Lỗ Ban là ai? Tiểu sử của Lỗ Ban
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Lỗ Ban là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Lỗ Ban là ai?
Lỗ Ban (chữ Hán: 魯班 ha; bính âm: Lu Ban), tên thật Công Du Ban (chữ Hán: 公輸班; bính âm: Gōngshū Pán), họ Công Du, tên Ban (班, 盘 hay 般), hiệu Công Du Tử, được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng.
Theo tìm hiểu, có vài truyền thuyết về lai lịch của ông. Trong đó có nơi kể lại rằng, Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (cũng đọc Công Du). Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.
Bạn đang xem: Lỗ Ban là ai? Tiểu sử của Lỗ Ban
Theo E.T.C. Werner (tác giả của cuốn sách “A Dictionary of Chinese Mythology”) cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật.
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng, Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống.
Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử, vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành.
Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.
Công Du Ban người nước Lỗ. Theo Sơn Đông thông chí thì Công Du Ban thuộc dòng dõi công tộc nước Lỗ, cư trú ở vùng Khúc Phụ, Sơn Đông ngày nay, do đó Cơ là tính (Lỗ quốc vốn dòng dõi vương tộc nhà Chu), Công Du và Lỗ là thị.
Theo sách Mặc Tử, Lỗ Ban từ phía nam nước Lỗ di chuyển đến nước Sở, gặp phải quân Việt đánh Sở. Lỗ Ban tạo ra câu cường (鉤強), hay câu cự (鉤拒 hay 鉤巨), một loại vũ khí có mũi nhọn thêm móc câu, giúp quân Sở kéo lại tiêu diệt được thuyền quân Việt.
Sở đánh Tống. Lỗ Ban thiết kế thang mây (vân thê; 雲梯), giúp quân Sở đánh thành[5]. Mặc Tử sau đó hướng về Lỗ Ban truy vấn.
Cũng theo sách Mặc Tử, Lỗ Ban khi ở Tống ghép gỗ thành chim, gọi là mộc thước (木鵲) hay mộc diên (木鳶), bay ba ngày quanh thành.
Tiểu sử của Lỗ Ban
Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên.Tương truyền trong lúc sinh ông, một đàn sếu tập trung lại và lan tỏa mùi hương thơm ngây ngất khiến cho ai nấy đều bất ngờ. Có lẽ đây là điềm báo cho một nhân tài sắp xuất hiện và thực tế thì đã chứng minh điều đó hoàn toàn có lý.
Tất nhiên sự việc trên có thể là một câu chuyện được thêu dệt nên mang tính kì bí , lý giải sự xuất hiện của một người hiền tài , giúp ích cho nước nhà, làm cho nền văn hóa cũng như tri thức của Trung Quốc tiến xa hơn trên toàn thế giới.
Lỗ Ban đặc biệt yêu thích nghề mộc. Dường như đó là thứ mà khiến ông có thể kiên trì làm mỗi ngày với sự thông minh và óc nhạy bén của mình . Do vậy khi mới 15 tuổi ông đã xin đi học nghề mộc , với niềm đam mê sẵn có , ông học rất nhanh và có thể tự sáng tạo ra những công cụ tiện ích phục vụ cho đời sống môi ngày của con người.
Cùng với sự thông minh mẫn tiệp hiếm có ông tiếp tục học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông đã sáng tạo ra nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.
Ông là một thợ mộc tài ba, hay đúng hơn là một bậc thầy kiến trúc của Trung Hoa cổ đại. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, hay những người chế tạo công cụ xây dựng và nội thất, tất cả đều suy tôn Lỗ Ban làm ông tổ nghề của mình.
Có thể cho rằng một trong những nhà phát minh lịch sử đáng kính nhất mà chúng ta có là Lỗ Ban , ông là một thợ mộc, kỹ sư và nhà phát minh người Trung Quốc cổ đại. Ông được tôn sùng là vị thần của các nhà xây dựng và nhà thầu Trung Quốc
Phát minh ra thước Lỗ Ban
Tương truyền, Lỗ Ban và Văn Công đều là những thợ thủ công tài ba, nhưng tài năng của Lỗ Ban vẫn luôn cao hơn một bậc, khiến Văn Công vô cùng ghen tị.
