Triệu Quang Đạt là ai? Dân chơi cây bất ngờ với tuyệt tác kiểng của Triệu Quang Đạt
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Triệu Quang Đạt là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Triệu Quang Đạt là ai?
Anh Triệu Quang Đạt ở làng Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội sở hữu cây sanh “Khổng tước hạ sơn” có niên đại trên 100 năm tuổi, từng được nhiều người trả giá cao, thậm chí được định giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỷ) nhưng vẫn quyết định không bán và xem nó như báu vật.
Anh Đạt chia sẻ, tác phẩm “Khổng tước hạ sơn” được anh mua lại từ một cao niên trong làng là cụ Cao Duy Bính. Ngay từ khi thanh niên trai tráng, cụ Bính đã mua lại và nuôi dưỡng, chăm sóc, uốn nắn cho cây.
Bạn đang xem: Triệu Quang Đạt là ai? Dân chơi cây bất ngờ với tuyệt tác kiểng của Triệu Quang Đạt
Cây sanh được đặt tên “Khổng tước hạ sơn” trên 100 năm tuổi.
Nhìn từ xa cây sanh nghệ thuật này không quá to lớn nhưng lại mang rõ dấu ấn của thời gian, với thân cây xù xì. Nhiều nghệ nhân chơi cây cảnh cho biết, giá trị đầu tiên của một tác phẩm cây cảnh chính là thâm niên của cây.
Anh Triệu Quang Đạt (Tân Triều, Hà Nội) chủ nhân tác phẩm sanh nghệ thuật cho hay: “Sau khi mua lại từ năm 2017, đến nay tôi chăm sóc, hoàn thiện để cây đẹp hơn. Nhìn qua mọi người dễ dàng hình dung cây nhìn như con khổng tước (chim công) đứng trên đỉnh núi. Đặc biệt cây mang vóc đầm lùn, tuổi cao trăm năm, dáng tự nhiên. Nhiều người định giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỷ đồng) nhưng tôi không có nhu cầu bán”
Trước vẻ đẹp “hiếm có khó tìm” của cây sanh cổ nhiều người vượt hàng trăm km để tới tham quan vườn cây của anh Đạt. Trong khu vườn của mình tại xã Tân Triều, anh Đạt còn trưng bày nhiều cây cổ thụ lâu năm, có giá trị cao.
Tác phẩm “Khổng tước hạ sơn” có tuổi đời hơn 100 năm là một trong những tác phẩm siêu hiếm.
Cây sanh cảnh, tên khoa học là Ficus Indica L. là một loài cây thân gỗ, thường được trồng làm cảnh. Cây được trồng nhiều ở các nước châu Á, Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Trung Quốc,…
Thông thường cây sanh cảnh có chiều cao 15 – 20m, thân cây phân thành nhiều cành. Lá cây sanh rất dày và nhiều, tạo thành những tán lá rậm rạp, xum xuê và cho bóng mát. Rễ cây sanh nằm dưới đất và được hình thành từ các cành lớn hoặc thân.
Trong giới cây cảnh nhiều người dùng cây sanh cảnh bonsai để tạo một không gian xanh gần gũi cho không gian nhà của mình, vừa trang trí mà lại mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Dân chơi cây bất ngờ với tuyệt tác kiểng của Triệu Quang Đạt
Dù mới được đưa ra trưng bày tại triển lãm ở Thủ đô, song cây sanh kiểng “long cuốn thủy” của anh Triệu Quang Đạt ở Hà Nội đã khiến nhiều dân chơi cây tỏ ra bất ngờ, bởi dáng thế của cây kiểng này không chỉ độc đáo mà bộ rễ của cây cũng được tạo hình rất đẹp mắt.
Anh Đạt cho biết, thế cây sanh này của anh giống như hình ảnh của một rồng hút nước, gốc cây to, uốn cong lại làm đầu cúi xuống lấy nước, thêm mắt, mũi miệng, trong nhỏ ngòai to. “Trong tâm linh, hình tượng rồng hút nước còn được gọi với tên khác là long cuốn thủy, để tượng trưng cho khả năng hút tài, hút lộc về cho gia chủ”, anh Đạt tiết lộ.
