Quỳnh biết, nhưng tảng lờ , lại đưa bút viết tiếp hai câu thơ nữa:

Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúc
Chú sơ, chú phúc, rúc mà coi.

Đám quan viên lúc này cảm thấy sượng sùng nên bấm nhau rút lẹ, đứng lâu ở đó e không khéo lại bị Quỳnh chơi khăm, mất mặt nữa.

Thừa giấy vẽ voi
Thừa giấy vẽ voi

Đối đáp sứ Tàu

Triều đình chuẩn bị đón sứ Tàu sang nước ta. Chúa nghe nói viên chánh sứ là kẻ hống hách, hợm hĩnh, bèn giao cho Quỳnh giữ việc nghênh tiếp. Quỳnh phụng mạng, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.

Sứ Tàu đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng có một cô gái xinh xắn ngồi bán, liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng quơ:

Nam bang nhất thốn thổ, bất tri nhân canh

(“Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày”, ý cho rằng đàn bà nước Nam lẳng lơ)

Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi, đọc:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất

(“Đại trương phu Bắc quốc đều từ chỗ đó chui ra”, hàm ý sứ Tàu oai nghi đến mấy đều luỵ chỗ đàn bà đẻ)

Nghe xong câu ấy, cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm.

Lúc sứ Tàu qua đò, một tên trong sứ bộ chột bụng, vãi ra một tiếng “bủm”. Hắn bèn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:

Lôi động Nam bang
(Sấm động nước Nam)

Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng dậy vạch quần đái vòng xuống sông, đọc ngay vế đáp:

Vũ quá Bắc hải
(Mưa qua bể Bắc)

Sứ Tàu thẹn quá, xộc lại định đánh Quỳnh. Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:

Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ

(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế)

Cả bọn sứ bộ sửng sốt nhìn nhau, không thốt nên lời vì câu đối đáp quá chỉnh của anh lái đò, bèn ngậm miệng chờ đến nơi.

Món ăn mầm đá

Có một dạo, Chúa mắc bệnh ăn không ngon, dù là sơn hào hải vị, trân quý ê hề. Một hôm, Quỳnh vào hầu, Chúa hỏi:

– Độ rày ta ăn uống không thấy ngon, dù của ngon vật lạ cũng thấy dửng dưng. Trạng có biết món nào ngon không?

Trạng Quỳnh là ai? Chi tiết tiểu sử về Trạng Quỳnh
Trạng Quỳnh là ai? Chi tiết tiểu sử về Trạng Quỳnh

Quỳnh nghe xong bèn tâu:

– Khải Chúa, xin hỏi Chúa đã từng dùng món mầm đá chưa?

– Mầm đá? Chà, món đó thì chưa cả nghe đến. Chắc hẳn là ngon lắm?

– Khải Chúa, quả thật có vậy!

Chúa nghe lòng hớn hở, bèn cho Quỳnh về nhà chuẩn bị, để buổi chiều Chúa sẽ sang ngự dụng.

Mới đầu xế chiều, Chúa đã ngự đến nhà Quỳnh thật. Quỳnh sai người nhà bắc bếp râm ran chế biến, dao thớt lộc cộ, phi đảo gia vị bay mùi thơm lừng; còn mình thì châm trà ngồi hầu chuyện với Chúa. Đến gần tối, Chúa thấy đói meo, bụng chỉ toàn nước trà khan, chốc chốc lại hỏi thăm, nhưng Quỳnh vẫn tấu Chúa gắng chờ thêm, lại giục người nhà lăng xăng dao thớt.

Gần đến khuya, Chúa đói đến rã ruột, bèn nói Quỳnh dâng món gì dùng tạm. Quỳnh khi đó sai người nhà bưng lên một mâm cơm trắng, đích thân xới cơm cho Chúa ngự. Mỗi chén cơm, Quỳnh lại kính cẩn xúc vào chén một ít món gì đấy từ một cái lọ be bé, trên thân dán 2 chữ “Đại Phong”. Chúa thấy chén cơm trắng có món ấy thơm lừng, ăn một hơi mấy chén thật ngon miệng. Khi qua cơn đói, Chúa mới hỏi Quỳnh.

– Này Trạng, Đại Phong là món ngon gì mà ta chưa từng dùng?

– Khải Chúa, đó chỉ là món ăn thường ngày dân dã của nhà thần thôi ạ!

– Nhưng đó là món gì?

– Khải Chúa, “Đại Phong” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, mà tượng lo tức là… Lọ tương ạ!

Chúa khi ấy mới biết là mình bị Quỳnh lỡm. Do dùng sơn hào hải vị lâu ngày nên khẩu vị bị nhờn, Quỳnh dùng mẹo để Chúa đói bụng rã ruột mới cho Chúa ăn, nên món gì cũng thấy ngon.

Trạng chết Chúa cũng băng hà

Sau nhiều lần bị Quỳnh bỡn cợt, Chúa có bụng ghét Quỳnh, bèn cho đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết. Quỳnh biết lần này có hoạ sát thân, nên trước khi đi có dặn vợ con rằng:

– Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ Chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.

Trạng chết Chúa cũng băng hà
Trạng chết Chúa cũng băng hà

Dặn xong, bèn vào cung hầu yến Chúa. Lúc dùng yến, Chúa hỏi:

– Bao giờ Quỳnh chết?

Quỳnh thưa:

– Bao giờ Chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết?

Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khác lạ, bèn cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con theo lời dặn mà làm. Chúa sai người dò xét, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà đi lại vui vẻ như thường. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì. Chúa ăn thử, được một chốc thì lăn ra chết.

Nhà Quỳnh nghe thấy trong phủ Chúa phát tang thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được Chúa chết theo. Người đời sau có thơ rằng:

Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Trạng Quỳnh là ai? Mọi thông tin trong bài viết Trạng Quỳnh là ai? Tiểu sử chi tiết về Trạng Quỳnh đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (5 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button