Một lần, hai người phụng mệnh mỗi người phải xây dựng một tòa cung điện. Nhân lúc không ai chú ý, Văn Công bèn lén cưa ngắn cây thước đo độ dài của Lỗ Ban, khiến cây thước từ một thước rưỡi ngắn lại thành một thước bốn tấc một phân.
Các đệ tử của Lỗ Ban dùng thước này đo vật liệu gỗ, đến khi cắt gỗ xong xuôi mới phát hiện ra độ dài bị sai. Thời gian quá gấp, vật liệu không đủ, cái khó ló cái khôn, Lỗ Ban bèn dùng đá bù vào phần gỗ bị thiếu, kết quả tòa cung điện lại càng kiên cố hơn, đẹp hơn.
Nhà vua hết sức hài lòng, hỏi Lỗ Ban vì sao lại có ý tưởng kỳ diệu như thế. Lỗ Ban cười đáp, đó là nhờ cây thước mà Văn Công đưa cho đấy thôi! Từ đó về sau, Văn Công tâm phục khẩu phục. Cây thước này từ đó truyền lại cho đến tận này nay.
Từ thời cổ đại trải dài cho tới bây giờ, con người đã không ngừng tìm tòi học hỏi và xác minh sự đúng đắn của nhiều loại thước , như nhưng phiên bản của thước lỗ ban nhưng duy chỉ có loại thước này là được xác nhận chính xác và rất chuẩn về phong thủy
Sự suy tôn tài trí thông minh của Lỗ Ban đương thời
Các hoàng đế suốt các triều đại văn minh Trung Quốc đã ban tặng nhiều danh hiệu cho Lỗ Ban.
Dưới thời Minh, Long Phủ Bắc Kinh, một dự án khổng lồ được nhà vua trao trách nhiệm thi công và thiết kế cho Lỗ Ban hoàn thiện , đẹp tráng lệ đúng như mong muốn.
Đối với người dân mà nói Lỗ Ban có sự ảnh hưởng cực lớn trong đời sống hằng ngày, nên họ đã lập đền thờ Lỗ Ban. Khắc bia mang tên Lỗ Ban Quan”
Đền thờ này không chỉ được xây dựng chuẩn phong thủy mà còn làm chuẩn theo thước lỗ ban. Việc thờ phụng ông mang lại sự may mắn trong công việc của nhưng người theo nghề nối dõi tiếp tục công việc mà Lỗ Ban đã từng làm. Và thể hiện sự cảm ơn sâu sắc tới công lao to lớn của ông.
Ý nghĩa của thước Lỗ Ban với cuộc sống
Thước Lỗ Ban được Công Du Tử sáng chế ra với mục đích để đánh dấu các kích thước theo tiêu chuẩn đẹp xấu. Những đời đầu của thước Lỗ Ban thi chỉ có 1 đoạn 42,9cm. Chính vì hạn chế này nên khi đo ở kích thước lớn thì thường hay sai số. Nhưng thời nay thì bạn có thể ra cửa hàng bán vật liệu xây dựng hoặc tạp hóa thoải mái lựa chọn có thước dài đến 5 mét.
Với việc nghiên cứu kỹ lưỡng, Ông đã tìm ra được mối quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài. Vì vậy mà Lỗ Ban đã sinh ra những khoảng cách kích thước không gian để truyền tải được sự sinh tồn và suy thoái của cuộc sống con người.
Thước Lỗ Ban thì được chia làm 8 cung bát quái, và mỗi 1 cung ông phân chia nó biểu thị số mệnh của con người trong không gian, và được đo bằng đơn vị là Thước, ký hiệu là L.
Đối với cuộc sống ngày nay khi con người ngày càng chú ý đến vấn đề tâm linh. Thước Lỗ Ban mang một giá trị rất lớn và quan trọng trong vấn đề Phong Thủy. Mỗi khi xây dựng nhà cửa ngoài việc hợp tuổi hợp ngày hợp giờ thì còn phải hợp thước Lỗ Ban thì gia chủ mới tránh được những tai họa từ trên ập xuống.
