Học TậpLớp 12Soạn văn 12

Soạn bài Số phận con người ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Hướng dẫn soạn bài Số phận con người Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Số phận con người để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Bạn đang xem: Soạn bài Số phận con người ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Soạn bài Số phận con người – Ngữ văn 12

A. Soạn bài Số phận con người ngắn gọn:

Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a:

– Hoàn cảnh:

+ Chịu trăm ngàn cay đắng: “Tôi đã chôn chân trên đất người… cuối cùng của tôi”.

+ Không vợ con, không nhà cửa, không hi vọng, không trở về quê hương.

+ Trở thành người lang thang, ăn nhờ ở đậu, chìm trong men rượu để trốn tránh quá khứ.

=>Chiến tranh tước đoạt tất cả những gì quý giá nhất: quê hương, gia đình, tình yêu thương, niềm hi vọng.

– Tâm trạng:

+ Vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực, âm thầm chịu đựng, cô đơn.

+ Anh tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau.

+ Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời.

=> Anh đã rơi vào cuộc sống bế tắc vô nghĩa

=> Bi kịch của con người trong chiến tranh.

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

– Việc An-đrây Xô-cô-lốp nhận nuôi bé Va-ni-a tác động lớn lao đến cả hai cha con:

+ An-đrây Xô-cô-lốp tìm lại được ý nghĩa và mục đích sống, Va-ni-a tìm được nơi nương tựa và được yêu thương.

+ Cả hai đều sung sướng, hạnh phúc vô bờ khi được sưởi ấm bởi tình yêu thương.

+ Cả hai đều được xoa dịu những mất mát, đau đớn mà chiến tranh gây ra.

– Tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a:

+ Vẻ ngoài lấm lem vì không được ai chăm sóc nhưng đôi mắt rất sáng.

+ Niềm hạnh phúc hồn nhiên, sôi nổi của trẻ thơ khi tìm lại được bố: “như con chim chích, ríu rít líu lo”ôm hôn và không chịu tách rời An-đrây Xô-cô-lốp.

+ Thỉnh thoảng tư lự, vụt nhớ ký ức về người bố xưa (hỏi về áo bành tô của bố).

+ Hay đặt ra những câu hỏi cho bố, lúc ngủ vẫn hiếu động gác lên cổ bố.

– Tấm lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp:

+ Khi thấy tình cảnh tội nghiệp của Va-ni-a đã ngay lập tức quyết định nhận nuôi cậu bé

+ Vượt qua mọi khó khăn để chăm chút cho Va-ni-a được chu đáo; che chở, tránh mọi điều không hay có thể khiên Va-ni-a tổn thương hay phải bận lòng.

+ Chăm sóc Va- ni- a như con đẻ.

+ Âm thầm chịu đựng những đau khổ vì sợ Va – ni – a đau khổ.

=> Người giàu lòng yêu thương, trách nhiệm

– Điểm nhìn của người kể chuyện cũng trùng khớp, đồng cảm với điểm nhìn của nhân vật.

=> Điểm nhìn chan chứa tình yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, đầy giá trị nhân đạo.

Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn:

– Khắc phục khó khăn của cuộc sống thường ngày để chăm lo cho Va-ni-a, tập làm quen với việc chăm sóc trẻ nhỏ.

– Từ bỏ rượu, nỗ lực làm việc để nuôi con.

– Mất việc vì đâm phải con bò, anh kiên cường đưa con cuốc bộ đến Ka-sa-rư tìm công việc mới.

– Chống chọi với nỗi đau mất vợ con vẫn âm ỉ tìm về trong giấc mộng hàng đêm.

Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

– Thái độ của người kể chuyện: Yêu quý, cảm phục Xô-cô-lốp; xúc động mãnh liệt trước nghị lực và nhân cách của Xô-cô-lốp.

– Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… nếu như Tổ quốc kêu gọi”:

+ Tác giả bày tỏ khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường.

+ Nhắc nhở và kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với nhân cách con người và góp tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa.

+ Nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân bất hạnh.

Câu 5 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

– Số phận con người luôn thăng trầm, biến động với vô vàn thử thách dù là trong cuộc sống đời thường hay trong chiến tranh mất mát. 

– Sô-lô-khốp thể hiện niềm tin yêu cháy bỏng vào sức mạnh kiên cường, lòng dũng cảm và nghị lực của con người sẽ vượt qua tất cả nỗi đau và thử thách.

– Nhà văn ngợi ca sự cống hiến thầm lặng của mỗi cá nhân cho Tổ quốc và cũng kêu gọi trách nhiệm, sự quan tâm trở lại của Tổ quốc đối với họ.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

* Điểm mới của truyện Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân đân Liên Xô:

– Không tô vẽ, nhìn thẳng những mất mát, đau đớn mà chiến tranh mang lại.

– Quan tâm đến số phận những con người bình dị, nỗi đau và cuộc sống thường nhật của họ sau chiến tranh.

– Đặt con người trong vô vàn thử thách nhưng thể hiện niềm tin vào sức mạnh và nghị lực của con người trong hành trình đến tương lai.

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

* Viết đoạn văn hình dung về tương lai của hai bố con An-đrây Xô-cô-lốp.

