Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên (10 Mẫu)
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này. Đây là nội dung câu hỏi trang 49, SGK Ngữ văn 8. Nếu như các em chưa có ý để làm bài thì hãy tham khảo 10 bài mẫu được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh dưới đây nhé.
Đề bài: Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.
Dàn ý viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm
1. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn trình bày.
Bạn đang xem: Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên (10 Mẫu)
2. Thân bài:
– Vì sao hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện.
– Hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện như thế nào?
– Hiện tượng tự nhiên đó kết thúc như thế nào? Gây nên kết quả gì
– Nhận xét:
- Hiện tượng tự nhiên đó có diễn ra thường xuyên không?
- Hiện tượng tự nhiên đó có ảnh hưởng, tác động tốt/xấu gì cho con người hay không?
3. Kết bài:
– Tóm tắt lại nội dung đã giải thích.
– Khái quát lại về hiện tượng tự nhiên đó.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 1
Một trong số ít các hiện tượng tự nhiên mà chúng ta thường bắt gặp nhất chính là sấm sét.
Hiện nay có một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về sấm sét ở trên thế giới, có tên gọi là Brontology. Họ đã đưa ra những giải thích chi tiết về hiện tượng này. Sấm sét (còn gọi tắt là sấm) là một dạng âm thanh được gây ra bởi các tia sét. Chúng là sản phẩm do sự tăng lên đột ngột của áp suất và nhiệt độ từ tia sét, gây ra sự giãn nở tức thì trong không khí. Sự giãn nở này tạo ra một làn sóng xung kích âm thanh – tức tiếng sấm. Tùy thuộc vào khoảng cách và đặc điểm của những tia sét, chúng ta có thể nghe ra các tiếng sấm khác nhau. Thông thường sẽ gồm hai dạng, một là kiểu tiếng nổ lớn đột ngột, hai là một tràng âm thanh kéo dài thành chuỗi. Với đặc điểm âm thanh tạo ra rất lớn, sấm có thể gây thủng màng nhĩ của con người, dẫn đến thính giác bị suy giảm, hoặc bị điếc tạm thời.
Sấm sét thường xuất hiện sau khi chúng ta thấy ánh sáng của tia chớp lóe lên trên nền trời, đi cùng các cơn mưa. Do đó, ta có thể dễ dàng nhìn thấy nó thường xuyên mà không cần săn đón. Chúng cũng không gây ra các thiệt hại đáng kể về người và của, nên không có hoạt động về việc phòng chống hay ngăn cản. Cho đến nay, sấm sét vẫn xuất hiện một cách bình thường cùng với cuộc sống con người.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 2
Cực quang là hiện tượng tự nhiên không hiếm gặp nhưng nó lại không bao giờ diễn ra ở Việt Nam. Vì sao lại vậy? Hiện tượng này có gì đặc biệt? Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về cực quang.
Trái Đất chính là một thanh nam châm khổng lồ, nó có các từ trường với hai đầu hút là cực Bắc và cực Nam địa lí. Tầng khí quyển phải chịu những chùm tia có năng lượng cao từ vũ trụ nên xuất hiện rất nhiều các điện tích tự do. Dưới tác dụng của từ trường Trái Đất, chúng sẽ chuyển động về hai cực Bắc và Nam. Các điện tích này sẽ kết hợp với các phần tử khác trong không khí tạo ra các ánh sáng màu xanh, tím, vàng khác nhau. Đây chính là cực quang.
Khi ngắm nhìn cực quang, ta nhận thấy nó gồm rất nhiều những tia sáng màu sắc đổ dọc xuống, chuyển động liên tục như dải lụa bay dập dờn trên nền trời đêm. Đây là một hình ảnh đẹp, rực rỡ, khó tin, cũng chính là món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.