Các loại thước Lỗ Ban
Thước Lỗ Ban có nhiều loại nhưng đều được thiết kế với nguyên lý giống nhau. Thước được chia làm nhiều cung lớn chủ yếu phân thành cung tốt và cung xấu . Từ ấy lại chia thành các cung nhỏ để biết rõ tốt xấu chuyện gì. Có 2 loại màu để biểu thị điều này . Màu đỏ là biểu thị sự may mắn thuộc cung tốt . Màu đen thì ngược lại biểu thị sự đen đủi thuộc cung xấu.
Đỗi với ngày nay thì Thước Lỗ Ban được ứng dụng nhiều trong việc xây dựng và thiết kế nội thất. Nó được đánh giá là một phần quan trọng của khoa học phong thủy chỉ đứng sau việc xác định vị trí và hướng.
Với từng mục đích sử dụng mà bạn sẽ lựa chọn cho mình 1 chiếc thước chuẩn mực. nhưng thông thường với người sử dụng thì thước lỗ ban được chia làm 3 loại dưới đây:
Thước Lỗ Ban 52cm
Thước này Dùng cho Dương Trạch đo thông thủy hay nói cách dễ hiểu là đo các khoảng thông thủy trong nhà như: Ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa đi, cửa sổ… Thước với chiều dài chính xác là 520mm, được chia làm 8 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: QUÝ NHÂN, HIỂM HỌA, THIÊN TAI, THIÊN TÀI, NHÂN LỘC, CÔ ĐỘC, THIÊN TẶC, TỂ TƯỚNG. Mỗi Cung lớn dài 65mm, mỗi Cung lớn lại được chia ra làm 5 Cung nhỏ, mỗi Cung nhỏ dài 13mm.
Thước Lỗ Ban 42,9cm
Thước này dùng cho Dương Trạch đo khoảng đặc ví dụ như thềm, bậc , bệ, Kích thước giường tủ….Thước với chiều dài chính xác của thước này là 429mm, Giống như thước Lỗ ban 52cm thì Lỗ Ban 42,9 cũng được chia làm 8 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: TÀI, BỆNH, LY, NGHĨA, QUAN, NẠN, HẠI, MẠNG, mỗi cung lớn dài 53,625mm. Mỗi cung lớn lại được chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13,4mm.
Thước Lỗ Ban 39cm
Loại thước này dùng cho Âm Trạch & Đồ thờ, cúng chẳng hạn như Mồ mả, tiểu, quách, ban thờ,…. Chiều dài chính xác của thước Lỗ ban này là 390 mm, được chia ra làm 10 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: ĐINH, HẠI, VƯỢNG, KHỔ, NGHĨA, QUAN, TỬ, HƯNG, THẤT, TÀI, mỗi cung lớn dài 39mm. Mỗi cung lớn lại chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mm.
Hiện tại trên thị trường thì thước 42,9cm và 39cm được tích hợp trên thước cuộn (rút) bằng sắt. Còn riêng đối với thước 52cm thì không sản xuất, nếu bạn muốn sử dụng bạn chỉ có cách tra cứu trên phần mềm điện tử hoặc nhờ các thầy phong thủy tra cứu giúọa
Cách sử dụng từng thước Lỗ Ban
Đo các khoảng thông thủy
Như đã phân tích ở trên thì mỗi loại thước Lỗ Ban được dùng để đo các phần khác nhau trong một công trình. Chính vì vậy khi bạn cần thiết kế nhà, thi công xây dựng hay thiết kế nội thất thì bạn cũng cần nắm rõ ý nghĩa của từng thước để có thể chọn được kích thước đẹp, hợp với phong thủy của gia chủ.
- Nếu bạn đang cần đo một khối rỗng , các khoáng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt gió”, “lọt lòng” trong nhà như ô cửa sổ , cửa chính, cửa thông gió…thì bạn phải dùng thước lỗ ban 52cm
- Nếu bạn mong muốn sử dụng thước lỗ ban để đo khối đặc các chi tiết trong nhà như nội thất ví dụ như muốn thiết kế một cái bàn cái tủ bằng gỗ óc chó thì bạn nên sử dụng thước lỗ ban 42,9cm.
- Nếu như bạn đang muốn làm mồ mả, hay bàn thờ , tiểu quách bằng gỗ như gỗ óc chó, gỗ xoan, gỗ lim thì bạn nên dùng thước Lỗ Ban 39cm.