Theo anh Đạt, điểm đặc biệt ở cây sanh kiểng này là cây có thân uốn cong như rồng uốn khúc, các cành thân tứ diện làm chân và mây, không xòe ra dài lắm, nhưng vươn móng bám vào mây lấy thế mạnh để hút nước, cành hầu làm mây che lấy thân, ngọn có thể vươn lên xòe ra làm đuôi hoặc hồi đầu vừa cân đối, dáng đẹp, đứng vững vàng.
Nói về giá trị của cây kiểng trên, anh Đạt cho hay: Hiện, tại cây đã được chúng tôi đưa đi dự nhiều triển lãm ở khắp các tỉnh, thành với mục đích chủ yếu nhằm giao lưu, học hỏi và quảng bá vườn cây của gia đình.”Đến thời điểm nay, chúng tôi chưa muốn bán cây nhưng nếu có bán thì cây cảnh độc đáo này của tôi cũng phải có giá trên dưới 2 tỷ đồng”, anh Đạt chia sẻ.
Theo anh Đạt, cây kiểng của anh đã có tuổi đời lên đến trên 50 năm. “Trong thời gian vừa qua cũng có nhiều người xem cây của tôi và trả giá có ý muốn mua nhưng tôi chưa muốn bán mà muốn giữ lại để ngắm chơi”
Là người từng được thấy cây sanh “long cuốn thủy” của anh Đạt, ông Phạm Văn Tình, một dân chơi cây ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho rằng: “Dáng “long cuốn thủy” là một trong những dáng thế cây cảnh khá phố biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với cây sanh của anh Đạt tôi vẫn thích bỗ rễ, với các lớp rễ cây được nêm vào đá thả xuống như dòng thác rất đẹp mắt”.
Thế cây sanh của anh Đạt giống như hình ảnh của một con rồng đang hút nước, gốc cây to, uốn cong lại làm đầu cúi xuống lấy nước, thêm mắt, mũi miệng, trong nhỏ ngoài to.
Anh Đạt cho biết, điểm đặc biệt ở cây sanh kiểng quý của anh là cây có thân uốn cong như rồng uốn khúc, các cành thân tứ diện làm chân và mây, không xòe ra dài lắm, nhưng vươn móng bám vào mây lấy thế mạnh để hút nước…
Nét đẹp văn hóa trong thú chơi cây cảnh của người Việt
Cuộc sống con người luôn hòa đồng với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Trong không gian gia đình vùng quê đất Việt xưa đã có quy chuẩn bất thành văn: “Trước cau, sau chuối”. Thời hiện đại, con người càng cần đến cây xanh, gần đây có căn hộ ở thành phố Hồ Chí Minh và một khu đô thị mới ở Hưng Yên đã đạt được nhiều giải cao của thế giới và Châu lục về kiến trúc thân thiện với môi trường, bởi có tỷ lệ cây xanh vượt trội, được bài trí hài hòa, phục vụ thiết thực đời sống con người. Từ trong tâm thức người Việt, chơi cây cảnh như một lẽ tự nhiên, đã đưa thiên nhiên vào trong chậu để tạo tác, ngắm nhìn. Chơi cây cảnh làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, các cụ xưa thường nói: Yêu cây, yêu hoa, hóa ra yêu đời. Chơi cây cảnh đã trở thành một nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt.