Bởi vì tác động của từ trường, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở các hai cực Bắc và cực Nam trên Trái Đất, tương ứng với các đất nước như: Phần Lan, Thụy Điển, Canada, Na Uy,… Thời gian xem cực quang thường là giữa tháng 9 và tháng 4. Các nước phương Tây thường có đêm ngắn ngày dài, vậy nên ta nên ngắm nhìn bầu trời vào khoảng từ 9h tối đến 3h sáng vì trời đêm lúc này đủ tối để ta thấy những dải tia sáng.
Ngoài Trái Đất, các hành tinh khác như Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương đều có cực quang. Trên những hành tinh này đều có từ trường, chúng được tương tác với các hạt trong gió mặt trời, tạo nên hiện tượng kì thú.
Cực quang là hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp mà ta nên ngắm nhìn một lần trong đời. Các bạn có thể du lịch đến những đất nước trên để trực tiếp thưởng thức khung cảnh này. Hoặc, khi chưa có điều kiện, chúng ta có thể xem các video trên internet để hiểu thêm về cực quang nhé.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 3
Một trong những hiện tượng tự nhiên được nhiêu người biết đến và săn đón, chính là hiện tượng nhật thực.
Nhật thực là tên gọi của hiện tượng được xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc này, Mặt Trăng nằm ở giữa, nên nếu nhìn từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất đi mặt trời, khiến Trái Đất lâm thời chìm vào bóng tối hoàn toàn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu quỹ đạo quay của các hành tinh, và kết luận rằng trong một năm có ít nhất hai lần và nhiều nhất là năm lần xảy ra hiện tượng nhật thực.
Tùy vào mức độ che khuất Mặt Trời của Mặt Trăng, hiện tượng nhật thực được chia thành ba loại. Thứ nhất là nhật thực toàn phần tức là hiện tượng Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời. Tiếp theo là nhật thực hình khuyên tức là khi Mặt Trời và Mặt Trang cùng nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, nhưng kích thước Mặt Trăng nhỏ hơn, nên vẫn có thể nhìn thấy một vòng khuyên tròn bao quanh Mặt Trăng. Loại thứ ba nhật thực một phần, lúc này Mặt Trời và Mặt Trăng không hoàn toàn thẳng hàng, nên Mặt Trăng chỉ che khuất được một phần nào đó của Mặt Trời mà thôi.
Thời gian diễn ra hiện tượng nhật thực không dài, chỉ trong một vài phút mà thôi. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã phải tính toán rất kĩ dựa vào chu kì quay và góc quay, cùng vị trí đứng, để có thể dự đoán được chính xác thời gian nhật thực xuất hiện.
Nhật thực là một hiện tượng thiên nhiên thú vị, hoàn toàn không có hại và ít khi xuất hiện, nên rất được săn đón. Nhiều người dân thích thú với việc chờ xem và chụp ảnh lưu niệm về hiện tượng này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng ta không được nhìn thẳng vào nhật thực bằng mắt thường, mà cần sử dụng các công cụ như mắt kính râm, ống nhòm… để bảo vệ đôi mắt của mình.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 4
Cùng với nhật thực, nguyệt thực cũng là một hiện tượng tự nhiên thú vị, được nhiều người yêu thích và mong chờ.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng, trong đó Trái Đất nằm ở giữa. Ngoài ra, hiện tượng này còn cần một điều kiện quan trọng không kém đó là nó chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn mà thôi. Lúc này, toàn bộ ánh sáng Mặt Trời sẽ bị bóng của Trái Đất che khuất, khiến Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời và không thể phản chiếu lại bất kì ánh sáng nào cả. Đó chính là cách mà nguyệt thực diễn ra.
Mỗi lần xuất hiện, nguyệt thực có thể kéo dài trong vài giờ và có thể nhìn từ bất kì vị trí nào trên Trái Đất. Đặc biệt, con người có thể thoải mái quan sát hiện tượng này bằng mắt thường mà không lo bị ảnh hưởng. Đó là những ưu điểm của hiện tượng này so với nhật thực.