Đo các cung đẹp cho gia chủ
Cuối cùng nếu như bạn sử dụng thước Lỗ Ban để đo đạc với mong muốn những điều tốt đẹp đến với bản thân gia đình thì nên lựa chọn những kích thước tương ứng với cung có ý nghĩa đó. Dưới đây mình sẽ cho các bạn một số gợi ý khi lựa chọn cung phù hợp với Thước Lỗ Ban:
- Các cung như Thêm Đinh, Quý tử hoặc các Cung nhỏ trong Cung lớn Thêm Đinh thì nó phù hợp với gia chủ đang có mong muốn khát khao nhận lộc con cái.
- Gia chủ nên chọn các cung như Lục hợp, Phú quý, Hưng vượng, Thêm phúc khi đang muốn có một cuộc sống an lành, thịnh vượng.
- Ngoài ra thì nếu như gia chủ đang tuổi phát triển sự nghiệp muốn thăng quan tiến chức thì nên chọn các cái cung như Thuận Khoa, Hoành Tài, Phú Quý.
- Còn nếu đang làm ăn kinh doanh thì nên lựa chọn các cung cho nhiều tiền tài như Lộc, Hưng Vượng…
Sử dụng Thước Lỗ Ban đúng chuẩn phong thủy
Chú ý khi sử dụng thước Lỗ Ban thì người sử dụng nhất quyết phải theo tiêu chí “Đen Bỏ , Đỏ Dùng”. Trên thực tế hiện tại thì con người đã tích hợp 2 loại thước 42,9cm và 39cm trên cùng 1 thước đó là thước cuộn sắt , hoặc tích hợp cả 3 loại thước trên phần mềm điện tử thì tiêu chí quyết định trên kia vẫn luôn được đặt lên hàng đầu nhưng chi tiết hơn là “Hai đen thì bỏ, hai đỏ thì dùng” , Ý muốn nói là nếu rơi vào cung đen thì bắt buộc phải bỏ và đến khi vào cung đỏ mới sử dụng để thiết kế công trình.
Cũng chính vì việc tiện nghi thiết kế như vậy nên nếu bạn muốn sử dụng để đo các yếu tố về phần dương hay phần âm thì có thể mua thước cuốn sắt tại các tiệm bán vật liệu xây dựng. Còn nếu muốn sử dụng thước lỗ ban 52cm thì bạn phải nhờ đến thầy phong thủy hoặc phần mềm thước lỗ ban trên internet.
Những lưu ý để mua thước Lỗ Ban chuẩn
Khi mua thước Lỗ Ban thì bạn cần chú ý đến mục đích sử dụng của mình cho phù hợp. Nhưng nếu có lựa chọn loại thước cuốn sắt thì bạn nên chú ý, trên thị trường hiện nay có một vài loại thước không biết vô tình hay cố ý mà cung nạn trên thước lại in nền đỏ chữ trắng. Điều đó không được chuẩn mực theo nguyên ước là cung nạn thì phải là nền đen chữ trắng. Ngoài vấn đề này còn 1 vấn đề nữa mà nó hiện hữu từ rất lâu rồi, đó chính là do khoảng cách giữa các cung nhỏ co thu lại khi in tên cung lớn nên điểm bắt đầu ( hoặc kết thúc) của cung nhỏ có sai lệch khoảng 1mm. Nên khi sử dụng cần phải chú ý đến sai số này để tránh những điều không may mắn.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Lỗ Ban là ai. Mọi thông tin trong bài viết Lỗ Ban là ai? Tiểu sử của Lỗ Ban đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- Cao Bá Quát là ai? Những chuyện ít người biết về Cao Bá Quát
- “Mỗi người sinh ra đều là thiên tai” (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe (13 mẫu)
- 100+ Ca dao tục ngữ về thầy cô hay và ý nghĩa
- 109++ Hình ảnh chữ buồn đẹp về tình yêu, cuộc sống Hot nhất
- 24k right là ai? Tiểu sử 24k right chi tiết nhất
- 2Pillz là ai? Sự nghiệp của 2Pillz
- 51 câu đố Giáng sinh hay nhất
- A Páo A Tủa phố cổ là ai? Các thông tin về A Páo A Tủa phố cổ