Cây trồng trong chậu người Nhật gọi là “Bonsai” còn ở Việt Nam ta thường gọi là “Bồn cảnh”, “Chậu cảnh”. Xưa kia, thú chơi này chỉ ở những gia đình quyền quý, ngày nay, thú chơi cây cảnh đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt ở lớp người lớn tuổi. Để có được những chậu cây cảnh như ý, người ta có thể ươm trồng, cũng có thể khai thác từ thiên nhiên. Nhiều người yêu cây và nghệ nhân sinh vật cảnh (SVC) phải dành hàng chục năm hoặc suốt cuộc đời để hoàn chỉnh một thế cây với những nguyên tắc tạo hình tỉ mỉ, nghiêm ngặt, qua đó muốn biểu đạt triết lý sống ở đời. Mỗi người có cách cảm nhận và thổi hổn vào cây khác nhau, vì thế cũng tạo ra các bồn cảnh có dáng vẻ và biểu đạt ý tưởng khác nhau. Người lớn tuổi thích mô phạm, thích kiểu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo thì tạo những thế cây: Phúc Lộc Thọ, ngũ phúc, phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, long thăng, long giáng… Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành (nằm ngang), thế huyền (đổ xuống như thác đổ), thế bạt phong (gió thổi bạt về một phía nhưng cây vẫn hiên ngang đứng vững)… và nhiều biến thể khác.
Chơi cây cảnh người xưa thường chú ý đến 4 yếu tố chính: Nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Vì vậy ta thường thấy cây cảnh uốn lượn thành 3 tầng tán, 4 đoạn thân, 5 chùm nhánh, tượng trưng cho tam cương (Quân thần, phụ tử, phu phụ), ngũ thường (Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Chơi cây cảnh đạt đến độ hoàn thiện khi các nghệ nhân xưa chọn ra 10 loại cây, hoa cảnh (Thập toàn), tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bon sai. Đó là tử linh, tứ quý Và tam đa. Tứ linh gồm 4 loại cây: Đa, Sung, Xanh, Si, ứng với tử hình trong động vật: Long, Lân, Quy, Phượng. Đây là những cây thân gỗ lưu niên, trường thọ, chịu đựng nắng mưa mà bốn mùa Vẫn xanh tươi. Tứ quý gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, ứng với tứ bình, hợp với tứ thời (xuân Tùng, hạ Trúc, thu Cúc, đông Mai) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.
Tam đa gồm 3 loại cây: Sung, Lộc vừng, Vạn thọ, ứng với khát vọng đời người: Phúc – Lộc -Thọ. Chơi cây cảnh được nâng tầm lên mức nghệ thuật khi người xưa đặt ra các tiêu chí: Cổ kỳ mỹ.
Cổ: Tức là cổ thụ, thường là cây lâu năm đạt đến độ cổ lão, có hai trường hợp: Cổ lão nhân tạo và cổ lão tự nhiên. Người chơi thường thích cổ lão tự nhiên hơn.
Kỳ: là yêu cầu chung trong cây cảnh nghệ thuật. Có kỳ mới làm cho một cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự chân phương, lành và đơn điệu, mới tạo nên một “Kỳ mộc”. Đó là đường nét kỳ lạ, độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc làm nên vẻ đẹp kỳ thú.
Mỹ: Là vẻ đẹp tổng thể của cây cảnh nghệ thuật, chính là cái hình hài của cây. Hình phải bắt mắt, nhìn qua đã có cảm tình, gây được ấn tượng, tạo được cảm xúc mạnh cho người thưởng ngoạn. Hình phải tôn được cái cổ và kỳ của cây.
Cổ- kỳ -mỹ là ba tiêu chỉ cơ bản của một cây cảnh nghệ thuật. Một số nghệ nhân phía Bắc xưa còn đặt tiêu chí làm kim chỉ nam khi tạo tác bonsai, đó là “Da mốc, thân quái, rễ kiểng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan”; một số nghệ nhân, nhà nghiên cứu SVC còn đặt ra bốn tiêu chí cho cây cảnh nghệ thuật là: Cổ -kỳ- mỹ- văn. Ở mỗi vùng miền lại có quan niệm và chủng loại khác nhau, tạo lên phong trào chơi, tạo tác cây cảnh nghệ thuật đa dạng, phong phú.