Hiện tượng nguyệt thực được chia thành hai loại dựa vào diện tích Mặt Trăng bị Trái Đất che khỏi tia sáng Mặt Trời. Nếu Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng tối của Trái Đất thì khi đó ánh trăng sẽ chuyển sang màu đỏ đồng hoặc cam sẫm, gọi là nguyệt thực toàn phần. Nếu Mặt Trăng chỉ nằm trong vùng tối Trái Đất một phần, phần còn lại vẫn tiếp nhận tia sáng Mặt Trời, thì ta có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc đỏ sẫm che khuất một phần Mặt Trăng, gọi là nguyệt thực một phần. Trong đó, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện trước hoặc sau khi xảy ra nguyệt thực toàn phần.
Màu sắc của nguyệt thực tạo ra cho mặt trăng đã trở thành điểm nhấn của hiện tượng tự nhiên này. Nó thu hút nhiều người cùng xem và chụp ảnh lưu niệm. Đồng thời, vì màu đỏ đặc trưng mà hiện tượng này còn được nhiều người cho rằng là tín hiệu của một điều gì đó sắp xảy đến.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 5
Một hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và quan tâm hiện nay là hiện tượng núi lửa, hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.
Đây là một hiện tượng tự nhiên có từ rất lâu đời, và hiện nay không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.
Các núi lửa trên Trái Đất được hình thành do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Bởi vậy mà hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên, nhưng chỉ một phần của nó mà thôi. Để dễ quản lí, người ta chia núi lửa thành từng nhóm dựa theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như nếu dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Còn nếu dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.
Đi liền với núi lửa, là hiện tượng núi lửa phun trào. Như chúng ta đã biết về nguyên nhân hình thành của núi lửa. Bản chất của chúng là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Mà ở dưới các mảng kiến tạo là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lu· khổng lồ. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài một cách mạnh mẽ do bị dồn nén bấy lâu nay.
Với cơ chế hoạt động như vậy, núi lửa đem đến những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống của con người. Dòng dung nham của núi lửa có nhiệt độ cao, nung chín mọi thứ nó đi qua với tốc độ nhanh chóng. Nguy hiểm hơn nữa là tro núi lửa, bởi chúng tạo thành một khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí vì tuy là tro nhưng chúng vẫn giữ nhiệt độ cao do nằm sâu trong núi lửa. Đặc biệt khi tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hê hấp của con người.
Tuy nhiên bên cạnh đó, núi lửa và hoạt động phun trào của nó vẫn đem lại những lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Đặc biệt, chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.
Bản thân hiện tượng núi lửa vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn bao quát về hiện tượng tự nhiên này.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 6
Mẹ thiên nhiên đã mang đến cho con người hệ sinh thái tuyệt vời, còn tặng kèm cho chúng ta những hiện tượng thiên nhiên đầy kì thú, hấp dẫn. Cầu vồng là một hiện tượng dễ thấy, phổ biến nhất trong số đó.
Cầu vồng là những dải màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím xếp liền kề nhau, xuất hiện trên bầu trời ngay sau cơn mưa. Đây là một hiện tượng vật lí khá thú vị. Ánh sáng Mặt Trời được tạo ra bởi các màu sắc hỗn hợp mà mắt người không nhìn thấy được. Chỉ khi được chiếu qua một tấm kính thủy tinh, các tia sáng bị bẻ cong tạo thành khúc xạ và tạo ra dải màu sắc liên tục. Ta gọi dải màu đó là quang phổ.
Trong tự nhiên, các giọt nước có thể đóng vai trò của một lăng kính. Khi trời vừa mưa xong, các hạt nước vẫn còn đọng lại trong không khí. Ánh Mặt Trời chiếu lên nó sẽ bị bẻ cong và phản xạ lại, đi ra ngoài theo góc 42 độ. Các màu sắc trong ánh sáng mặt trời sẽ được chiếu theo thứ tự: màu đỏ bị bẻ cong ít nhất và màu tím bị bẻ cong nhiều nhất. Đó chính là cầu vồng mà ta thường thấy.
