Tổng hợp

Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai?

Câu hỏi: Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai?

Trả lời: Vào tháng 1 năm 2008, sân bay được đổi tên để vinh danh Sir Edmund Hillary và Sherpa Tenzing Norgay, những người đầu tiên leo lên đến đỉnh Everest và cũng để đánh dấu những nỗ lực của họ trong việc xây dựng sân bay này. Địa điểm: thị trấn Lukla, tỉnh Solukhumbu, Đông Nepal.

Bạn đang xem: Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai?

Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai?
Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai?

Giải thích:

Sân bay đáng sợ nhất thế giới

Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal là thử thách lớn với các phi công khi họ phải hạ và cất cánh trên phi đạo ngắn, hẹp và dốc kỷ lục.

Đường băng ngắn và hẹp, điểm cất và hạ cánh sát một vỉa đá bên dưới là vực sâu hun hút đã biến Tenzing Hillary thành sân bay đáng sợ nhất thế giới. Tuy nhiên, do thị trấn Lukla là cửa ngõ đến Himalaya, đây lại là sân bay bận rộn nhất Nepal. Các nhà leo núi trước khi bắt đầu hành trình lên đỉnh Everest thường phải bay đến đây trước. Với nhiều người từng chinh phục các đỉnh cao, ngồi trên máy bay khi hạ cánh xuống Tenzing-Hillary đôi khi còn đáng sợ hơn leo lên ngọn Everest, đặc biệt trong những ngày thời tiết xấu.

Cho dù là một ngày nắng đẹp, sân bay cũng chỉ có thể mở cửa trong vài giờ (sau 6h30 sáng và trước 3h30 chiều) – thời điểm ít sương và không có gió mạnh. Mùa cao điểm khoảng tháng 10, sân bay có thể đón đến 50 chuyến mỗi ngày (gồm cả máy bay dân dụng và trực thăng) với khoảng 500 hành khách.

Nằm trên mình một ngọn núi cách mực nước biển 3.000 m, sân bay này do ngài Edmund Hillary cho xây dựng và khánh thành cuối năm 1964 đầu 1965, 12 năm sau ngày ông trở thành người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest. Ngày nay, các tay leo núi có thể lên máy bay từ thủ đô Kathmandu và đến Lukla trong vòng 2 giờ thay vì phải ngồi xe buýt cả ngày và sau đó tiếp tục đi bộ 5 ngày như trước.

Nhưng bạn sẽ không thấy bất cứ chiếc máy bay loại Boeing hay Airbus xuất hiện tại sân bay này. Đường băng trải nhựa đường rộng khoảng 20 m và dài 420 m chỉ có thể tiếp nhận các máy bay cỡ nhỏ như Twin Otter hay Dronier có sức chứa dưới 20 người. Với độ dốc 12%, đây cũng là sân bay dốc nhất thế giới. Máy bay sẽ phải bay quanh mỏm núi và hạ cánh theo kiểu leo dốc, qua đó sẽ giúp giảm tốc độ nhưng phi công cũng phải hết sức khéo léo và cẩn thận trong việc điều khiển cánh và động cơ bởi sau khi máy bay tiếp đất, trước mặt họ là vách đá dựng đứng. Việc định vị cũng chỉ được thực hiện bằng các dấu hiệu và đèn báo. Trước khi đến nơi khoảng 35 dặm, các phi công mới có thể biết chính xác về tình trạng thời tiết và họ phải đối phó với những đám mây dày và gió mạnh nhằm đảm bảo an toàn.

Vijay Lama, phi công thường xuyên bay chặng Kathmandu – Lukla cho biết không phải ai cũng có thể hạ cánh tại Tenzing-Hillary, bạn cần rất nhiều thời gian để thực tập và tích lũy kinh nghiệm cho việc đáp xuống đây và không phải ai cũng thành công. Hạ cánh, chỉ cần tính toán sai 1m – 2 m có thể dẫn đến việc máy bay bị trượt qua hàng rào rồi đâm vào núi. Cất cánh, nếu không đạt đủ vận tốc nâng trước khi hết đường băng sẽ khiến máy bay rơi xuống vực.

Tenzing-Hillary từng chứng kiến một số tai nạn. Năm 1973 và 1991, hai chiếc máy bay của hãng hàng không Royal Nepal DHC-6 bị rơi khi bay từ Kathmandu đến. Năm 2004, chiếc Twin Otter của Yeti Airlines hạ cánh không thành công làm 3 người thiệt mạng. Tai nạn lớn nhất vào tháng 10 năm 2008 khi chiếc Twin Otter cũng của Yeti Airlines trong thời tiết sương mù dày đặc bị bốc cháy khi hạ cánh làm 18 hành khách tử vong.

Nhiều du khách trong các chuyến bay cho biết họ hoàn toàn không thể tưởng tượng làm cách nào mình có thể hạ cánh vì không hề thấy khu đất bằng phẳng nào xung quanh. Trải nghiệm này rõ ràng là một thử thách không kém phần hồi hộp so với việc leo núi.

Sân bay đáng sợ nhất thế giới
Sân bay đáng sợ nhất thế giới

Thông tin tham khảo:

Thông tin về Edmund Hillary và Tenzing Norgay – người chinh phục đỉnh Everest

Vào lúc 11 giờ 30 sáng ngày 29/5/1953, Edmund Hillary (1919 – 2008, người New Zealand) và Tenzing Norgay (1914 – 1986, người Nepal) đã trở thành những nhà thám hiểm đầu tiên chinh phục đỉnh Everest ở độ cao 8.849 mét so với mực nước biển. Đây là khoảnh khắc không thể nào quên trong lịch sử thế giới khi hai nhà leo núi lần đầu tiên chạm chân thành công lên đỉnh núi cao nhất hành tinh.

Là thành viên trong một đoàn thám hiểm của Anh, Hillary và Tenzing đã đặt chân lên đỉnh núi sau khi trải qua một đêm dài đầy khó khăn ở độ cao hàng nghìn mét. Tin tức về sự kiện này đã lan truyền khắp thế giới vào ngày 2/6, đúng ngày đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II, và người dân Anh đã xem đây là một điềm lành cho tương lai của đất nước họ. Cuối năm đó, Hillary đã được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ, trong khi Tenzing vì không phải là công dân của một quốc gia thuộc Khối thịnh vượng Chung nên chỉ nhận được Huân chương Đế chế Anh.

Ngày 28/5, Tenzing và Hillary khởi hành, dựng trại cao ở độ cao 8.504m. Sau một đêm lạnh cóng, không ngủ, cả hai tiếp tục di chuyển đến Đỉnh núi phía Nam lúc 9 giờ sáng, khoảng một giờ sau đó, họ đến một bậc đá dốc đứng cao khoảng 12,2m. Đóng cọc vào một vết nứt trên bậc đá, Hillary đã tự trèo lên nơi mà sau này được gọi là Dốc đá Hillary. Khoảng 11giờ 30 phút sáng ngày 29-5-1953, bộ đôi leo núi đã đến được nóc nhà thế giới.

Sau chuyến đi lịch sử này, ông được cả thế giới biết đến, trở thành người dẫn đầu nhiều đoàn thám hiểm đến Nam Cực và đã dành cả cuộc đời để giúp đỡ các Sherpa (Một bộ tộc ở vùng núi Everest sống bằng nghề khuân vác và dẫn đường chinh phục Everest bởi họ có một tố chất cơ thể rất đặc biệt.) ở vùng Khumbu của Nepal. Tổ chức mang tên Himalayan Trust do ông lập ra đã hỗ trợ kinh phí để xây nhiều bệnh viện, trạm xá, cầu cống, sân bay cùng gần 30 trường học, giúp người dân vùng “nóc nhà của thế giới” cải thiện cuộc sống khắc nghiệt. Năm 2003, Edmund Hillary được công nhận là công dân danh dự của Nepal.