Cây cảnh bonsai nghệ thuật cũng được chia thành ba loại: Cây cỡ đại, cây tầm trung (khoảng 2 đến 4 người khiêng), cây mini (một người bê), để phù hợp với không gian trưng bày khác nhau.
Mỗi khi ngắm những chậu cây cảnh, những chậu bonsai nghệ thuật, tâm hồn con người như hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm thêm những triêt lý sống ở đời mà các tác phẩm cây cảnh mang lại, giúp chúng ta thư thái để sống một cuộc sống vui, làm việc hiệu quả hơn.
Phong trào chơi cây kiểng, bon sai: Mang lại những giá trị tinh thần vô giá
Cuộc sống con người luôn hòa đồng với thiên nhiên, cây xanh. Thông qua việc chăm sóc cây kiểng, các nghệ nhân đã sáng tạo ra cảnh quan thiên nhiên đầy sinh động và hấp dẫn. Họ thầm lặng gửi gắm những tâm tư, ước vọng, niềm tin vào cái dáng của từng tán lá, đường lượn của thân, của cành một cách giản dị nhưng thật sâu sắc và đầy tính tư tưởng. Các bậc cao niên xưa đã có câu nói “Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ kiểng”, ngày nay, thú chơi cây kiểng, bon sai ngày càng phát triển tạo nên một sân chơi hữu ích vừa thỏa mãn niềm đam mê, vừa phát triển kinh tế từ thú chơi tao nhã này.
Từ trong tâm thức người Việt, tạo tác và chơi cây kiểng như một lẽ tự nhiên, đã đưa thiên nhiên vào trong chậu để tạo tác, ngắm nhìn. Chơi cây cảnh làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, trở thành một nếp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt.
*”Yêu cây, yêu hoa, hóa ra yêu đời”
Cây trồng trong chậu người Nhật gọi là “Bonsai”, còn ở Việt Nam ta thường gọi là “Bồn cảnh”, “Chậu cảnh”. Xưa kia, thú chơi này chỉ ở những gia đình quyền quý, ngày nay, thú chơi cây cảnh đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt ở lớp người lớn tuổi. Để có được những chậu cây cảnh như ý, người ta có thể ươm trồng, cũng có thể khai thác từ thiên nhiên.
Ông Phạm Văn Chính, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh cho biết: “Nhiều người yêu cây kiểng đã dành hàng chục năm hoặc suốt cuộc đời để hoàn chỉnh một thế cây với những nguyên tắc tạo hình tỉ mỉ, nghiêm ngặt. Mỗi người có cách cảm nhận và thổi hồn vào cây khác nhau, vì thế cũng tạo ra các bồn cảnh có dáng vẻ và biểu đạt ý tưởng khác nhau. Người lớn tuổi thích mô phạm, thích kiểu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo thì tạo những thế cây: Phúc – Lộc – Thọ, ngũ phúc, phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, long thăng, long giáng… Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành (nằm ngang), thế huyền (đổ xuống như thác đổ), thế bạt phong (gió thổi bạt về một phía nhưng cây vẫn hiên ngang đứng vững)… và nhiều biến thể khác”. Người chơi cây kiểng không chỉ đầu tư bằng tiền, mà còn là cả sự đam mê, sáng tạo và tình yêu thiên nhiên mê đắm.
Ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây, nghệ nhân phải là người thổi hồn vào cây để người xem quên đi đây là một cây cảnh, chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hòa. Theo các nghệ nhân chơi kiểng, mỗi thế kiểng đều thể hiện một tính cách độc đáo riêng. Trong chơi cây kiểng thường chú ý đến 4 yếu tố là: Nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Chính điều này ta thấy cây cảnh uốn lượn thành 3 tầng, 4 phân đoạn, 5 chùm nhánh là để tượng trưng cho tam cương, ngũ thường, tam tòng và tứ đức. Nghệ thuật chơi kiểng làm phong phú cuộc sống hàng ngày của con người, bởi lẽ sau mỗi tác phẩm kiểng hoàn thành mang dáng dấp lẫn ý nghĩa khác nhau, nhất là ngồi bên ấm trà mọi người cùng nhau đàm đạo, bàn luận về sự đời, rồi ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng được thu hẹp trong chậu kiểng mini đặt trên bàn nước sẽ cảm thấy tâm hồn thật nhẹ nhàng, thoải mái.