Hiện tượng quang học này được tạo ra từ ánh sáng mặt trời và hơi nước, thế nên nó chỉ xuất hiện sau cơn mưa. Để ngắm nhìn cầu vồng, ta phải đứng thật xa, quay lưng về phía Mặt Trời.
Ngoài hiện tượng cầu vồng bình thường, ta cũng có thể bắt gặp cầu vồng đôi. Hiện tượng này xuất hiện do sự nhiễu xạ ánh sáng. Ngoài cầu vồng chính, sẽ có một cầu vồng phụ có dải ảnh sáng ngược lại, mờ nhạt hơn xuất hiện ở phía trên.
Cầu vồng cũng có thể xuất hiện vào ban đêm nhờ có ánh sáng Mặt Trăng. Hiện tượng này được gọi là Moonbow.
Khi đến những khu vực thác nước, bạn cũng có thể bắt gặp cầu vồng. Những tia nước bắn lên từ mặt thác khiến cho hơi nước luôn được giữ trong không khí, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời tạo ra cầu vồng.
Cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên kì thú, rất dễ bắt gặp. Mọi người thường quan niệm khi nhìn thấy cầu vồng bạn sẽ gặp được may mắn. Còn bạn, bạn nghĩ sao về hiện tượng này?
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 7
Mưa sao băng là một hiện tượng tự nhiên rất đẹp và ấn tượng, được nhiều người hào hứng chờ đón. Đi cùng với nó, là rất nhiều những truyền thuyết vô cùng thú vị.
Mưa sao băng là hiện tượng một nhóm những ngôi sao băng bay vụt qua bầu trời. Đó không phải là những ngôi sao mà chúng ta vẫn nhìn thấy trên cao rơi xuống, mà là các mảnh thiên thạch, hoặc bụi của sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh vỡ ra khi va chạm với nhau… Chúng bay xuyên qua khí quyển của Trái Đất với vận tốc rất lớn đến mức bốc cháy, tạo ra tia lửa và trở thành mưa sao băng mà chúng ta vẫn thấy. Trong đó, thường gặp nhất chính là các bụi khí của Sao Chổi bởi các ngôi sao chổi vốn là tổ hợp của băng và bụi, đá luôn bay quanh Mặt Trời. Chính dựa vào đặc điểm này, các nhà khoa học đã nghiên cứu quỹ đạo bay của Sao Chổi và Trái Đất để tìm ra giao điểm giữa chúng. Các số liệu này chênh lệch rất ít, nên hầu như chúng ta luôn có thể tính ra chu kì của các trận mưa sao băng. Tuy nhiên các con số này cũng mang tính tương đối vì cực điểm của các cơn mưa khi đã đi qua bầu khí quyển là không cố định và thay đổi theo năm. Chỉ khi gần đến ngày nó xuất hiện thì nhà thiên văn học mới đưa ra con số chính xác được.
Mỗi năm mưa sao băng có thể xuất hiện vài lần, thậm chí vào năm 2018 nó xuất hiện đến 30 lần. Nhưng không dễ để nhìn thấy chúng. Bởi các trận mưa này thường xảy ra vào ban ngày và chớp nhoáng. Dưới ánh sáng Mặt Trời thì thật khó để con người có thể quan sát chúng bằng mắt thường. Chỉ khi mưa sao băng xảy ra vào ban đêm, thì chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của nó.
Nhiều người cho rằng mưa sao băng là điềm lành và nó có thể thực hiện được điều ước của người nhìn thấy nó. Một số nơi lại cho rằng mỗi khi có sao băng rơi xuống sẽ báo hiệu sự ra đi của một người hoặc một triều đại nào đó. Tuy nhiên đó chỉ là các lời suy đoán vô căn cứ, chưa được bất kì nghiên cứu nào chứng mình. Mặc dù vậy, việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hiện tượng tự nhiên này vẫn là một trong những điều mà con người đặc biệt yêu thích.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 8
Siêu trăng là một hiện tượng tự nhiên còn khá mới mẻ và lạ lẫm so với nhật thực hay nguyệt thực.
Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng bước vào thời kì trăng tròn hoặc trăng non, có vị trí trùng với điểm cận địa. Nghĩa là Mặt Trăng nằm ở vị trí gần với Trái Đất nhất trên quỹ đạo quay của mình. Lúc này, nếu đứng từ Trái Đất sẽ thấy kích thước của Mặt Trăng lớn hơn hẳn ngày thường. Đây là một hiện tượng tự nhiên khá bình thường và không gây nên nhiều hiệu ứng đặc biệt như mưa sao băng hay nguyệt thực. Do đó, nó chỉ gây sự chú ý vào thời gian đầu được công bố mà thôi.
Có một nhóm người đã đưa ra các giả thuyết về sự liên kết giữa thủy triều của đại dương với hiện tượng siêu trăng. Họ cho rằng siêu trăng sẽ đẩy cao nguy cơ xuất hiện các hiện tượng tự nhiên cực đoan như động đât và sóng thần. Thậm chí là thúc đẩy những thế lực xấu xa, tàn ác bên trong con người. Tuy nhiên, giả thuyết này là hoàn toàn vô căn cứ và không có bất kì chứng minh nào cả. Bởi vì sự thay đổi của thủy triều khi có hiện tượng siêu trăng là do Mặt Trăng ở gần Trái Đất dẫn đến lực hút gây nên thủy triều mạnh hơn bình thường mà thôi. Nhưng dù lúc lực hút mạnh nhất thì chênh lệch của thủy triều cũng chỉ đạt mức vài inch mà thôi.
Hiện tượng siêu trăng không quá phổ biến và được nhiều người chú ý. Dù vậy, đây vẫn là một hiện tượng thú vị về tự nhiên cho chúng ta khám phá và theo dõi.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 9
Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên rất dễ để bắt gặp và được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp và ý nghĩa của mình.
Hiện tượng cầu vồng còn được gọi là quang phổ. Bản chất của nó là hiện tượng tán sắc của những tia sáng mặt trời, khi chúng được khúc xa qua các giọt nước và phản chiếu lại. Do đó, cầu vồng thường xuất hiện vào cuối các cơn mưa lớn, khi tia nắng bắt đầu xuất hiện trở lại. Cũng bởi vì cầu vồng được tạo ra từ ánh sáng, cho nên nó không phải là một khối vật chất, chỉ có thể nhìn ngắm chứ không thể chạm vào. Kích thước thật của cầu vồng là khá lớn và có hình dáng cong theo độ cong của Trái Đất. Vì vậy, cầu vồng mà chúng ta nhìn thấy chỉ là một phần của quang phổ mà thôi. Đó chính là nguyên nhân, mà ta thường thấy chân cầu vồng lẩn trong mây hay ở phía rất xa. Nếu muốn nhìn thấy toàn bộ cầu vồng, thì chúng ta chỉ có thể chọn cách quan sát bằng vệ tinh hoặc từ tàu vũ trụ.
Có một điều mà chúng ta thường nhầm lẫn về mặt trời là màu sắc của nó. Người ta thường cho rằng cầu vồng chỉ gồm bảy màu gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh lam, chàm, tím – tức bảy sắc cầu vồng. Nhưng thật ra đó là một thông tin chưa chính xác. Bảy màu đó của cầu vồng chỉ là bảy màu dễ nhìn thấy nhất bằng mắt thường ở cự li xa mà thôi. Thật ra, bản thân tia sáng mặt trời đã chứa rất nhiều màu sắc. Đó là một tập hợp gồm nhiều màu khác nhau mà mắt thường không thể thấy và phân biệt được. Do đó, khi chúng khúc xạ qua hạt mưa tạo ra cầu vồng, thì những tia sáng đó sẽ bị bẻ cong thành một dải nhiều màu sắc liên tục. Dải màu đó chỉ có thể thấy rõ và đầy đủ khi ta quay lưng với mặt trời và có góc nhìn 42 độ. Còn nếu chỉ đứng nhìn một cách thông thường từ mặt đất, thì ta sẽ chỉ thấy bảy màu cơ bản và đậm nhất mà thôi.
Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên đẹp mắt, đem lại hiệu ứng tích cực cho tinh thần người xem. Vì vậy, hiện tượng này đã được con người yêu chuộng vào đưa vào thi ca, nhạc họa. Đặc biệt nhiều nền văn hóa còn cho rằng hiện tượng cầu vồng xuất hiện là tín hiệu của sự may mắn và phước lành nên rất trân trọng nó.
Có thể nói, hiện tượng cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên vô cùng phổ biến và được con người yêu thích. Bởi sự xuất hiện với tần suất lớn không phải tính toán và chờ đợi như nhật thực hay nguyệt thực. Và bản thân nó cũng không đem đến những tác hại như sóng thần hay núi lửa phun trào.
Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên – Mẫu 10
Thủy triều là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các vùng nước lớn như biển, sông… Hiện tượng này có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Thủy triều được hiểu theo cách đơn giản nhất, chính là hiện tượng mực nước biển, sông lên và xuống trong một khoảng thời gian nhất định (hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng), phụ thuộc và sự biến chuyển của thiên văn. Sự biến chuyển ấy chính là sự thay đổi lực hấp dẫn của Mặt Trăng (đóng vai trò chủ yếu) và của các thiên thể khác như Mặt Trời khi tác động lên một điểm bất kì trên Trái Đất. Khi Trái Đất tự quay quanh trục của chính mình đồng thời quay xung quanh Mặt Trời, thì lực hấp dẫn tác động lên một điểm trên Trái Đất cũng theo đó bị thay đổi. Do đó, mực nước sẽ có lúc dâng cao lên và có lúc rút thấp xuống tùy vào lực hút. Từ đó tạo ra thủy triều mà chúng ta vẫn thường thấy.
Khi diễn ra, hiện tượng thủy triều sẽ luôn trải qua bốn giai đoạn với thời gian khác nhau tùy vào lực hút. Đầu tiên là triều dâng, nghĩa là mực nước biển dâng lên cao kéo dài trong vài giờ. Khi mực nước dâng lên đến mức cao nhất có thể (tức lực hút đã đạt đỉnh) thì sẽ được gọi là triều cao. Sau khi mực nước duy trì ở triều cao trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ bắt đầu hạ thấp dần do lực hút bị giảm đi thì sẽ được gọi là triều xuống. Và cuối cùng, khi mực nước trở về điểm thấp nhất của nó, thì sẽ được gọi là triều thấp. Tùy vào lượng nước, diện tích khu vực đó và lực hút mà thời gian diễn ra của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Thông thường, ở cùng một địa điểm sẽ có chu kì diễn ra các giai đoạn của thủy triều lặp lại cố định, ít biến động.
Thủy triều diễn ra gây không ít bất tiện cho cuộc sống của người dân, khi mực nước dâng cao nhấn chìm một phần diện tích vốn để sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, sau khi mực nước rút đi, sẽ để lại một lượng phong phú thủy hải sản trên bờ cát. Do đó, các hoạt động bắt cua, ốc, ngao, sò, hến, bạch tuộc, cá nhỏ… dọc bờ sông, bờ biển sau khi thủy triều rút đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân nơi đây.
=> Xem thêm nhiều mẫu hay khác trong bài: Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này
*****
Trên đây là 10 bài mẫu Trường em tổ chức tuần lễ Nhà khoa học tương lai để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.
Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tập, lớp 8
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)