Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh DiềuHọc TậpLớp 7

HĐTN 7 Cánh diều Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 67, 68, 69

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải HĐTN 7 Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 67, 68, 69

Hoạt động 1 trang 67 HĐTN 7: Nhận diện tình huống nguy hiểm

Bạn đang xem: HĐTN 7 Cánh diều Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 67, 68, 69

Chia sẻ về tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua.

HĐTN 7 Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 67, 68, 69 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Em chia sẻ về tình huống nguy hiểm đã gặp phải: Em bị bạn khác lớp trêu chọc và doạ sẽ gặp đánh em.

+ Tình huống diễn ra khi trong giờ học buổi sáng, tại trường em.

+ Dấu hiệu cho biết đó là tình huống nguy hiểm: bạn nói sẽ đánh em.

+ Tình huống diễn ra: Khi tan học, bạn hẹn gặp và chờ đứng trước cổng trường em.

+ Em đã xử lí: Em gặp phòng bảo vệ, nhờ bác bảo vệ cùng em đi ra cổng để phân giải tình huống.

+ Cảm xúc của em: Em run sợ và lo lắng rất nhiều. 

Hoạt động 2 trang 67 HĐTN 7: Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm

Gặp bài tập khó, Hà mang sách vở sang nhà anh T hàng xóm để hỏi bài. Trong lúc giảng bài, anh T cứ ngồi sát lại gần và đôi khi đụng chạm vào người Hà. Thấy anh T có hành động như vậy, Hà đã ngồi xa ra nhưng anh T tiếp tục ngồi sát vào Hà và lặp lại hành động đó. Thấy vậy, Hà đứng dậy, cảm ơn anh T đã hướng dẫn và xin phép ra về. Về nhà, Hà kể lại cho mẹ nghe, mẹ khen Hà đã hành động đúng và dặn dò một số điều.

–  Thảo luận tình huống trên gợi ý sau:

+  Phân tích tình huống bạn Hà gặp phải;

+ Giải thích tại sao đó là tình huống nguy hiểm;

+ Cách bạn Hà đã xử lí tình huống.

– Trao đổi những việc nên làm khi gặp tình huống nguy hiểm.

Gợi ý:

1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.

2. Bình tĩnh suy nghĩ.

3. Liệt kê các cách ứng phó

4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả để bảo vệ bản thân.

Trả lời:

– Thảo luận tình huống trên gợi ý sau:

+  Phân tích tình huống bạn Hà gặp phải: Hà bị anh T đụng chạm và có hành vi quấy rối bản thân mình.

+ Giải thích tại sao đó là tình huống nguy hiểm: không được phép ai có thể đụng chạm vào người hoặc bộ phận, vùng nhạy cảm, da thịt mình khi chưa được sự cho phép.

+ Cách bạn Hà đã xử lí tình huống: lấy lại bình tĩnh và cảm ơn anh T, nhanh chóng đi về nhà và kể lại tình huống mình gặp phải cho mẹ nghe.

– Em trao đổi cùng bạn để đưa ra việc cần làm khi gặp tình huống nguy hiểm:

1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.

2. Bình tĩnh suy nghĩ.

3. Liệt kê các cách ứng phó

4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả để bảo vệ bản thân.

Hoạt động 3 trang 68 HĐTN 7: Xử lí tình huống khi nguy hiểm

– Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải.

HĐTN 7 (Cánh diều) Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 67, 68, 69 (ảnh 1)

– Thảo luận cách xử lí và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó.

– Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống. 

Trả lời:

 

Nguy hiểm có thể gặp phải

Cách xử lí

Bức tranh số 1

Các bạn nhỏ bơi giữa hồ, ao mà không có thiết bị bảo hộ (áo phao) có thể bị đuối nước, chết đuối.

Các bạn nên mang thêm áo phao trước khi bơi, và không bơi nơi sâu trũng, cần có người lớn đi kèm.

Bức tranh số 2

Đi lại ngoài đường giữa lúc trời mưa có thể bị sét đánh, từ trường của sét đánh trúng gây nguy hiểm tính mạng.

Cần di chuyển vào một nhà ai đó xin nhờ tránh cơn mưa. Ngớt trời sẽ di chuyển tiếp.

Bức tranh số 3

Các bạn nhỏ dàn hàng ngang giữa đường, thoải mái vô tư không tránh đường cho xe khác, dễ gây tai nạn va chạm giao thông.

Cần đi tách nhau, không nô đùa giữa đường. Đi gọn vào lề bên phải.

Bức tranh số 4

Bạn nhỏ bị côn trùng và có thể bị đốt đau.

Cần xua đuổi côn trùng và tìm cách che lại những vùng da hở, tránh bị đốt bởi côn trùng.

– Em đóng vai thực hiện tình huống.

– Điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống: em có kinh nghiệm và tự tin hơn nếu sau này có gặp phải các tình huống khó khăn nguy hiểm tương tự như vậy. Tập cho em phản xạ và tư duy bảo vệ bản thân mình tốt hơn.  

Hoạt động 4 trang 68 HĐTN 7: Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm

– Thiết kế Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm. 

Gợi ý:

+ Bìa sổ tay;

+ Nội dung: Ghi lại các tình huống nguy hiểm và cách ứng phó với các tình huống ấy (có thể sử dụng tranh vẽ, kí hiệu, sơ đồ,…)

– Giới thiệu, chia sẻ cuốn Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm với các bạn và người thân.

Trả lời:

– Em thực hành thiết kế Số tay ứng phó tình huống nguy hiểm, chia sẻ với bạn bè và người thân được biết.

 HĐTN 7 Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 67, 68, 69 - Cánh diều (ảnh 1)

Thông điệp trang 69 HĐTN 7

Trong cuộc sống, chúng ta có thể đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm. Việc nhận biết và ứng phó với các tình huống nguy hiểm giúp chúng ta giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Tự đánh giá sau chủ đề

HĐTN 7 Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 67, 68, 69 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Em đánh giá bản thân sau chủ đề theo các tiêu chí 01, 02.

– Phát huy những điều tích cực và khắc phục những hạn chế.

– Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề: Hoàn thành tốt/ Hoàn thành/ Cần cố gắng.

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Nghề ở địa phương

Em phù hợp với nghề nào?

Đội viên tích cực

Kế hoạch nhỏ mùa hè

Tự hào trường em

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button