Sau những ngày tháng cuốc bộ ròng rã, cha con Xô-cô-lốp cũng đến được Ka-sa-rư. Ở đây, anh làm việc chăm chỉ trong một xưởng mộc. Dù vợ người bạn Xô-cô-lốp ngỏ ý giúp anh trông Va-ni-a nhưng cậu bé chẳng chịu ở nhà mà ngày ngày quanh quẩn ở xưởng mộc để được gần bố. Những giấc mơ về I-ri-na và các con vẫn tìm về với anh hàng đêm cùng những giọt nước mắt và trái tim quặn thắt. Va-ni-a tuy nhỏ nhưng đã dần biết quan tâm đến Xô-cô-lốp làm anh vô cùng cảm động và càng có thêm nghị lực. Nửa năm sau, anh được cấp lại bằng lái xe nhưng vì con, anh không nghĩ đến nghề lái xe nữa. Sau gần một năm, Xô-cô-lốp cùng con lại rời Ka-sa-rư và lang bạt đến nhiều vùng đất mới của nước Nga. Những chuyến đi khiến trái tim anh được khuây khỏa. Những hành trình ấy chỉ khép lại khi Va-ni-a đến tuổi đi học. Xô-cô-lốp cũng quyêt định dừng chân ngay giữa thủ đô Mat-xcơ-va, trái tim của nước Nga, để cùng con học tập và làm việc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Số phận con người:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

– Sô – lô – khốp (1905 – 1984): sinh ra  trong một gia đình nông dân người Cozak ở Kamenskaya thuộc nước Nga.

– Năm 13 tuổi ông tham gia Hồng Quân chiến đấu trong nội chiến Nga.

– Năm 17 tuổi ông bắt đầu sáng tác văn học.

– Năm 1932 ông là Đảng viên Đảng Cộng Sản Liên Xô.

– Năm 1939 ông làm Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô.

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

 Ông để lại nhiều các phẩm nổi tiếng như “Những câu truyện Sông Đông”, “Thảo nguyên xanh”, “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”, “Số phận con người”, …

b. Phong cách nghệ thuật:

Ông theo đuổi lối viết đúng với sự thật; kết hợp giữa chất bi và hùng, chất sử thi và tâm lí; bám sát các vấn đề số phận đất nước và số phận cá nhân.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

Ông là nhà tiểu thuyết tài năng và là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX của nước Nga, được nhận giải Nô-ben năm 1965.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Truyện ngắn được sáng tác năm 1957, sau khi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kết thúc.

2. Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu đến “chú bé đang nghịch cát đấy”): Trước khi Sô-cô–lốp và bé Va-ni–a gặp nhau.

– Phần 2 (tiếp đó đến “chợt lóe lên như thế”): Cuộc gặp gỡ giữa Sô-cô-lốp và bé Va-ni-a.

– Phần 3 (còn lại): Số phận hẩm hiu của Sô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga.

3. Tóm tắt

Mùa xuân 1946, “tôi” gặp cha con Sô-cô-lốp đang trên hành trình đến Ka-sa-rư. Trên chuyến đò, Sô-cô-lốp kể cho “tôi” cuộc đời bất hạnh của anh. Sô-cô-lốp bước vào chiến tranh để lại vợ và ba con nhỏ. Anh bị thương, bị bắt làm tù binh và bỏ trốn khỏi nhà tù Đức nhờ một lần được chúng huy động lái xe. Khi trở về, anh hay tin vợ và hai con gái đã chết. Niềm hi vọng cuối cùng là cậu con trai A-na-tô-li, một đại úy pháo binh, cũng bị phát xít Đức bắn chết. Sô-cô-lốp rơi vào cảnh không nhà cửa, không gia đình. Anh đến nhà một người bạn cũ ở U-riu-pin-xcơ và làm lái xe ở đây. Để chống chọi với nỗi mất mát, Sô-cô-lốp chìm trong men rượu mỗi tối. Cuộc đời anh thay đổi khi gặp và nhận nuôi cậu bé Va-ni-a mồ côi tội nghiệp. Việc này đã khiến cả hai cha con hạnh phúc và sung sướng vô cùng. Để nuôi con, anh bỏ rượu, khắc phục nhiều khó khăn trong công việc và nỗi đau đớn trong trái tim mình. Nhưng Sô-cô-lốp gặp xui xẻo khi đâm phải con bò, anh bị tước bằng lái. Sô-cô-lốp quyết định cùng con trai đến Ka-sa-rư nhờ một người bạn để tìm công việc mới và tiếp tục chăm lo cho con.

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Vị trí, tầm ảnh hưởng của tác phẩm

Tác phẩm là truyện ngắn xuất sắc đánh dấu bước chuyển trong nhìn nhận chiến tranh và khám phá tính cách Nga; được đánh giá là một tiểu anh hùng ca.

5. Giá trị nội dung:

Tác phẩm chứa đựng một nội dung sâu sắc về triết học và thẩm mĩ, mang giá trị nhân văn sâu sắc: sức mạnh tinh thần, tình yêu thương có thể cứu vớt con người và nhờ nó, con người có thể vượt qua sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do, yên lành.

6. Giá trị nghệ thuật:

– Cách kể chuyện giản dị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn chân thực và sâu sắc.

– Nhân vật được xây dựng và miêu tả đặc sắc, sinh động.

Bài giảng Ngữ văn 12 Số phận con người

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Trả bài làm văn số 6

Ông già và biển cả

Diễn đạt trong văn nghị luận

Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 12

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button