*Nghệ thuật chơi kiểng thú
Ngày nay, do điều kiện phát triển nên sự giao lưu, trao đổi, phổ biến và hưởng thụ những giá trị về vật chất và tinh thần đã có nhiều biến chuyển theo nhịp sống đương đại. Cây kiểng nghệ thuật là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo nên kết tinh trong nó cả giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, vừa có tính truyền thống, vừa có tính hiện đại cũng theo xu hướng đó.
Chính vì vậy, các nghệ nhân còn sáng tạo nghệ thuật chơi cây cảnh với đặc tính nhân cách hoá cây thành những con vật gần gũi trong thiên nhiên như: Long, lân, quy, phụng, đến những loài vật có hình tượng như: Cá hoá rồng, bộ rễ với nét rồng, thường gặp nhất là thế rồng bay. Với niềm đam mê chơi kiểng 15 năm nay, anh Trương Phi Hùng, nghệ nhân chơi kiểng chia sẻ: “Lúc mới bắt đầu chơi kiểng, tôi chủ yếu chơi mai vàng. Rồi dần dà, trong quá trình giao lưu, chia sẻ từ các anh em chơi kiểng ở các tỉnh, thành khác nhau, tôi dần chuyển sang chơi kiểng thú. Chơi kiểng thú nghe qua rất dễ, tuy nhiên khi bắt tay vào tạo hình cây rất khó, bởi lẽ, không phải loại cây kiểng nào cũng thích hợp cho việc tạo hình các con thú khác nhau”. Qua tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi từ bạn bè, sách, báo, anh Hùng đã chọn ra những loại cây kiểng phù hợp như cây bông trang, cây si và đã tạo ra nhiều sản phẩm kiểng thú, với nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Giá trị của mỗi loại kiểng thú cũng khác nhau, tùy vào mỗi cây mà có giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Để tạo ra một con vật kiểng cỡ lớn phải cần 2 người thợ chuyên nghiệp làm trong vòng từ 3 đến 4 tháng thì mới ra hình dáng, ra bông, ra tược.
Với những kiểng hình thú lớn, trong quá trình uốn, tạo dáng, người thợ phải cẩn thận và tỉ mỉ. Vì cây bông trang vốn có cành nhỏ lại giòn nên rất dễ gãy. Đặc biệt, khi uốn phải căng chỉnh hai bên cho đều, tránh bị méo và phân bố cành sao cho hợp lý mới có thể tạo ra một con vật hoàn chỉnh. Thông thường, để xử lý ra hoa tương đối dễ, chủ yếu tưới nước đầy đủ và phòng trừ sâu hại. Xử lý chồi lớn đều thì sẽ ra bông nhiều. Bên cạnh đó phải thường xuyên cắt tỉa để cây giữ được bộ khung đẹp.
*Lương y – nghệ nhân chơi kiểng
“Chơi cây kiểng là một nghệ thuật và niềm đam mê cháy bỏng sẽ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thật đẹp, mang lại ý nghĩa nhân văn cao cả. Trồng cây mang đến “sự cát tường” cho gia đình, xóm làng. Cây mang lại lá xanh, hoa đẹp và cũng từ đó hình thành nên một phần cốt cách làm người, tạo nên triết lý sống thảnh thơi”, đây là những tâm sự của ông Nguyễn Văn Diệp, Phường 10, TP. Mỹ Tho, một người đam mê và tâm huyết với cây kiểng.
