Tính chất hóa học của Platin
Mời các em theo dõi nội dung bài học Tính chất hóa học của Platin do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Tính chất hóa học của Platin
Tính chất hóa học của Platin được THCS Bình Chánh sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
I. Định nghĩa
– Platin là một kim loại được tìm thấy vào năm 1906. Tên Platin bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha Platina del Pinto, nghĩa đen là “sắc hơi óng ánh bạc của sông Pinto”.
Bạn đang xem: Tính chất hóa học của Platin
– Kí hiệu: Pt
– Cấu hình electron:[Xe] 4f14 5d9 6s1
– Số hiệu nguyên tử: 78
– Khối lượng nguyên tử: 195 g/mol
– Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 78
+ Nhóm: VIIIB
+ Chu kì: 6
– Đồng vị: 190Pt, 192Pt, 193Pt, 194Pt, 195Pt, 196Pt, 198Pt.
– Độ âm điện: 2,28
II. Tính chất vật lí & nhận biết
Tính chất vật lí:
– Kim loại quý, màu trắng – xám, tương đối mềm, rất dễ cán kéo, rèn được, khó nóng chảy.
– Pt có khối lượng riêng là 21,45 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy là 1772oC và nhiệt độ sôi là 3800oC.
III. Tính chất hóa học
– Pt là kim loại kém hoạt động.
a, Tác dụng với phi kim
Khi nung nóng, Pt tác dụng được với phi kim có tính oxi hóa mạnh (như oxi, halogen,…)
b. Tác dụng với axit
Pt không tan trong axit, chỉ tan trong nước cường toan và HCl đặc có bão hòa clo.
3Pt + 18HCl (đặc) + 4HNO3 (đặc) → 3H2[PtCl6] + 4NO2 + 8H2O.
Pt + 2HCl(đặc, nóng) + 2Cl2 → H2[PtCl6]
IV. Trạng thái tự nhiên
– Platinum có sáu đồng vị tự nhiên: 190Pt, 192Pt, 194Pt, 195Pt, 196Pt và 198Pt. Phổ biến nhất trong số này là 195Pt, chiếm tỉ lệ 33,83%. Đây là đồng vị ổn định duy nhất.
– Platin tự nhiên thường được tìm thấy ở dạng tinh khiết và hợp kim với Iridi như platin iridium. Phần lớn Platin tự nhiên được tìm thấy ở các lớp trầm tích đại trung sinh.
V. Điều chế
– Khai thác từ tự nhiên.
VI. Ứng dụng
– Platin được sử dụng trong làm chất xúc tác, trang thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị điện báo, các điện cực, nhiệt kế điện trở bạch kim, thiết bị nha khoa, và đồ trang sức.
– Platin là một vật liệu khan hiếm, quý và rất có giá trị bởi vì sản lượng khai thác hằng năm chỉ tầm vài trăm tấn.
– Vì là một kim loại nặng, nó có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe khi tiếp xúc với các muối của nó, nhưng do khả năng chống ăn mòn cho nên nó ít độc hại hơn so với các kim loại khác. Một số hợp chất của Platin, đặc biệt là cisplatin, được sử dụng để dùng trong hóa trị liệu chống lại một số loại ung thư.
VII. Các hợp chất quan trọng của platin
– Axit hexachloroplatinic: (H3O)2PtCl6•nH2O
– Oxit Platin(IV): PtO2
Tính chất hóa học của Platin trên đây được THCS Bình Chánh sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tính chất hóa học, vật lí, nhận biết, điều chế và ứng dụng của tất cả các đơn chất, hợp chất hóa học đã học trong chương trình Hóa học.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập
- Bạc 925 là gì? Bạc 925 có những công dụng gì?
- BamBam là ai? BamBam tổ chức concert đầu tiên tại TP.HCM
- C4H4 + H2 → C4H6
- Charlie Puth là ai? Sự nghiệp của Charlie Puth
- Cillian Murphy là ai? Tiểu sử Cillian Murphy chi tiết
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + NaHSO4