Edmund Hillary sinh ngày 19/7/1919 tại thành phố Auckland, New Zealand. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng việc chinh phục các ngọn núi trong nước và trở thành nhà leo núi băng nổi tiếng. Trong Thế chiến II, nhà thám hiểm từng làm phi công. Những năm 80 ông còn hoạt động ngoại giao khi làm đại sứ New Zealand tại Ấn Độ. Ông cũng là người New Zealand đầu tiên được in chân dung lên tiền giấy khi còn sống.

Giờ đây, hơn 70 năm kể từ ngày Edmund Hillary và Tenzing Norgay lần đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, đến nay đã có hơn gần 11.000 lần có dấu chân con người đặt chân đến nơi đó. Tuy Edmund Hillary và Tenzing Norgay không còn nữa nhưng những nhà yêu thích leo núi nói riêng và người dân trên toàn thế giới nói chung vẫn nhớ mãi về họ như những anh hùng.

Thủ tướng New Zealand Helen Clark từng mô tả Edmund Hillary như một nhân vật lịch sử, đã sống một cuộc đời “quả cảm, khiêm tốn và bác ái, là người New Zealander nổi tiếng nhất mọi thời đại”. Sau khi công bố tin về sự ra đi của nhà leo núi huyền thoại này, bà bày tỏ rằng tất cả người New Zealand đều hết sức đau buồn.

Thành tích của họ là một minh chứng cho sự bền bỉ và quyết tâm. Đó cũng là vinh quang tột đỉnh của đoàn thám hiểm Anh vào đêm trước lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth trẻ tuổi. Thể nhưng, kể từ đó, hoạt động leo núi đã trở nên phổ biến rộng rãi và mang tính thương mại, với những hệ lụy nghiêm trọng đối với các nền văn hóa và môi trường duy trì hoạt động này.

Edmund Hillary và Tenzing Norgay chinh phục đỉnh Everest
Edmund Hillary và Tenzing Norgay chinh phục đỉnh Everest

Nhà giáo dục ngoài trời và người hướng dẫn leo núi tại Outforia Gaby Pilson nói với CNN Travel rằng: “Everest hiện là một trong những ngọn núi lớn phổ biến nhất để leo trên thế giới và cùng với đó là dòng tiền và cơ sở hạ tầng trong khu vực. Sự phổ biến của Everest cũng có những thách thức riêng. Quá tải trên Tuyến đường Nam Col là một vấn đề thực sự, cũng như số lượng lớn rác trên núi. Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Hiện đã có những lo ngại về việc nhiệt độ ấm lên có thể gây mất ổn định hơn nữa đối với Thác băng Khumbu, khiến nó trở nên nguy hiểm hơn khi đi qua”.

Everest là ngọn núi cao nhất trong Dãy Himalaya ở châu Á, nằm trên biên giới giữa Nepal và Tây Tạng. Người Tây Tạng gọi nó là Chomo-Lungma, hay “Thánh Mẫu vũ trụ”, còn người Anh đặt tên ngọn núi theo tên của Sir George Everest, một nhà khảo sát người Anh chuyên về Nam Á sống ở thế kỷ 19. Đỉnh Everest có nồng độ oxy cực kỳ thấp, nhiệt độ rất lạnh, với thời tiết nguy hiểm và khó đoán. Đây được mệnh danh là cung đường nguy hiểm khi đã có hơn 300 nhà leo núi thiệt mạng khi cố gắng chinh phục đỉnh núi.

Bất chấp những nguy hiểm, niềm đam mê của những người leo núi trên đỉnh Everest không có dấu hiệu suy giảm kể từ chuyến thám hiểm đầu tiên đó. Sự quyến rũ chết người của “nóc nhà thế giới” chắc chắn vẫn sẽ truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà thám hiểm sau này.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai?. Mọi thông tin trong bài viết Sân bay Tenzing Hillary đặt theo tên của ai? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button