Vốn dĩ theo nghề y, song niềm yêu hoa, yêu kiểng mãnh liệt quá lớn đối với ông Diệp nên bên cạnh sản xuất, bào chế thuốc đông y, thời gian còn lại ông Diệp đều dành hết cho hoa, kiểng. Ông Diệp bộc bạch: “Lúc đầu tôi chỉ chơi vài ba cây cho thư giãn và có dịp kết giao với bạn bè. Thế nhưng, cây kiểng lại có một sức hút kỳ lạ, càng chơi càng say mê, càng khám phá ra nhiều điều kỳ diệu”. Chỉ vài năm sau, ông Diệp trở thành một người chơi kiểng “chính hiệu”, am hiểu rất nhiều loại cây kiểng cũng như thế kiểng cổ, kiểng bonsai. Không những vậy, được sự tin tưởng, quý mến của nhiều người chơi kiểng tín nhiệm và bầu ông Diệp làm Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP. Mỹ Tho. Theo ông Diệp, chơi cây kiểng ngoài thư giãn tinh thần, còn giúp con người gần gũi với thiên nhiên và yêu cuộc sống nhiều hơn. Ngoài ra, cây kiểng còn có thể mang đến cho con người một nguồn thu nhập không nhỏ.
Hiện vườn của ông Diệp có rất nhiều loại kiểng khác nhau, mỗi cây, mỗi chậu đều là một tác phẩm nghệ thuật sắc sảo vừa thâm trầm, kín đáo, vừa hùng kỳ kiểu cách, thể hiện sự tài hoa lịch lãm của người chơi. Mặc dù bận công việc kinh doanh, nhưng vì niềm đam mê mãnh liệt mà mỗi lần nghe bạn bè báo tin có cây nào hay, đẹp, đặc biệt là kiểng cổ, bonsai là ông Diệp liền tìm đến ngay, không bỏ lỡ cơ hội sở hữu 1 cây kiểng đẹp.
Ông Diệp tâm đắc: “Để cho ra tác phẩm kiểng đẹp, ngoài niềm đam mê thì chưa đủ, mà người chơi kiểng cần phải đặt cái tâm của mình vào trong cây kiểng, tinh túy hơn là người chơi phải hiểu và nắm rõ thuộc tính của các loại cây để từ đó có lối chăm sóc cũng như uốn nắn cây kiểng hợp lý theo các dáng kiểng mình yêu thích. Bên cạnh sự phá cách thế chơi kiểng hiện nay, tôi vẫn còn giữ những dáng cây cảnh bonsai cơ bản như: Dáng trực, dáng xiên, nghiêng dáng tà là; dáng hoàng; dáng huyền”.
Ông Phạm Văn Chính, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh cho biết: “Anh Diệp có lối chơi kiểng khá độc đáo, đó là tính phóng khoáng và gần với tự nhiên nhiều hơn so với các nghệ nhân khác. Dù là kiểng nhỏ hay kiểng lớn, bonsai hay tiểu cảnh, tác phẩm nào của anh Diệp cũng đều mang dáng vẻ mềm mại, uyển chuyển, không cầu kỳ gượng ép. Đặc biệt đối với nghệ thuật bonsai, anh rất chú ý về tổng thể, chậu và cây luôn tương xứng, cân đối và hài hòa”.
Ngày nay, phong trào chơi hoa và cây kiểng, bon sai đã trở thành một nhu cầu của đời sống xã hội. Đối với những người có niềm đam mê cây kiểng thì không có gì sánh bằng những phút giây tĩnh lặng thả hồn theo những cảm xúc phong cảnh thiên nhiên được thu nhỏ trước sân nhà. Trong không gian trầm lắng ấy dường như giúp cho mọi người trút đi mọi ưu phiền, rũ bỏ hết những trăn trở trong cuộc sống mưu sinh thường nhật và trên hết vẫn là thỏa mãn niềm đam mê của mình, mang lại cho cuộc sống những giá trị tinh thần vô giá.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Triệu Quang Đạt là ai. Mọi thông tin trong bài viết Triệu Quang Đạt là ai? Dân chơi cây bất ngờ với tuyệt tác kiểng của Triệu Quang Đạt đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp