Soạn bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm ngắn gọn nhất | Soạn văn 12
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Hướng dẫn soạn bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:
Bạn đang xem: Soạn bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm ngắn gọn nhất | Soạn văn 12
Soạn bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm – Ngữ văn 12
A. Soạn bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm ngắn gọn:
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
– Bố cục và nội dung trữ tình mỗi đoạn:
+ Phần đầu: Từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời” cảm nhận của tác giả về đất nước.
+ Phần sau: Phần còn lại: Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao huyền thoại.
– Mạch cảm xúc theo trình tự: từ cảm nhận đến triết luận.
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
– Các phương diện cảm nhận của tác giả về đất nước:
+ Từ phương diện địa lí: hòn núi bạc, nước biển khơi
+ Từ phương diện lịch sử: Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
+ Từ phương diện đời thường: miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo, một nắng hai sương, giã, dần, sàng…
+ Đặc biệt là phương diện văn hoá – phong tục.
– So với các tác giả khác cùng viết về đất nước, đây là sự cảm nhận sâu sắc và toàn diện hơn.
Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
– Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh:
+ Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên.
+ Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước.
+ Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân.
+ Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả.
+ Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”.
– Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:
+ Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.
+ Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian từ ca dao, tục ngữ, đến truyền thuyết, phong tục,…
Các chất liệu này khi đưa vào bài thơ đã được nhà thơ sáng tạo lại vì thế mà vừa quen thuộc lại vừa mới lạ. Ví dụ: Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, Yêu em từ thuở trong nôi,… các hình ảnh, mô típ nghệ thuật của văn học văn hóa dân gian để làm nên câu thơ, ý thơ của nhà văn (ngày xửa ngày xưa, gừng cay muối mặn…)
=> Tác dụng: Tác giả đã gợi mở được một không gian nghệ thuật, một không khí, một giọng điệu riêng đưa người đọc vào một thế giới đẹp đẽ, lãng mạn của ca dao, giọng điệu truyền thuyết dân gian nhưng vẫn mang màu sắc hiện đại.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm:
I. Tác giả
1. Cuộc đời
– Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;
– Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.
– Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.
– Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.
– Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.
– Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
– Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
– Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.
– Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách văn học
– Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước…
– Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.
– Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.
=> Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
b. Tác phẩm chính
– Đất ngoại ô (thơ, 1973);
– Cửa thép (ký, 1972);
– Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);
– Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);
– Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
– Trường ca Mặt đường khát vọng hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.
– Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước.
2. Vị trí đoạn trích
– Đoạn trích Đất Nước: nằm ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” là một trong những đoạn thơ hay về đề tài Đất Nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
3. Thể thơ: Tự do
4. Bố cục:
– Phần 1: Từ đầu đến Làm nên Đất Nước muôn đời: Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.
– Phần 2: Còn lại: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
5. Giá trị nội dung:
– Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
– Đoạn trích nằm trong ý đồ tư tưởng của tác giả: thức tỉnh tinh thần dân tộc.
6. Giá trị nghệ thuật:
– Thể thơ tự do phóng túng.
– Giọng thơ suy tưởng: đặt câu hỏi và tự trả lời.
– Sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian không phải là thủ pháp nghệ thuật mà là để chi phối tư tưởng “Đất Nước là của Nhân Dân”.
– Giọng thơ trữ tình – chính luận.
Bài giảng Ngữ văn 12 Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Luật thơ (tiếp theo)
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
Dọn về làng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 12
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)