Học Tập

C2H2 ra C6H6

Mời các em theo dõi nội dung bài học C2H2 ra C6H6 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

C2H2 ra C6H6

C2H2 ra C6H6 được THCS Bình Chánh là một trong các phản ứng điều chế benzen (C6H6) từ C2H2 (axetilen). Hy vọng tài liệu giúp các bạn học sinh viết được phương trình điều chế benzen một cách chính xác nhất, từ đó vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan tới điều chế bezen từ axetilen.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phản ứng liên quan

Bạn đang xem: C2H2 ra C6H6

1. Phương trình điều chế benzen từ axetilen

CH≡CH \overset{xt,t^{\circ } }{\rightarrow} C6H6

C2H2 → C6H6

2. Điều kiện để xảy ra phản ứng Axetilen ra Benzen

Nhiệt độ, áp suất, xúc tác

3. Cách tiến hành phản ứng C2H2 ra C6H

Trime hóa axetilen ở nhiệt độ và xúc tác thích hợp thu được benzen

4. Tính chất hóa học của Axetilen 

4.1. Tác dụng với oxi

Khi đốt trong không khí, axetilen cháy với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt

2C2H2 + 5O2\xrightarrow{{{t}^{o}}} 4CO2 + 2H2O

Hỗn hợp gồm C2H2 và O2 theo tỉ lệ 2 : 5 là hỗn hợp nổ rất mạnh

4.2. Tác dụng với dung dịch brom

Ở điều kiện thích hợp, axetilen có phản ứng cộng với brom trong dung dịch

HC ≡ CH + Br2 → Br – CH = CH – Br (đibrometilen)

Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với 1 phân tử Br2 nữa

HC ≡ CH + Br2 → Br2CH – CHBr2 (tetrabrometan)

Nếu nước brom lấy dư và axetilen phản ứng hết thì viết:

HC ≡ CH + 2Br2 → Br2CH – CHBr2

Trong điều kiện thích hợp, axetilen còn tham gia phản ứng cộng với nhiều chất khác như H2, Cl2

HC ≡ CH + H2 → CH2 = CH2

HC ≡ CH + 2H2 → CH3 – CH3

4.3. Phản ứng đime và trime hóa 

Hai phân tử axetilen cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen 

2CH≡CH \overset{xt,t^{\circ}}{\rightarrow} CH ≡ C-CH=CH2 

Ba phân tử axetilen cộng hợp với nhau tạo thành benzen

CH≡CH \overset{xt,t^{\circ}}{\rightarrow} C6H6

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được

A. hex-1-en

B. hexan

C. 3 hex-1-in

D. xiclohexan

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 2. Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

A. o-bromtoluen

B. m-bromtoluen.

C. phenylbromua

D. benzylbromua

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 3. Nhận xét nào sau đây về công thức cấu tạo của benzen là sai:

A. Các nguyên tử hiđro không cùng nằm trên một mặt phẳng với các nguyên tử cacbon.

B. Giữa các nguyên tử cacbon có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.

C. Mỗi nguyên tử cacbon đều có hoá trị IV.

D. Các nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành vòng sáu cạnh đều.

Xem đáp ánĐáp án A

+) các nguyên tử C liên kết với nhau thành vòng 6 canh

+) giữa các nguyên tử C có 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn

+) mỗi nguyên tử C đều có hóa trị IV

+) cả 6 nguyên tử C và H đều nằm trên 1 mặt phẳng

→ Nhận xét sai: Các nguyên tử hiđro không cùng nằm trên một mặt phẳng với các nguyên tử cacbon.

Câu 4. Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử Cacbon. Hợp chất này tham gia phản ứng thế brôm , không tham gia phản ứng cộng brôm . Hợp chất đó là:

A. Metan

B. Etilen

C. Axetilen

D. Benzen

A. benzen

B. toluen

C. Metan

D. Axetilen

Xem đáp ánĐáp án D

Khi đốt benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O, ngọn lửa có nhiều khói đen (muội than)

Phản ứng thế với với brom:

Benzen không làm mất màu dung dịch brom như etilen và axetilen. Nó chỉ tham gia phản ứng thế với brom lỏng và cần có xúc tác là bột sắt.

Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Tuy nhiên, trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2,…

Câu 5. Toluen phản ứng với hỗn hợp H2SO4 đặc và HNO3 đặc dư sẽ thu được sản phẩm nào?

A. 2,3,4-trinitroluen.

B. o-nitrotoluen và m-nitrotoluen.

C. 2,4,6-trinitroluen (TNT).

D. m-nitrotoluen và p-nitrotoluen.

Xem đáp ánĐáp án C: Sản phẩm thu được là 2,4,6-trinitrotoluen (TNT).

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C6H6

B. C7H8

C. C8H8

D. C8H10

Xem đáp ánĐáp án B

Gọi công thức hợp chất hữu cơ ankybenzen X là CnH2n-6

Ta có: 3nX = nCO2 – nH2O = 0,35 – 0,2 = 0,15 mol

=> nX = 0,05 mol

Bảo toàn nguyên tố C => 0,05n = 0,35 => n = 7

=> CTPT của X là C7H8

Câu 7.  Khi cho một ít benzen vào ống nghiệm đựng nước brom, lắc nhẹ. Hiện tượng quan sát được là:

A. nước brom mất màu, thu được chất lỏng đồng nhất

B. chất lỏng trong ống nghiệm chia thành 2 lớp: lớp có màu đỏ và lớp không màu

C. chất lỏng trong ống nghiệm không thay đổi

D. nước brom mất màu, có chất lỏng không tan chìm xuống đáy ống nghiệm

Xem đáp ánĐáp án B

Benzen không tác dụng với nước brom. Vì vậy khi cho benzen vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên. Chất lỏng trong ống nghiệm sẽ tách thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch brom trong benzen có màu vàng (phần này do benzen tan trong brom tạo nên), lớp dưới là nước trong suốt.

Câu 8. Trong không khí, nhất ở các khu đô thị lớn có một lượng Benzen vượt quá giới hạn cho phép là một thành phần gây ô nhiễm không khí. Lượng benzen đó có nguồn gốc chủ yếu là do

A. khí phát thải từ các động cơ ô tô, xem máy do nhiên liệu đốt cháy chưa hoàn toàn.

B. hơi benzen thoát ra từ các giàn khoan dầu khí.

C. sinh ra từ khí thải nhà máy

D. sinh ra từ sản xuất nông nghiệp

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 9. Cho các phát biểu sau:

(1) Benzen cháy trong không khí cho ngọn lửa nhiều muội than

(2) Benzen là chất lỏng không màu, hòa tan được trong nước

(3) Benzen là hóa chất độc hại có nguy cơ gây ung thư khi tiếp xúc trực tiếp với nó

(4) Hòa tan iot vào benzen thu được dung dịch đồng nhất không phân lớp.

(5) Ở điều kiện thường benzen tác dụng với H2 tạo thành hexan

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 10. Hãy chọn đúng hóa chất để phân biệt benzen, axetilen, stiren?

A. Dung dịch AgNO3

B. Dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3

C. Dung dịch phenolphthalein

D. Cu(OH)2

Xem đáp ánĐáp án B

Khi cho KMnO4 ở điều kiện thường vào lần lượt các ống nghiệm

+ Ống đựng axetilen và stiren làm nhạt màu KMnO4.

+ Ống đựng benzen không hiện tượng.

Cho tiếp 2 dung dịch axetilen và stiren vào dung dịch AgNO3/ NH3, đun nóng

+ Ống đựng axetilen có lớp Ag màu trắng xám

+ Ống đựng stiren không hiện tượng.

………………………….

Mời các tham khảo thêm tài liệu liên quan 

THCS Bình Chánh đã gửi tới bạn phương trình hóa học C2H2 ra C6H6, được biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phản ứng trime hóa ba phân tử axetilen cộng hợp với nhau tạo thành benzen. Giúp bạn đọc vận dụng tốt vào giải các dạng câu hỏi viết phương trình phản ứng. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn.

Ngoài ra, THCS Bình Chánh.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

5/5 - (3 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button